Giải vở bài tập ngữ văn lớp 9 tập 1 năm 2024

Trong truyện ngắn Làng, tình huống truyện tạo điều kiện để ông Hai thể hiện tình yêu làng và lòng yêu nước. Tình huống đó là gì?

Hướng dẫn giải: Đọc đoạn đầu để nhận ra tình huống khi ông Hai nghe tin làng ông theo giặc. Tình huống này khiến ông đau đớn, bối rối, sợ hãi...

Gợi ý chi tiết:

- Tác giả tạo ra tình huống bất ngờ để làm nổi bật tình cảm của ông Hai dành cho làng quê và đất nước.

- Tình huống là tin làng ông theo giặc, mà ông nghe được từ những người tản cư đi qua.

Câu 2

(Trang 112, sách bài tập Ngữ văn 9, tập 1)

Tóm tắt diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai từ lúc nghe tin làng mình theo giặc cho đến khi câu chuyện kết thúc.

Hướng dẫn giải: Tìm các chi tiết miêu tả diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai để giải đáp câu hỏi này.

Chi tiết giải đáp:

* Diễn biến tâm trạng của ông Hai:

+ Ông Hai sốc khi nghe tin làng mình theo giặc.

+ Sau đó, ông cố gắng không tin, nhưng sự thật trước mắt làm ông không thể chối cãi.

+ Cái tin đau lòng này ám ảnh ông Hai trong những ngày tiếp theo.

+ Ông không dám ra ngoài, chỉ ở nhà nghe ngóng.

+ Khi ông nghe được tin cải chính rằng làng chợ Dầu không theo giặc, ông cảm thấy như được sống lại.

Câu 3

(Trang 113, sách bài tập Ngữ văn 9, tập 1)

Tại sao ông Hai lại tâm sự với đứa con nhỏ? Qua cuộc trò chuyện này, bạn cảm nhận được gì về tình yêu làng quê và lòng yêu nước của ông Hai? Mối quan hệ giữa hai tình cảm này là gì?

Hướng dẫn giải: Giải thích từng câu hỏi theo gợi ý trong sách giáo khoa.

Chi tiết giải đáp:

- Ông Hai tâm sự với con nhỏ vì cảm giác bế tắc, không biết phải làm gì khác. Con ông là nơi duy nhất ông có thể chia sẻ.

- Qua lời tâm sự này, ta thấy ông Hai là người rất yêu làng quê.

- Ông cũng rất trung thành với cuộc kháng chiến và tôn thờ cách mạng. Tình cảm của ông đối với Bác Hồ và cách mạng là bền vững và thiêng liêng.

Câu 4

(Trang 113, sách bài tập Ngữ văn 9, tập 1)

Đưa ra nhận xét về cách tác giả Kim Lân khắc họa tâm lý và ngôn ngữ của nhân vật ông Hai.

Hướng dẫn giải:

- Tác giả đã miêu tả tâm lý nhân vật một cách tự nhiên, thông qua hành động và lời nói, cả trong đối thoại và độc thoại.

- Đặt ông Hai vào tình huống căng thẳng để bộc lộ sâu sắc tâm lý của ông.

Chi tiết giải đáp:

- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thách thức để bộc lộ tâm trạng sâu sắc.

- Các chi tiết miêu tả tâm lý, cảm xúc của ông Hai được thể hiện tinh tế qua hành động, lời nói. Đặc biệt, tác giả thể hiện rõ sự ám ảnh và day dứt trong tâm trạng ông Hai. Điều này chứng tỏ Kim Lân rất am hiểu tâm lý con người, đặc biệt là người nông dân.

Luyện tập

(Trang 114, sách bài tập Ngữ văn 9, tập 1)

Hãy chọn một đoạn miêu tả tâm lý nhân vật ông Hai trong truyện Làng và phân tích. Tác giả đã sử dụng những phương pháp nào để miêu tả tâm lý nhân vật?

Trả lời:

- Đoạn văn miêu tả tâm lý nhân vật:

'Ông lão ôm thằng con út, vỗ nhẹ lưng nó và khẽ hỏi:... - Đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ Chí Minh con nhỉ?'

- Phân tích: Đoạn đối thoại này cho thấy tình cảm của ông Hai dành cho quê hương, đất nước và cuộc kháng chiến. Trò chuyện với con là cách ông bộc lộ nỗi lòng của mình về sự thủy chung với làng quê và tình cảm với kháng chiến.

- Nghệ thuật: Mặc dù là đối thoại nhưng mang tính chất độc thoại, cho thấy ông Hai đang tự giãi bày với bản thân qua cuộc trò chuyện với con nhỏ.

