Giấy cam kết mượn container và trả rỗng là gì năm 2024

Phiếu eir hay phiếu giao nhận là loại phiếu do cảng cấp cho chủ hàng và phải có phiếu này thì chủ hàng mới có thể xuất nhập khẩu hàng hóa. Vậy phiếu eir là gì?? Nội dung phiếu eir như thế nào? Hãy cùng VietAviation tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Phiếu Eir là gì?

Phiếu Eir (Equipment Interchange Receipt) còn gọi là phiếu giao nhận, là một trong những loại giấy tờ quan trọng trong xuất nhập khẩu, là loại phiếu ghi lại tình trạng của container.

2. Chức năng của phiếu Eir?

– Khi chủ hàng lấy cont ra khỏi depot (ICD– nơi tập kết container) để kéo về kho riêng đóng hàng, sẽ có 1 tờ phơi ghi rằng tình trạng cont tốt xấu hay thủng rách, ngoài ra có các thông tin khác như số cont, số xe ô tô kéo cont ra, chủ hàng.

– Khi đóng hàng xong trả về bãi chứa cont chờ xuất khẩu thì người ta cũng làm vậy, cont có còn tốt hay không, số chì như thế nào.

\=> Tóm lại, khi cái cont được chuyển giao từ người này sang người khác, thì sẽ phát sinh 1 cái eir để làm bằng chứng. Sau này nếu cái cont có bị vấn đề, rách hoặc thủng cont chẳng hạn, thì sẽ căn cứ vào cái eir đó, bị ở bước nào thì cái người giao cont ở bước đó chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại.

– Đối với hàng nhập khẩu: Bạn cho xe cont vào lấy hàng (nhưng cont lại đang nằm ở bãi) vậy bạn phải đóng tiền cho xe nâng cont lên xe cont của bạn. Vậy tiền bạn đóng cho xe nâng cont lên là tiền nâng hạ, và phiếu EIR chính là giấy tờ của cảng cấp cho bạn để chứng minh bạn đã đóng tiền.

– Đối với hàng xuất khẩu: Bạn cho xe cont vào hạ bãi (nhưng cont lại đang nằm trên xe) vậy bạn phải đóng tiền cho xe nâng cont từ xe cont của bạn xuống bãi cont. Vậy tiền bạn đóng cho xe hạ cont lên là tiền nâng hạ, và phiếu eir chính là giấy tờ của cảng cấp cho bạn để chứng minh bạn đã đóng tiền.

Như vậy, Phiếu giao nhận eir này là do cảng cấp cho chủ hàng và Phiếu đóng/dỡ hàng container dùng trong các trường hợp như sau:

+ Chủ hàng lấy hàng tại cảng,

+ Chủ hàng đóng hàng tại cảng.

3. Thuật ngữ phôi phiếu EIR đối với hàng xuất và nhập khẩu

Phiếu EIR sẽ được sử dụng trong hàng xuất và nhập khẩu như sau:

Đối với hàng xuất

  • Cấp rỗng: được áp dụng khi cảng cấp cho FWD chính là những cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp một cont rỗng để đóng hàng. Lúc này FWD sẽ đóng tiền nâng vỏ cont rỗng lên xe cont.
  • Hạ bãi: được áp dụng khi cảng xác nhận đã nhận hàng từ FWD để ở bãi C/Y và sẵn sàng làm thủ tục hải quan. FWD đóng tiền hạ vỏ cont hàng từ xe cont xuống bãi.

Đối với hàng nhập

  • Lấy nguyên là lấy cont hàng từ cảng đem trả về kho; đóng tiền nâng vỏ cont rỗng lên xe cont.
  • Trả rỗng là trả vỏ cont rỗng về cảng; bãi và đóng tiền hạ vỏ cont từ xe cont xuống bãi.

Lưu ý nếu là hàng nhập yêu cầu cược cont mới có thể lấy cont từ cảng về kho. Sau khi hoàn thành nếu cont không hỏng gì sẽ được lấy lại tiền cược cont.

4. Nội Dung Trên Phiếu EIR

Giấy cam kết mượn container và trả rỗng là gì năm 2024
Ảnh minh họa

Khi khai thông tin phiếu eir; cần đủ thông tin để đảm bảo hàng hóa ra vào cảng đúng quy trình và thời gian. Nội dung trên phiếu giao nhận gồm những phần chính sau:

– Phần tiêu đề gồm: Biểu tượng, tên chứng từ, số hiệu chứng từ, ngày phát hành chứng từ.

