Đồng bằng sông Hồng có thế mạnh chủ yếu phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng là

Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

IV. Tình hình phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng Nông- lâm- ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

1. Công nghiệp

Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Hình 21.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Đổng bằng sông Hồng [%]

Giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng [năm 1995] lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước [năm 2002].

Hình 21.2. Lược đồ kinh tế Đồng baefng sông Hồng

Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố : Hà Nội, Hải Phòng.

Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là : công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.

Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng như : vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh, v.v.

2. Nông nghiệp

* Trồng trọt:

- Điều kiện phát triển:

   + Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

   + Đất phù sa màu mỡ.

- Tình hình phát triển:

   + Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.

   + Đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.

    + Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đồng, khoai tây, su hào,...vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

Bảng 21.1. Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long và cả nước [tạ/ha]

Năm

Vùng

1995

2000

2002

Đồng bằng sông Hồng

44,4

55,2

56,4

Đồng bằng sông Cửu Long

40,2

42,3

46,2

Cả nước

36,9

42,4

45,9

* Chăn nuôi:

- Điều kiện phát triển;

+ Cơ sở thức ăn phong phú.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

-Tình hình phát triển: 

+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng cao nhất cả nước.

+ Chăn nuôi bò, gia cầm và nuôi trồng thủ sản đang được phát triển.

3. Dịch vụ

Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải trở nên sôi động. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng.

Hà Nội, Hải Phòng đồng thời là hai trung tâm du lịch lớn ở phía bắc đất nước. Đồng bằng sông Hồng có nhiểu địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng là Chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà,...

Bưu chính viễn thông là ngành phát triển mạnh ờ Đồng bằng sông Hồng.

Hà Nội là trung tâm thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, đồng thời là một trong hai trung tâm tài chính, ngân hàng lớn nhất của nước ta.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Địa lí lớp 9 - Xem ngay

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Thread starter Đinh Văn Đức
  • Start date Jun 26, 2021

Các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu nào? A. Cơ sở hạ tầng hiện đại và nguồn lao động chất lượng cao nhất. B. Nguồn tài nguyên, nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn. C. Mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài.

D. Những nền tảng phát triển công nghiệp từ các giai đoạn trước.

Câu hỏi: Các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng phát triển dựa trên thế mạnh chủ yếu nào?
A. Cơ sở hạ tầng hiện đại và nguồn lao động chất lượng cao nhất.
B. Mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài.
C. Nguồn tài nguyên, nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn.
D. Những nền tảng phát triển công nghiệp từ các giai đoạn trước

Phương pháp: Liên hệ và phân tích các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng
Cách giải: Đồng bằng sông Hồng có các ngành công nghiệp trọng điểm: - Chế biến lương thực thực phẩm: Nhờ có các điều kiện tự nhiên [đất, nước, khí hậu] thuận lợi, đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm lớn thứ 2 của nước ta -> cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm. - Dệt may - da giày : phát triển dựa trên nguồn lao động dồi dào của vùng. - Sản xuất vật liệu xây dựng : phát triển dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản đá vôi, sét, cao lanh,... - Ngành cơ khí – kĩ thuật điện - điện tử : Với nhiều cơ sở giáo dục, đào tạo nghề, vùng có chất lượng lao động hàng đầu cả nước. Từ đó giúp phát triển các ngành cơ khí – kĩ thuật điện- điện tử.

Ngoài ra, đồng bằng sông Hồng là vùng có dân số đông nhất nước ta, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về các sản phẩm công nghiệp rất lớn.

Nội dung quan trọng trong chương trình Địa lí 12 – Thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là gì? Cùng GiaiNgo tìm ra cách dễ dàng nhất để ghi nhớ nhé!

Thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là gì? Kiến thức này có vai trò như thế nào trong chương trình Địa lí 12? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu và ghi nhớ nhé!

Thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng

Các thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng sẽ được GiaiNgo phân tích qua các khía cạnh chính sau:

Vị trí địa lý

Điểm mạnh kinh tế đầu tiên của đồng bằng sông Hồng là khu vực này nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đồng bằng sông Hồng giáp các vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, thủy điện lớn nhất cả nước. Ngoài ra còn có nguồn nguyên liệu phong phú từ ngành nông nghiệp.

Phía Đông Nam giáp biển Đông. Khu vực gần đường hàng hải quốc tế. Đây là điều kiện để phát triển nền kinh tế mở, giao lưu hợp tác với các vùng trong nước và các quốc gia trên thế giới.

