Gãy xương có An được thịt gà không

Gãy xương có An được thịt gà không

Ảnh minh họa.

Thịt gà là thực phẩm phố biến trong bữa ăn gia đình và có thể chế biến được nhiều món ăn. Tuy nhiên, nhiều người không được ăn thịt gà chỉ theo kinh nghiệm của gia đình. Chị Vân Anh – 25 tuổi, Thái Bình kể chị sinh mổ sau vết mổ bị ngứa nhất khiến chị gãi đến mỏi tay thì thôi.

Khi đó chị mới biết là do khi sinh xong chị vẫn ăn thịt gà bình thường không kiêng. Mẹ chồng chị còn bảo ngày xưa đẻ phải kiêng thịt gà nửa tháng. Chị Vân Anh chủ quan và hậu quả đến giờ vẫn lãnh đủ ngứa vết mổ.Mang băn khoăn của chị Vân Anh trao đổi với TS Phạm Việt Hoàng – Bệnh viện Tuệ Tĩnh. TS Hoàng cho rằng không hẳn đúng vì ngứa có thể do cơ địa từng người nữa.Thịt gà là món ăn bổ dưỡng và trong đông y thịt gà còn được coi như một vị thuốc. Một số bộ phận của gà còn được sử dụng chữa bệnh như kê gà (màng của mề gà) có tác dụng rất tốt trong trị sỏi thận.Theo quan niệm của đông y thịt gà có vị ngọt, tính ấm, không độc, lành mạnh phổi, tác dụng ôn trung ích khí, bổ tinh tủy; có tác dụng bồi bổ cho người bị bệnh lâu ngày, dạ dày bị phong hàn, suy yếu không hấp thu được thức ăn.Thịt gà được dùng để chữa được băng huyết, bệnh lỵ, ung nhọt, những người trúng phong. Chính vì thế, từ xa xưa thịt gà được dùng nhiều cho những người gầy yếu, xanh xao, sụt cân, suy kiệt cơ thể, đầy bụng không tiêu, ăn kém, tiêu chảy, lỵ, phù nề, tiểu rắt, di niệu, đái hạ, huyết trắng, sau đẻ ít sữa, bệnh đái tháo đường.Tuy nhiên, không phải ai cũng ăn được thịt gà. Theo TS Hoàng trong các sách đông y ghi chép lại, dân gian khuyến cáo nhiều người không nên ăn thịt gà. Ví dụ người có vết thương hở, thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương. Ăn nhiều gà sẽ làm da lâu lành, dễ bị viêm nhiễm. Điều này được thể hiện rõ trong các câu các cụ đã dạy “chó liền da, gà liền xương”. Bị các vết thương hở không nên ăn thịt gà nhưng gãy xương hay đau xương lại thích hợp với thịt gà.Một số người sau mổ không nên ăn thịt gà vì sẽ bị ngứa da. Khi liền da mới nên ăn.Những người bị bệnh thủy đậu cũng phải kiêng thịt gà, đặc biệt là da gà. Khi ăn da gà có thể gây ngứa ở những nốt thủy đậu và để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.

Khi bị bệnh sỏi thận, người bệnh cũng được khuyến cáo kiêng thịt gà bởi đây là loại thực phẩm rất giàu protein nên sẽ khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng lên và hình thành các loại sỏi.


Thịt gà giàu đạm và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì những người bị gãy xương không nên ăn vì có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Vậy điều này sai hay đúng? Liệu người bị gãy xương có ăn thịt gà được không?

I – Thịt gà có tác dụng gì với sức sức  khỏe? 

Thịt gà gồm có các loại thịt là ức, đùi, má đùi gà và cánh gà. Trong mỗi 100g của từng loại thịt gà lại có thể thành phần dinh dưỡng khác khau, cụ thể:

Loại thịt gà

Thành phần dinh dưỡng

Ức gà (không da, không xương) 

  • 165 calo
  • 3,6 gam chất béo.
  • 31 gram protein. 

Đùi gà (không da, không xương) 

  • 290 calo.
  • 26 gam protein.
  • 10,9 gam chất béo.

Má đùi gà (không xương) 

  • 172 calo.
  • 28,3 gram protein.
  • 5,7 gam chất béo.

Cánh gà (không da, không xương) 

  • 203 calo.
  • 30,5 gram protein.
  • 8,1 gram chất béo. 

Mỗi loại thịt gà lại có giá trị dinh dưỡng khác nhau. 

