Đối tượng cần quản lý khi xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý việc mua bán tài một cửa hàng là

Quản lý cơ sở dữ liệu mua bán tài sản của một cửa hàng là rất quan trọng vì nó có thể giúp cho công việc mua bán được thực hiện một cách hiệu quả và dễ dàng hơn. Một cơ sở dữ liệu tốt sẽ giúp bạn lưu trữ thông tin về tài sản mà cửa hàng có, bao gồm thông tin về giá bán, số lượng, và các chi tiết khác. 

1. Mục đích, yêu cầu

– Biết một số công việc cơ bản khi xây dựng một CSDL đơn giản.

2. Nội dung

Câu 1: (sgk trang 21 Tin 12): Tìm hiểu nội quy thư viện, thẻ thư viện, phiếu mượn/trả sách, sổ quản lí sách,… của thư viện trường trung học phổ thông.

Trả lời:

– Nội quy: Không mang túi sách, báo vào phòng đọc, xuất trình thẻ thư viện, chứng minh thư với thủ thư. Chỉ đọc tại chỗ không được mang tài liệu ra ngoài phòng đọc thư viện.

– Thẻ thư viện:

Đối tượng cần quản lý khi xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý việc mua bán tài một cửa hàng là

– Phiếu mượn:

Đối tượng cần quản lý khi xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý việc mua bán tài một cửa hàng là

– Sổ quản lí mượn điện tử:

Đối tượng cần quản lý khi xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý việc mua bán tài một cửa hàng là

Câu 2: (sgk trang 21 Tin 12): Kể tên các hoạt động chính của thư viện.

Trả lời:

– Mua và nhập sách, thanh lí sách.

– Cho mượn sách.

– Cấp thẻ thư viện cho bạn đọc

– Xử lí vi phạm.

Câu 3: (sgk trang 21 Tin 12): Hãy liệt kê các đối tượng cần quản lí khi xây dựng CSDL quản lí sách và mượn/trả sách. Với mỗi đối tượng, hãy liệt kê các thong tin cần quản lí.

Trả lời:

Thông tin người mượn:

– Số thẻ mượn.

– Họ và tên.

– Số chứng minh thư.

– Quê quán.

– Địa chỉ hiện tại.

Thông tin về sách:

– Mã sách.

– Tên sách.

– Nhà xuất bản.

– Năm phát hành.

– Tác giả.

– Số lượng còn lại

Thông tin về mượn:

– Số thẻ mượn.

– Mã sách.

– Số lượng mượn.

– Tình trạng.

– Số tiền đặt cọc.

Thông tin về nhân viên:

– Mã nhân viên.

– Tên nhân viên.

– Lương.

– Quê quán.

– Trình độ học vấn.

Câu 4: (sgk trang 21 Tin 12): Theo em, CSDL nêu trên cần những bảng nào? Mỗi bảng cần có những cột nào?

Trả lời:

CSDL nêu trên tối thiểu cần có những bản sau:

– Bạn đọc: Có các cột Mabd, Tenbd, Quequan, Cmt.

– Sách: Có các cột Masach, Tensach, Tacgia.

– Mượn: Có các cột Mabd, Masach, Tinhtrang.

Bài 1 trang 93 Tin học 12: Hãy nêu một công việc (trong gia đình hay xã hội) có thể dùng máy tính để quản lý.

Lời giải:

– Công việc có thể dùng máy tính để quản lý là:

– Quản lý thư viện.

– Ngoài ra còn có thể quản lý những công việc khác như là:

– Quản lý đăng kí tín chỉ của sinh viên.

– Quản lý xe của một nhà xe.

– Quản lý công việc bán hàng của một cửa hàng nào đó.

Bài 2 trang 93 Tin học 12: Trong cơ sở dữ liệu được nêu ở câu 1, hãy cho biết đối tượng cần quản lí và thông tin cần lưu trữ.

Lời giải:

– Đối tượng cần quản lý trong bài toán quản lý thư viện là: Sách và Bạn đọc, quá trình mượn sách của bạn đọc.

– Thông tin cần lưu trữ:

– Sách: Mã sách, tên sách, tác giả, số lượng, tên nhà xuất bản,…

– Bạn đọc: Mã bạn đọc, tên bạn đọc, ngày sinh, địa chỉ,…

– Quản lý mượn: Mã bạn đoc, mã sách, số lượng mượn, ngày mượn, ngày trả.

Bài 3 trang 93 Tin học 12: Khi nào thông tin trong CSDL nói trên cần đực cập nhật và cập nhật những gì?

Lời giải:

– Thông tin trong cơ sở dữ liệu nói trên cần được cập nhật khi:

– Thay đổi thông tin bạn đọc: Thông tin thay đổi có thể bao gồm địa chỉ, số điện thoại,…

– Thay đổi thông tin sách: Thông tin thay đổi bao gồm các thuộc tính của sách.

– Thêm bạn đọc mới: Thông tin cần cập nhật thêm bao gồm mã bạn đọc, tên bạn đọc,…

– Thêm sách mới: Thông tin cần cập nhật thêm bao gồm mã sách, tên sách, tác giả,…

– Thêm sửa thông tin về mượn sách của bạn đọc: Thay đổi ngày mượn, ngày trả hoặc có thể là thêm mới một bản ghi mượn sách.

– Xóa thông tin về bạn đọc, sách.

Bài 4 trang 93 Tin học 12: Khi nào cần kết xuất thông tin từ CSDL nói trên và những thông tin nào cần được kết xuất? Hãy phác thảo một số báo cáo cần có.

Lời giải:

– Những thông tin cần kết xuất như là bạn đọc này đã mượn bao nhiêu sách. Tác giả này đã viết bao nhiêu quyển sách.

– Một số báo cáo cần có:

– Trong tháng 1 năm 2017 số cuốn sách được mượn là bao nhiêu.

– Bạn đọc Nguyễn Văn A đã mượn bao nhiêu quyển sách.

Bài 5 trang 93 Tin học 12: Hãy cho một ví dụ về truy vấn phục vụ cho việc kết xuất thông tin ở bài toán này.

Lời giải:

– Ví dụ ta muốn đếm xem bạn đọc Nguyễn Văn A đã mượn bao nhiêu quyển sách.

– Ta sử dụng 2 bảng. Bạn đọc và bảng Mượn.

– Từ bảng Bạn đọc ta sẽ lấy được mã bạn đọc của bạn A. Sau đó đếm số bản ghi trong bảng Mượn mà có mã bạn đọc là mã của bạn A. Như vậy sẽ tìm ra được số sách mà bạn đọc A mượn.