Tự nhiên

Đất: Đất nông nghiệp 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.

Nước: Phong phú [nước dưới đất, nước trên mặt, nước nóng, nước khoáng ] cung cấp nước cho việc tưới tiêu, phát triển công nghiệp.

Biển: Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, du lịch biển và giao thông vận tải biển.

Khoáng sản: Đá vôi, sét, than nâu đến khí tự nhiên thuận lợi phát triển công nghiệp khai khoáng.

Kinh tế – xã hội

Kinh tế – xã hội ở đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh:

  • Lao động dồi dào, có kinh nghiệm và trình độ cao.
  • Cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, mạng lưới giao thông thuận lợi, hệ thống điện nước hiện đại.
  • Cơ sở vật chất kĩ thuật: tương đối tốt, phục vụ sản xuất và đời sống.

Hãy phân tích sức ép về dân số đối với việc phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?

Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư đông nhất [hơn 18,2 triệu người vào năm 2006]. Với mật độ dân số cao [1225 người/km2] ảnh hưởng không nhỏ đến thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.

Chính sự phân bố dân cư như vậy đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế – xã hội, cụ thể như:

Về kinh tế

Kinh tế ở đồng bằng sông Hồng chưa phát triển toàn diện trong khi dân số tăng nhanh đã gây sức ép khá lớn. Điều này tác động trực tiếp đến thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.

Bên cạnh đó, thất nghiệp ở cả nông thôn và thành thị đang ở con số không hề nhỏ. Điều này kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội và lãng phí nguồn nhân lực.

Về xã hội

Sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu tích lũy và cải thiện đời sống nhân dân. Đặc biệt là ở vùng nông thôn, các vùng thuần nông càng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Nhiều vấn đề xảy ra như tệ nạn xã hội, sức ép về giải quyết nhà ở, y tế, giáo dục, chi phí phúc lợi xã hội…

Khía cạnh này cùng có mối liên quan mật thiết đến các thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.

Các hạn chế về tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?

Các hạn chế về tự nhiên đã ảnh hưởng đến thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng như sau:

  • Thiên tai: Ảnh hưởng lớn sản xuất và đời sống. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
  • Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, độ ẩm lớn: Sâu bệnh phát triển phá hoại mùa màng và làm cho máy móc sản xuất dễ bị han rỉ, hư hỏng, khó bảo dưỡng.
  • Hạn chế  tài nguyên thiên nhiên: Thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp.
  • Một số tài nguyên [đất, nước trên mặt…] bị ô nhiễm, suy thoái do khai thác quá mức. Điều này ảnh hưởng đến khả năng phát triển cũng như việc nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.

Trả lời câu hỏi bài tập trang 53 SGK Địa lí 12

Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?

Phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành để có phát triển thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng, cụ thể như:

  • Tạo động lực phát triển kinh tế cho cả nước.
  • Giải quyết những hạn chế về tài nguyên, hạn chế sự phụ thuộc và tác động của tự nhiên đến phát triển kinh tế [như thiên tai bão lũ, hạn hán…].
  • Sử dụng hợp lý nguồn dân cư, lao động dồi dào. Áp dụng khoa học kĩ thuật  vào phát triển cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất.

Phân tích những nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng

Các nguồn lực ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng là:

  • Vị trí địa lí: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên được nhà nước tập trung đầu tư phát triển kinh tế – xã hội.
  • Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng rất phong phú thuận lợi cho phát triển kinh tế.
  •  Điều kiện kinh tế – xã hội: Nguồn lao động dồi dào và đầy kinh nghiệm thúc đẩy quá trình sản xuất
  • Cơ sở hạ tầng: Tốt nhất so với các vùng trong cả nước. Mạng lưới giao thông phát triển mạnh và khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu những định hướng chính trong tương lai?

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I [nông – lâm – ngư nghiệp], tăng tỉ trọng của khu vực II [công nghiệp và xây dựng] và khu vực III [dịch vụ].

Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

Các định hướng chính để gia tăng thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng

Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản.

Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt may và giày da, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí – kĩ thuật điện – điện tử.

Tập trung phát triển du lịch. Các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo… cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.

Xem thêm:

Nắm rõ các thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là điều cần thiết khi ôn tập chương trình Địa lí 12. Cùng GiaiNgo cập nhật kiến thức mới nhé!

Video liên quan

Chủ Đề