– Nội dung thứ nhất của Phiếu giao nhận container là các thông số liên quan đến chủ hàng, gồm: Tên cơ quan, tên người nhận hàng, số CMND, số hiệu lệnh giao hàng, lệnh cấp rỗng hay số hiệu Booking Note, thời hạn hiệu lực của lệnh giao hàng, cơ quan phát hành lệnh giao hàng, ngày tháng phát hành.

– Nội dung thứ hai là các thông tin về container như: số hiệu container, cỡ, loại, trạng thái, trọng lượng, vị trí, tên tàu, chuyến tàu, hãng tàu, chủ khai thác, ngày xếp dỡ, cảng dỡ, số seal…

– Nội dung thứ ba là các chi tiết về tình trạng container, được biểu thị bằng cách đánh dấu vị trí hư hỏng trên hình vẽ, đánh dấu vào mã số quy ước và ghi chú.

– Nội dung thứ tư là các chi tiết về thời gian giao nhận hàng, phương án giao nhận, số hiệu xe nâng (cẩu khung), lượng container phải dời dịch trong quá trình giao nhận…

Sau đây là một kịch bản quá đỗi phổ biến trong ngành vận tải container: Một công ty (chúng ta sẽ gọi nó là CarrierCo) có 200 container rỗng tại Hamburg và phải được vận chuyển sang Trung Quốc để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Không ai trong số các khách hàng phía bắc châu Âu của CarrierCo cần các container này để vận chuyển hàng hóa sang Trung Quốc. Vì vậy, CarrierCo phải trả $500 cho mỗi container, chủ yếu là chi phí trả cho các bến bãi (terminal) và các công ty vận tải đường bộ, để vận chuyển các container rỗng từ Hamburg đến Thượng Hải.

Các chi phí tái định vị (hay còn gọi là luân chuyển) container rỗng (repositioning empty containers) trong các tình huống như thế này không hề nhỏ chút nào. Thật vậy, chúng lên đến con số $15 tỷ đến $20 tỷ mỗi năm trong toàn ngành. (Các công ty bị ảnh hưởng bao gồm hãng vận tải container, công ty cho thuê, và các công ty logistics khác.) Đối với một hãng vận tải (hay hãng chuyên chở/ hãng tàu – carrier) thông thường, chi phí tái định vị chiếm 5%-8% tổng chi phí vận hành. Bằng cách triển khai một thị trường hiệu quả cho hoạt động trao đổi container rỗng, các hãng vận tải có thể tránh được khoảng 1/3 chi phí tái định vị phát sinh từ những hạn chế trong vận hành của mình. Một thị trường như vậy sẽ cho phép các hãng vận tải cho thuê container cho một hoặc nhiều yêu cầu đặt chỗ (booking), tạm thời trao đổi container giữa hai hoặc nhiều bên tại nhiều địa điểm, hoặc cho thuê lại container. Liệu sẽ tiết kiệm được bao nhiêu chi phí, và làm thế nào để một trao đổi như vậy có thể được triển khai thành công?

Nội dung bài viết

Theo đuổi các cơ hội giao dịch container rỗng

Những năm về trước, một số hãng theo đuổi các cơ hội trao đổi thông qua các quan hệ cá nhân tại các công ty khác hoặc bằng cách sử dụng nhà môi giới. Tuy nhiên, những phương pháp tiếp cận không chính thức hoặc quy mô nhỏ này đã không chứng minh hiệu quả và không mang lại lợi ích đáng kể. Hãy xem xét rằng, trong năm 2011, sở hữu của hơn 30 triệu container được sử dụng trên toàn cầu đã được phân tán trong số hơn 100 hãng tàu và 20 công ty cho thuê.

Để giúp người chơi trong ngành hợp tác hiệu quả hơn theo quy mô lớn, công ty tư vấn Boston Consulting Group đã phát triển một thị trường trao đổi toàn cầu cho container rỗng: một sàn giao dịch gọi là xChange. Cam kết này, cũng như sự làm việc của BCG với 20 hãng tàu hàng đầu thế giới, đã cung cấp thông tin giá trị về mức độ mất cân bằng container trên toàn cầu và cơ hội cho ngành vận tải container sử dụng “sàn giao dịch” này để vượt qua thách thức tái định vị container của ngành.