Câu 2: Bạn có nhớ tác phẩm nào khác viết về tình cảm quê hương, đất nước không? Hãy nêu những nét đặc biệt của truyện ngắn Làng so với những tác phẩm khác.

Trả lời:

- Những tác phẩm khác về chủ đề quê hương, đất nước: Tre Việt Nam của Nguyễn Duy, Quê hương của Giang Nam.

- Nét đặc trưng của truyện ngắn Làng: Tình cảm quê hương đất nước trong truyện gắn chặt với cuộc kháng chiến, được thể hiện rõ nét trong bối cảnh lịch sử cụ thể, làm nổi bật tinh thần dân tộc trong cuộc chiến chống thực dân Pháp.

Nội dung được phát triển bởi đội ngũ Mytour với mục đích chăm sóc và tăng trải nghiệm khách hàng. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ tổng đài chăm sóc: 1900 2083 hoặc email: [email protected]

Fahasa.com nhận đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi. KHÔNG hỗ trợ đặt mua và nhận hàng trực tiếp tại văn phòng cũng như tất cả Hệ Thống Fahasa trên toàn quốc.

Fahasa.com nhận đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi. KHÔNG hỗ trợ đặt mua và nhận hàng trực tiếp tại văn phòng cũng như tất cả Hệ Thống Fahasa trên toàn quốc.

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 bài Ôn tập phần tập làm văn trang 137 VBT ngữ văn 9 tập 1.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 137 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn nào? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý?

Phương pháp giải:

Phần Tập làm văn này đề cập tới hai loại văn bản: thuyết minh và tự sự. Ở từng loại văn bản, có một số nội dung trọng tâm quan trọng cần ghi nhớ.

Lời giải chi tiết:

– Trong phần tập làm văn trong Ngữ văn 9 tập một có hai nội dung lớn: thuyết minh và tự sự.

– Những nội dung là trọng tâm cần chú ý:

+ Trong thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật khác giúp bài văn thêm sinh động, rõ ràng.

+ Trong tự sự có miêu tả, nghị luận.

+ Sự kết hợp các phương thức đó kết hợp với phương thức chính làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn. Tuy nhiên sự kết hợp đó chỉ thành công khi có sự hợp lí: đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ.

Câu 2

Câu 2 (trang 138 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào? Cho một ví dụ cụ thể.

Phương pháp giải:

Dựa vào ghi nhớ và các ví dụ được nhắc tới ở bài 1 và bài 2 trong SGK, em thực hiện các yêu cầu của bài tập.

Lời giải chi tiết:

- Vị trí, vai trò, tác dụng của giải thích và miêu tả trong văn bản thuyết minh: trong thuyết minh nhiều khi người ta phải giải thích để làm rõ sự vật cần giải thích, nhất là khi gặp các thuật ngữ, các khái niệm chuyên môn hoặc những nội dung trừu tượng và đương nhiên và cũng phải vận dụng miêu tả để người nghe hình dung ra đối tượng. Yêu cầu giải thích và miêu tả là không thể thiếu trong văn thuyết minh.

- Ví dụ: khi thuyết minh về cây bút: ta cần giải thích cấu tạo cây bút, miêu tả các bộ phận cây bút,...

Câu 3

Câu 3 (trang 138 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào?

Phương pháp giải:

Trước hết, nêu sự giống nhau, nhưng chủ yếu nói rõ sự khác nhau. Cần nhớ rằng, yếu tố miêu tả, tự sự trong văn bản thuyết minh chỉ là yếu tố phụ trợ, bổ sung; chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích.

Lời giải chi tiết:

- Giống nhau: Cùng làm cho người khác hiểu rõ về đối tượng.

- Khác nhau:

+ Văn thuyết minh phải trung thành với đặc điểm của đối tượng; ít dùng tưởng tượng, so sánh,...; dùng nhiều số liệu chi tiết, chính xác; bảo đảm tính khách quan, khoa học; sử dụng nhiều kiến thức về văn hoá, khoa học,...; thường đơn nghĩa.

+ Văn miêu tả dùng nhiều hình ảnh, cảm xúc; ít dùng số liệu cụ thể, chi tiết; dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật; ít có khuôn mẫu và thường đa nghĩa.

Câu 4

Câu 4 (trang 139 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Sách Ngữ văn 9, tập một nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự? Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? Hãy cho ví dụ một đoạn văn tự sự trong đoạn trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm; một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận và một đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận. (Có thể lấy trong các tác phẩm văn học đã học, đã đọc hoặc trong các bài văn tham khảo của bạn cũng như của mình,…).