Ngoài các chất dinh dưỡng kể trên, trong thịt gà còn nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe khác như: axit amin tryptophan, phốt pho, canxi, selenium, retinol, lycopene, vitamin B6, Niacin, alpha và beta-carotene… Các tác dụng của thịt gà với sức khỏe con người đó là: 

– Giảm cân và phát triển cơ bắp: Thịt gà giàu đạm nhưng ít chất béo nên giúp giảm cân lành mạnh và lâu dài đồng thời còn là thực phẩm được ưu tiên khi sử dụng khi muốn phát triển cơ bắp.

Cải thiện tâm trạng, trầm cảm: Hàm lượng lớn axit amin tryptophan trong thịt gà có công dụng làm tăng nồng độ serotonin trong não nên có thể cải thiện tâm trọng và trầm cảm.

Bảo vệ tim và ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch: Sở dĩ thịt gà có tác dụng này vì có khả năng kiểm soát axit amin homocysteine – tác nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mach. 

– Hỗ trợ phát triển răng và xương: Các khoáng chất canxi, phốt pho được tìm thấy trong thịt gà giúp hỗ trợ phát triển xăng và xương tối ưu, khỏe mạnh. Đồng thời ăn thịt gà còn giúp ngăn ngừa hiện tượng loãng xương cũng như các bệnh về răng. Ngoài ra, ăn thịt gà còn giúp phòng ngừa các bệnh liên quan với xương, bệnh viêm khớp hiệu quả.

– Tăng sức khỏe hệ miễn dịch: Khoáng chất selenium giúp tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch và hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn, từ đó phòng ngừa bệnh tật hữu hiệu. Và thật may mắn khi trong thịt gà có khoáng chất này. 

Gãy xương có An được thịt gà không
Ăn thịt gà hỗ trợ phát triển răng và xương, tăng sức khỏe hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư. 

– Thúc đẩy trao đổi chất: Nhờ có vitamin B6 nên khi ăn thịt gà còn giúp thúc đẩy hoạt động trao đổi chất và tiêu hóa thức ăn

– Chống lại ung thư: Vitamin Niacin trong thịt gà có khả năng chống lại ung thư. Vì vậy bạn nên bổ sung thịt gà vào chế độ ăn uống hàng ngày để ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư.

– Tốt cho mắt: Hàm lượng retinol, lycopene, alpha và beta-carotene dồi dào trong thịt gà rất tốt cho sức khỏe của mắt. 

( → Xem thêm: Bị gãy xương có nên quan hệ không? Quan hệ có sao không? Giải đáp )

II – Gãy xương ăn thịt gà được không? Lời khuyên từ chuyên gia

Thịt gà tốt cho sức khỏe là vậy nhưng với những người bị gãy xương thì sao? Người bị gãy xương có ăn được thịt gà không

Theo kinh nghiệm dân gian và các tài liệu Đông y, người bị gãy xương, người sau mổ và người có vết thương hở đều không nên ăn thịt gà vì có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin truyền miệng và chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh.

Ngược lại, các nghiên cứu y học hiện đại lại cho rằng, bệnh nhân bị gãy xương, bệnh nhân sau mổ về xương khớp vẫn có thể ăn thịt gà nhưng chỉ nên ăn sau khi vết mổ đã lành. Loại thịt này rất giàu đạm và canxi nên giúp xương mau liền và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Gãy xương có An được thịt gà không
Người bị gãy xương có thể ăn thịt gà nhưng chỉ nên ăn sau khi vết mổ đã lành.

Như vậy, theo y học hiện đại thì câu trả lời cho thắc mắc bị gãy xương có nên ăn thịt gà không? là CÓ. Tuy nhiên  mức độ, thời gian ăn như thế nào thì còn phụ thuộc vào từng người nên người bệnh cần nhờ bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.

Người bị gãy xương sau khi phẫu thuật/bó bột nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi như xương sườn, xương sụn, cua, tôm, cá, sữa kết hợp sử dụng viên uống canxi NextG Cal theo chỉ định của bác sĩ để bổ sung canxi đầy đủ giúp xương mau lành. 

Gãy xương có An được thịt gà không

Trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc bị gãy xương có được ăn thịt gà không? Gãy xương kiêng ăn thịt gà là quan niệm dân gian. Tuy nhiên theo y học hiện đại thì người bị gãy xương vẫn bổ sung các món ăn từ thịt gà sau khi vết mổ lành để bồi bổ và phục hồi xương cũng như sức khỏe.