Kể từ khi thành lập vào tháng 9 năm 2014, xChange (https://xchange.bcg.com) đã chứng kiến số lượng cơ hội tiềm năng để trao đổi container vượt hơn 35.000 mỗi tuần. Tiết kiệm trung bình từ $ 200 đến $ 400 cho mỗi container được trao đổi, chủ yếu từ việc tránh các chi phí liên quan đến việc vận chuyển đường bộ và việc sử dụng các bến bãi. Điều này tương ứng với một khoản tiết kiệm tiềm năng hàng năm khoảng $350 triệu đến $700 triệu. Mở rộng quy mô này đến 100 hãng tàu hàng đầu thế giới sẽ thúc đẩy tiết kiệm hàng năm lên tới $4,5 tỷ. Nếu bao gồm tất cả các nhà điều hành và nhà cung cấp các thiết bị khác, chẳng hạn như các công ty cho thuê và các công ty logistics khác, điều này sẽ làm tăng tiết kiệm tiềm năng lên đến $5 tỷ – $7 tỷ hàng năm.

Để hoàn toàn nhận thấy được tiềm năng này, người tham gia thị trường sẽ cần phải sử dụng một số yếu tố thành công nhằm tăng cường sự hợp tác giữa họ và việc sử dụng các chiến lược tái định vị tiên tiến.

Tìm ra những cách sáng tạo để giải quyết câu đố tái định vị là một phần của một nỗ lực lớn hơn để giảm bớt hoặc tránh các chi phí trong ngành vận tải container, một điều vô cùng quan trọng để vượt qua cuộc khủng hoảng lợi nhuận đang diễn ra của ngành này.

Quản lý chi phí cao của việc tái định vị container rỗng

Đối với các hãng chuyên chở lớn, có sở hữu tàu, chi phí xử lý mà họ phải trả cho các bến bãi, kho chứa, và các nhà khai thác đa phương thường đại diện từ 60 đến 75 phần trăm của tổng chi phí tái định vị. Phần còn lại của chi phí tái định vị liên quan đến vận tải đa phương thức được cung cấp bởi các nhà khai thác đường sắt, đường bộ, và sà lan. Bởi vì các hãng này sở hữu tàu riêng của họ, họ không phải trả tiền cho chỗ trên tàu cho container rỗng. Đối với chủ container và các nhà khai thác mà không làm tàu riêng, chẳng hạn như các công ty cho thuê và các công ty logistics khác, tái định vị thậm chí còn là một vấn đề đau đầu hơn. Những công ty này phải trả tiền chỗ trên tàu, vì vậy chi phí tái định vị của họ càng ảnh hưởng đến lợi nhuận nhiều hơn.

Nhà chuyên chở phải luân chuyển container rỗng vì dòng chảy thiết bị thường không cân đối trong hướng ngược lại. Khoảng 2/3 hoạt động vận chuyển container rỗng phát sinh từ sự mất cân đối mang tính cơ cấu (structural imbalances). Ở một số nước, như Trung Quốc, xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu. Kết quả là, các hãng không tránh khỏi phải vận chuyển container rỗng đến các nước này.

Như đã nói, còn lại 1/3 chi phí tái định vị container rỗng xuất phát từ sự mất cân đối của từng hãng chuyên chở cụ thể (carrier-specific imbalances). Một hãng chuyên chở mà khách hàng nằm rải rác giữa các cảng và khu vực nội địa của một quốc gia nhất định hoặc hãng có danh mục các công ty xuất nhập khẩu trong một nước đang mất cân đối sẽ có khả năng phải di chuyển nhiều container rỗng đi. Đội ngũ bán hàng cũng đóng góp vào sự mất cân đối này bằng cách tập trung vào việc tăng sản lượng các tuyến mạnh, hơn là tối ưu hóa dòng chảy container tổng thể trên các tuyến. Các vấn đề trong mạng lưới của hãng, chẳng hạn như sự chậm trễ và không có mạng lưới kết nối nội địa hoặc tàu con giữa các địa điểm phục vụ, cũng có thể thúc đẩy sự mất cân đối và khiến cho việc sửa chữa sự mất cân đối còn khó khăn hơn. Hơn nữa, hầu hết các hãng không thể dự báo nhu cầu tái định vị của họ với đủ độ chính xác để tối ưu hóa đầy đủ các dòng chu chuyển trước khi sự mất cân đối phát sinh.

Mặc dù các hãng phải sống với chi phí không thể tránh khỏi này, chi phí xuất phát từ sự mất cân đối mang tính cơ cấu, nhưng họ vẫn có thể theo đuổi một loạt các phương pháp tiếp cận để giảm hoặc tránh chi phí phát sinh từ sự mất cân đối của từng hãng cụ thể. Phương pháp tiếp cận để giảm chi phí vận chuyển container rỗng bao gồm đàm phán mức giá tốt hơn với các bến bãi, kho chứa, và các nhà khai thác đa phương thức; hình thành mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty vận tải đường bộ và đường sắt; và cùng nhau mua sắm dịch vụ tái định vị với các hãng khác. Các hãng tàu có thể tránh được chi phí tái định vị bằng cách triển khai các giải pháp CNTT để tối ưu hóa dự báo và lập kế hoạch lưu lượng, triển khai các hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động nhằm tạo động lực cho đội ngũ bán hàng cải thiện sự cân bằng lưu lượng, hướng các container cũ hơn đến những địa điểm có nhu cầu thặng dư nơi mà có những cơ hội bán hàng hấp dẫn, và phân bổ vận chuyển container rỗng trong nội địa bằng cách gửi container trực tiếp đến nhà máy của khách hàng xuất khẩu từ các địa điểm nơi hàng nhập khẩu sẽ được giao. Giao dịch container rỗng, chủ đề được tập trung ở đây, cũng là một phương tiện để tránh chi phí.

Một thị trường giao dịch cho thấy tiềm năng to lớn cho tất cả các hãng vận tải

BCG cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho xChange bằng cách phục vụ như là một trung tâm giao dịch (clearing house) trung lập, toàn cầu cung cấp thông tin về nhu cầu container và sự sẵn có cũng như tiềm năng có các nhu cầu trao đổi container rỗng tại các địa điểm cụ thể. BCG cũng cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ cho thị trường, tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin và tự động hóa các quy trình và sẽ sớm hỗ trợ thiết bị theo dõi, thanh toán và kế toán. Sauk hi đã hoàn thành xong giai đoạn thử nghiệm, BCG đã chính thức tung ra xChange vào tháng 11 năm 2015.

Đến nay, đã có 11 nhà chuyên chở, đại diện cho 1/5 năng lực tàu container toàn cầu, đã tham gia vào thị trường. BCG đã thu thập các báo cáo hàng tuần từ người tham gia thị trường về sự mất cân bằng đối với 3 loại container chính (container 20FT khô, container 400FT khô và container 40HC) tại hơn 2.500 địa điểm trên toàn cầu. Phân tích dữ liệu này cho thấy các giao dịch trao đổi tiềm năng liên quan đến mỗi người vận chuyển và trong từng vùng nội địa hoặc cảng. Một báo cáo hàng tuần trình bày phân tích này được gửi đến tất cả những người tham gia và cung cấp cơ sở cho người tham gia thị trường liên lạc với nhau để thảo luận về giao dịch trao đổi.

Dữ liệu thu thập được trong năm qua chỉ ra rằng có những cơ hội đáng kể để trao đổi container ở tất cả các vùng và cho tất cả các hãng vận tải bất kể quy mô. Nhìn từ góc độ khu vực, tiềm năng trao đổi cho thị trường dao động từ 15% của sự mất cân bằng cung và cầu ở Bắc Mỹ đến 34% của sự mất cân bằng như ở Châu Đại Dương (xem Bảng 1). Từ quan điểm của 11 hãng tham gia vào thị trường, tiềm năng trao đổi toàn cầu theo như một tỷ lệ phần trăm của sự mất cân bằng, dao động từ 25% – 52%, với trung bình 3% (xem Bảng 2). (Tiềm năng trao đổi trên cơ sở khu vực không bao gồm các cơ hội trao đổi giữa các hãng tàu do dư thừa container và do đó ít hơn trong tất cả các trường hợp so với trung bình toàn cầu đối với 11 hãng.)

Giấy cam kết mượn container và trả rỗng là gì năm 2024

Giấy cam kết mượn container và trả rỗng là gì năm 2024

Ngoài việc giúp hãng tàu tránh chi phí vận chuyển container rỗng, thị trường thúc đẩy một loạt các lợi ích khác do cuối cùng cho phép hãng tàu giảm bớt lượng trang thiết bị của họ. Những lợi ích này bao gồm chi phí vốn thấp hơn, giảm tiêu thụ tài nguyên (như thép và gỗ), và giảm chi phí cho kho và không gian bến bãi, cầu cảng. Khi hãng tàu giảm bớt lượng trang thiết bị của họ và trở nên thoải mái hơn khi sử dụng các container của bên khác, có khả năng họ sẽ tăng cường sử dụng các container thuê.

Hãng tàu cũng có thể cải thiện chỉ số ô nhiễm môi trường của họ. BCG ước tính rằng việc tránh vận chuyển tất cả các container rỗng xuất phát từ sự mất cân đối của từng hãng cụ thể sẽ cho phép ngành công nghiệp để giảm lượng khí thải carbon dioxide hơn 6 triệu tấn mỗi năm. Việc cắt giảm lượng khí thải này có ý nghĩa rất lớn đối với các loại khí nhà kính khác.

Các yếu tố thành công trong việc thâu tóm toàn bộ tiềm năng

Để nắm bắt được đầy đủ những lợi ích của việc tham gia thị trường trao đổi, mỗi hãng sẽ cần phải áp dụng một mô hình hoạt động tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các hãng và chiến lược tái định vị container tiên tiến:

  • Xác định trách nhiệm rõ ràng

    Thiết lập về mặt tổ chức của mỗi công ty tham gia phải cho phép thực hiện quá trình trao đổi container diễn ra suôn sẻ. Vai trò và trách nhiệm cần phải rõ ràng, và các nhân viên phải được trao quyền để thực hiện đầy đủ các trách nhiệm này và họ phải chịu trách nhiệm về hoạt động của họ. Các nhân viên logistics cần phải có trách nhiệm cho cả các giao dịch được thực hiện và các cơ hội khả thi mà họ đã không theo đuổi. Trách nhiệm đối với tỷ lệ thực hiện các cơ hội trao đổi giúp đảm bảo rằng các nhân viên logistics sẽ xem xét và theo đuổi các lựa chọn trao đổi thiết bị trong phạm vi đầy đủ của thị trường.

    • Cam kết theo đuổi các giao dịch trao đổi

      Mỗi tổ chức của nhà chuyên chở phải cam kết chủ động theo đuổi các giao dịch với những người tham gia khác trong thị trường, ngay cả khi bộ phận kinh doanh không thích như vậy. Cam kết của tổ chức là điều vô cùng cần thiết để thiết lập những kỳ vọng đúng đắn và đảm bảo rằng việc theo đuổi các giao dịch chiếm ưu thế so với mục tiêu lợi ích của bộ phận kinh doanh. Điều này cũng sẽ giúp các hãng tàu chống chịu được những lời chỉ trích không thể tránh khỏi nếu phát sinh vấn đề, chẳng hạn như khi container được trả về muộn, sai vị trí, hoặc trong tình trạng hư hỏng.

      • Làm việc với tất cả các đối tác trao đổi tiềm năng

        Những người tham gia cần phải cởi mở làm việc với toàn bộ phạm vi của các đối tác trao đổi. Nhiều công ty hiện đang từ bỏ một số lượng đáng kể các giao dịch bằng cách áp đặt giới hạn về những loại đối tác mà họ sẽ hợp tác. Ví dụ, một số hãng vận tải container có thể ngần ngại theo đuổi các giao dịch với các công ty cho thuê, sợ rằng họ sẽ mất đòn bẩy trong việc đàm phán hợp đồng thuê thiết bị nếu một công ty cho thuê có được sự hiểu biết sâu sắc vào nhu cầu thiết bị của họ. Tuy nhiên, bằng cách quản lý đúng việc tiết lộ thông tin, các công ty có thể giảm thiểu các rủi ro đó.

        • Xác định KPIs và thiết lập mục tiêu

          Các hãng tàu cần phải thiết lập một hệ thống tổng thể rõ ràng để đo hiệu quả hoạt động của những nỗ lực mà họ bỏ ra để tối ưu hóa chi phí tái định vị container. KPIs cần phải được xác định rõ ràng và nghiêm ngặt, được áp dụng để đo lường hiệu suất của nhân viên so với các mục tiêu cụ thể. Lý tưởng nhất, tất cả các hãng trong một thị trường trao đổi sẽ sử dụng cùng một KPIs. Ưu đãi đối với các nhân viên hậu cần nên được liên kết với các số liệu và mục tiêu mới.

          • Áp dụng tiêu chuẩn rõ ràng

            Người tham gia thị trường phải thông qua một tập hợp chung các tiêu chuẩn được xác định rõ ràng, định dạng dữ liệu, và các công cụ cũng như các yêu cầu thông tin cụ thể cho từng loại giao dịch. Họ cũng phải áp dụng một khuôn khổ hợp đồng trong đó quy định các thiết bị trao đổi (hiện tại là container rỗng) được xử dụng như thế nào, các thiết bị này cần phải được trả lại khi nào và như thế nào, và bên nào chịu trách nhiệm về các chi phí cụ thể. Hơn nữa, người tham gia cần các quy trình để theo dõi và vận chuyển container của các công ty khác trong mạng lưới, để đảm bảo rằng các container có thể được trả lại cho chủ sở hữu tại một thời gian và địa điểm cụ thể. Mỗi hãng phải tích hợp các tiêu chuẩn này vào phương pháp tiếp cận hiện tại để lập kế hoạch lưu chuyển thiết bị.

            Ngoài ra, hãng cần một chương trình quản lý thay đổi hiệu quả để làm dịu đi sự chuyển đổi khi công ty tham gia vào thị trường. Chương trình này cần bao gồm những hỗ trợ cho việc áp dụng các công cụ mới, những thay đổi trong quy trình vận hành và huấn luyện nhân viên. Một cuộc “kiểm tra sức khỏe” có thể được sử dụng để đánh giá tình trạng hiện tại trong hiệu quả hoạt động của một nhà chuyên chở và xác định đâu là ưu tiên cho các sáng kiến cải tiến. Ví dụ, 20 hãng hàng đầu tham gia vào xChange nhận thấy rằng họ có thể làm tăng giao dịch hàng tuần từ 20%-30% bằng cách thực hiện chỉ một vài thay đổi trong quy trình ra quyết định của mình. Bằng cách áp dụng tất cả các yếu tố thành công được nêu ở đây, các hãng tàu có thể đi xa hơn tuyến mạnh ban đầu của họ để đạt được sự gia tăng cao hơn đáng kể trong số lượng các cuộc giao dịch.

            Đây là một thị trường trao đổi toàn cầu áp dụng các khái niệm “nền kinh tế chia sẻ” (“sharing economy”) vào ngành vận tải container. Trao đổi thông tin về sự mất cân bằng container và chia sẻ container để tối ưu hóa việc khai thác các nguồn lực sẽ cho phép người tham gia trong ngành hiện thực hóa mục tiêu khó khó khăn đó là vượt qua những thách thức tái về tái định vị thiết bị của một nhà chuyên chở cụ thể. Bằng cách suy nghĩ sáng tạo để giải quyết vấn đề hóc búa toàn cầu về tái định vị thiết bị, hãng chuyên chở sẽ có thể thực hiện một bước tiến quan trọng trong việc đạt được sự chuyển đổi mà cực kỳ cần thiết để khôi phục lợi nhuận của toàn ngành.

            Nguồn: “Think Outside Your Boxes: Solving the Global Container-Repositioning Puzzle” được đăng trên trang bcgperspectives.com, của tác giả Ulrik Sanders, Jens Riedl, Lars Kloppsteck, Christian Roeloffs, và Johannes Schlingmeier, tháng 11/2015


            Ở Smartlog chúng tôi đang xây dựng một platform như vậy cho toàn bộ ngành vận tải bộ và biển của Việt Nam. Hãy liên hệ chúng tôi để tham gia vào mạng lưới này:

            Chi phí cước container tiếng Anh là gì?

            – CSF: Container Scaning Fee: Phí soi kiểm tra container, tùy Cảng.

            Container rỗng là gì?

            Container rỗng (hay còn gọi là empty container) là loại container nhiều kích cỡ từ nhỏ đến lớn không chứa bất kỳ hàng hóa nào và được vận chuyển trống rỗng giữa các cảng hoặc đến các địa điểm khác nhau để đáp ứng nhu cầu của ngành logistics và sản xuất, vận tải hàng hóa.

            Tiền cước cont là gì?

            Cược cont hay cược vỏ là số tiền mà khách hàng phải đặt cọc cho hãng tàu khi thuê container để vận chuyển hàng hóa. Mục đích của việc cược cont là để bảo đảm rằng khách hàng sẽ trả lại container cho hãng tàu sau khi sử dụng xong, và container được trả lại ở trạng thái tốt, không bị hư hỏng hay mất mát.

            Cont rồng lấy ở đâu?

            Lệnh cấp container rỗng là giấy tờ mà văn phòng hãng tàu cấp cho người/ doanh nghiệp công ty xuất khẩu sau khi người xuất khẩu đã lấy được book container, họ phải trình lệnh này cho bộ phận ở bãi của CY/depot/ICD Cảng nơi mà hãng tàu để containers rỗng của mình ở đấy.