Phương pháp giải:

Đọc lại phần tập làm văn, tham khảo các ví dụ được đề cập tới trong các bài 8, 10, 12, 13, lần lượt trả lời từng câu hỏi. Các đoạn văn theo yêu cầu có thể tìm trong sách Ngữ văn 6, 7, 8, 9.

Lời giải chi tiết:

Các nội dung đã học về văn bản tự sự ở Ngữ văn 9, tập 1:

- Kết hợp miêu tả với nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể và ngôi kể.

- Vai trò, vị trí và tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự: miêu tả nội tâm giúp cho người viết đi sâu phân tích, trình bày những diễn biến tâm lí, cảm xúc, ý nghĩ,... của nhân vật; nghị luận giúp người viết trình bày dễ dàng những vân đề về triết lí sống, nhân sinh,...

- Ví dụ về các đoạn văn có sự kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận:

Đoạn văn tự sự sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”

(Kiều ở lầu Ngưng Bích – Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Câu 5

Câu 5 (trang 140 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm? Vai trò, tác dụng và hình thức thể hiện của các yếu tố này trong văn bản tự sự như thế nào? Tìm các ví dụ về đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

Phương pháp giải:

Đọc lại phần tập làm văn và các ví dụ được nhắc tới trong bài 13 để trả lời các câu hỏi ở trên. Tìm ví dụ theo yêu cầu của bài tập trong SGK Ngữ văn các lớp 6, 7, 8, 9.

Lời giải chi tiết:

– Đối thoại: là hình thức đối đáp trò chuyện giữa hai hay nhiều người.

Vai trò: làm cho câu chuyện sống động như trong cuộc sống.

Ví dụ:

Mẹ tôi nói:

– Con hãy nghỉ ngơi vài hôm, đi thăm các nhà bà con một chút rồi cùng mẹ con mình lên đường.

– Vâng.

(Cố hương – Lỗ Tấn)

– Độc thoại: là lời nói không nhằm vào ai đó hoặc nói với chính mình. (phái trước có dấu ghạch đầu dòng).

Vai trò: bộc lộ trực tiếp thái độ, cảm xúc, tâm lí của nhân vật.

Ví dụ:

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà nắng gớm, về nào….

(Làng – Kim Lân)

– Độc thoại nội tâm: là lời độc thoại không cất lên thành lời (không có dấu ghạch đầu dòng).

Vai trò: dễ đi sâu vào việc khám phá nội tâm nhân vật.

Ví dụ:

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lãi cứ giàn ra, Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…

(Làng – Kim Lân)

Câu 6

Câu 6 (trang 141 VBT Ngữ văn 9, tập 1)

Tìm hai đoạn văn tự sự, trong đó có một đoạn người kể chuyện kể theo ngôi thứ nhất, một đoạn kể theo ngôi thứ ba. Nhận xét vai trò của mỗi loại người kể chuyện đã nêu.

Phương pháp giải:

Ở đoạn văn thứ nhất, người kể chuyện thường xưng là “tôi”, “chúng tôi” (ngôi thứ nhất), còn ở đoạn văn thứ hai, người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt ở khắp nơi trong văn bản (tham khảo vai người kể chuyện trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

Lời giải chi tiết:

  1. Ví dụ về các đoạn văn tự sự

- Đoạn văn kể theo ngôi thứ nhất

Lão đặt xe điếu, hút. Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi. Tôi lại biết rằng: lão nói là nói để có đấy thôi; chẳng bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật nữa thì đã sao? Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế...

- Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba:

Rời cầu cây số 4 một quãng, xe trèo lên núi. Mây hắt từng chiếc quạt trắng lên từ các thung lũng. Chỉ thấy thấp thoáng trong màu xanh bao la, ở phía trước, một vệt hình ba góc màu vàng, chính là đoạn đường mình vừa đi qua. Đi một lúc lâu, ngửng lên, vẫn thấy cái vệt ba góc đó. Đến bây giờ, người lái xe già mới cất tiếng nói: - Con suối có thác trắng xoá ta vừa qua là trạm rừng. Một lúc nữa thì tới Sapa. Bác không ghé thăm Sa Pa ư? Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ mà vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này…

  1. Nhận xét:

– Vai trò kể theo ngôi thứ nhất: sự kiện, nhân vật được nhìn dưới mắt "tôi" với những nhận xét, cảm xúc chủ quan nên sinh động nhưng cũng có thể phiến diện, một chiều trong cách nhìn, đánh giá.

– Vai trò của người kể theo ngôi thứ ba: tất cả được đánh giá theo điểm nhìn của tác giả. Tuy nhiên, đối với một số tác phẩm hiện đại, người kể chuyện có thể đứng ở nhiều điểm nhìn, do đó sự kiện, nhân vật hiện lên ở nhiều chiều, nhiều cách đánh giá.