Thịt gà giàu dinh dưỡng và cực kỳ có lợi đối với sức khỏe nhưng theo dân gian, những người bị gãy xương, có vết thương hở hoặc sau mổ thì không nên ăn thịt gà vì nó sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn. Vậy, điều này là đúng hay sai? Liệu người bị gãy xương có nên ăn thịt gà không ?

Thịt gà là một trong những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp lượng đạm chính (bên cạnh thịt heo, bò…) cho cơ thể. Trên thị trường có nhiều loại gà khác nhau từ gà ri, gà tam hoàng, cho đến gà lai tạo, gà công nghiệp. Nói chung, người ta phân thành 2 nhóm chính là gà ta (gà ri, gà tam hoàng…) có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn và gà công nghiệp có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn.

Gãy xương có An được thịt gà không

Theo Đông y, thịt gà gọi là kê nhục và phân ra thành loại trống và mái. Thịt gà trống thường có vị ngọt, tính ấm, không độc, với tác dụng dưỡng khí, vệ khí, bổ trung, an thai, giúp liền xương, trị bệnh phù nước, tích nước trong cơ thể và các chứng tê dại. Trong khi đó, thịt gà mái có vị chua, tính bình, không độc, với tác dụng trị phong hàn thấp, chữa gãy xương, băng huyết và bạch đới.

Theo các kết quả nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, trong thịt gà có chứa protein, lipit, các khoáng chất canxi, sắt, phot-pho và các vitamin A, C, E có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đặc biệt, thịt gà giúp bồi dưỡng cơ thể, phục hồi thể chất, dùng trong các trường hợp suy nhược, duy dinh dưỡng, ít sữa ở phụ nữ mới sinh hay hư nhiệt sau sinh…

Ngoài ra, cũng phải kể đến những lợi ích của gan gà, mề gà và trứng gà đối với sức khỏe. Gan gà  có vị ngọt đắng, tính ấm không độc; là một vị thuốc trong Đông y, thường được dùng để bồi bổ can thận, trợ dương, chữa đau bụng, mắt kém, ra máu, giúp an thai, cả người già lẫn trẻ nhỏ đều sử dụng được. Mề gà được đem phơi hoặc sấy khô làm thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa với chứng ăn không tiêu, đầy bụng… Trứng gà thì lại có vị ngọt tính bình, không độc, được dùng để trị các chứng lị, rôm xảy, chữa tê bại, an thai và bồi bổ sức khỏe…

Người bị gãy xương ăn thịt gà được không ?

Dân gian quan niệm, những người bị viêm khớp, gãy xương, có vết thương hở hoặc sau mổ thì không nên ăn thịt gà vì nó sẽ khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn. Vậy, điều này là đúng hay sai?

Theo TS. Nguyễn Mai Hồng (Phó trưởng Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai), những người bệnh kể cả những người có vết thương hở, người vừa phẫu thuật hoặc bị gãy xương đều không cần kiêng khem trong ăn uống, thậm chí là nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm và canxi để vết thương nhanh liền và cơ thể mau hồi phục. Như vậy, theo quan niệm Tây y người bệnh vẫn có thể sử dụng thịt gà trong thực đơn hàng ngày để giúp cơ thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.

Gãy xương có An được thịt gà không

Theo quan niệm Đông y, BS. Nguyễn Xuân Hướng (nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam) cho biết, người vừa mổ xong hoặc có vết thương hở không cần kiêng thịt gà. Tuy nhiên, nếu thể trạng thuộc thể hàn thì không nên ăn thức ăn có tính nóng, có chứa nhiều đạm, đường bột khó tiêu như thịt chó, thịt trâu, thịt gà, gạo nếp… để tránh tích độc, khiến vết thương mưng mủ hoặc gây ngứa vả để lại sẹo. Bên cạnh đó, người bị gãy xương tụ máu cũng nên kiêng ăn những thực phẩm này.

Nói tóm lại, bạn bị gãy xương nhẹ, không gây tụ máu thì vẫn có thể ăn thịt gà để vết thương chóng lành. Nhưng nếu cơ địa của bạn khá nhạy cảm, bị gãy xương phải điều trị bằng phẫu thuật, bạn vẫn nên kiêng ăn thịt gà để tránh bị ngứa da, để lại sẹo hoặc khiến vết thương ung mủ lâu lành. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như xương sụn, xương sườn, tôm, cua, cá… Chờ đến khi xương đã lành hẳn, bạn hãy bổ sung các món ăn từ thịt gà để bồi dưỡng cơ thể nhé.

BẠN CÓ THỂ TÌM ĐỌC THÊM: