Giới thiếu về Nhà đày Buôn Ma Thuột

Mảnh đất Buôn Mê Thuột không chỉ có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, mà nơi đây còn ghi lại dấu ấn bởi những công trình kiến trúc, di tích lịch sử. Trong số những công trình lịch sử còn sót lại, có một nơi mà những ai đã từng sống trong thời Đế quốc thực dân đều biết, đó là Nhà đày Buôn Mê Thuột - Bản “hùng ca” đầy tự hào của dân tộc. Nhà đày Buôn Mê Thuột nằm ở đâu? Nhà đày Buôn Mê Thuột lưu giữ cái gì?... Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây!


Nhà đày Buôn Mê Thuột là một “chứng nhân lịch sử”

1. Vị trí của Nhà đày Buôn Mê Thuột?

Bạn có biết tại sao nơi này lại có tên gọi là nhà đày không? Nhà đày Buôn Mê Thuột là tên gọi khác của nhà tù thực dân do Pháp xây dựng để giam giữ các chiến sĩ cách mạng Việt Nam Cộng Hòa – nhà tù Pénitencer de Ban Mê Thuột. Đây là nơi ghi lại nhiều dấu ấn, hình ảnh binh lính Pháp tra tấn, bóc lột và nô dịch những chiến sĩ cộng sản Việt Nam.


Địa chỉ Nhà đày Buôn Mê Thuột nằm ở số 18 Tán Thuật

Địa chỉ Nhà đày Buôn Mê Thuột nằm ở số 18 Tán Thuật, P.Tự An, TP. Buôn Mê Thuột. Nhà đày nằm cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 1km về phía Bắc. Nhà đày Buôn Mê Thuột là một địa danh lịch sử ấn tượng không thể bỏ lỡ trong hành trình khám phá Buôn Mê Thuột. Không chỉ khách du lịch trong nước mà du khách quốc tế cũng đến tham quan Nhà đày Buôn Mê Thuột ngày càng nhiều trong thời gian gần đây.

2. Bản “hùng ca” hào hùng bên trong Nhà đày Buôn Mê Thuột:

Nhà đày Buôn Mê Thuột tái hiện lại kí ức một thời hào hùng của những chiến sĩ cách mạng trong giai đoạn 1930 – 1945. Theo chân bà H’Nga Byă - Người phụ trách ở khu di tích Nhà đày Buôn Mê Thuột - đi tham quan các dãy nhà giam, du khách mới biết được ngày trước các chiến sĩ cách mạng đã chịu khổ, bị các binh lính Pháp đánh đòn, tra tấn dã man như thế nào để đổi lấy hòa bình cho dân tộc ngày nay.


Nhà đày Buôn Mê Thuột – Bản hùng ca đầy tự hào của người Việt Nam

Khuôn viên Nhà đày Buôn Mê Thuột rộng khoảng 2ha được xây dựng vào năm 1930 – 1931. Xung quanh nhà đày được vây bởi 4 bức tường cao khoảng 4m, dày 40cm đặc biệt kiên cố. Trên 4 góc tường và cổng vào, có những trạm gác với lính canh 24/24h để phòng tù nhân vượt ngục. Từ ngoài nhìn vào, nhà đày như một tòa pháo đài kiên cố bất khả xâm phạm.


Khuôn viên nhà đày rộng khoảng 2ha

Đi qua cổng và tiến vào bên trong, du khách sẽ thấy một dãy nhà sơn màu vàng, lợp ngói đỏ chói mắt. Dãy nhà dài khoảng hơn 20m, có song sắt chắc chắn ở mỗi phòng. Đây là nơi Đế quốc thực dân chuyên dùng để giam giữ các tù nhân cách mạng. Nhà đày Buôn Mê Thuột có đến 6 dãy nhà giam dùng để giam giữ tù nhân. Ngoài 6 dãy nhà giam trên, Nhà đày Buôn Mê Thuột còn xây thêm 1 dãy xà lim ở phía Nam cổng chính để giam giữ những nhân vật cách mạng quan trọng.


4 góc tường có 4 trạm canh gác và hàng rào kẽm gai

Khuôn viên Nhà đày Buôn Mê Thuột còn có nhà kho, nhà xưởng, nhà bếp nấu ăn cho tù nhân… Có thể nói, ngoài nhà tù Hỏa Lò, nhà tù Côn Đảo, và nhà tù Phú Quốc ra, thì Nhà đày Buôn Mê Thuột là nhà tù trọng điểm giam giữ những chiến sĩ cách mạng quan trọng, những người tù chính trị bị tuyên án trên 5 năm, hay những người bị xếp vào danh sách nguy hiểm với Đế quốc Pháp…

Trong số các chiến sĩ bị giam giữ ở đây, có những cái tên đã và đang giữ vị trí quan trọng trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà Nước thời đó, như đồng chí Phan Đăng Lưu, đồng chí Hồ Tùng Mậu, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, đồng chí Võ Chí Công…

3. Những hình ảnh xúc động làm cho du khách rơi nước mắt:


Những bức tượng sáp tái hiện cảnh tra tấn tù binh của lính Pháp tại Nhà đày Buôn Mê Thuột

Bên trong Nhà đày Buôn Mê Thuột có gì? Người dân Buôn Mê Thuột ngày xưa gọi Nhà đày Buôn Mê Thuột là nhà phạt. Mỗi ngày, có rất nhiều tiếng la hét của người tù phát ra từ bên trong những phòng giam. Tiếng hét do bị tra tấn có, tiếng hét do bị đòn roi có, tiếng rên la khi bị nhốt trong phòng kín, bị bỏ đói cũng có… Nó làm nhói lòng những người dân hàng ngày đi qua lại nơi này.


Nơi giam giữ tù binh chính trị chỉ có chiếc giường để ngủ

Ngày nay, sau khi chiến tranh đã kết thúc và đất nước bước vào giai đoạn hòa bình, thì những di tích lịch sử như Nhà đày Buôn Mê Thuột là bằng chứng rõ nét về sự tàn bạo của Đế quốc Pháp. Những hình ảnh các chiến sĩ cách mạng bị tra tấn, đòn roi, bị lính Pháp áp bức, nô dịch… được tái hiện lại bên trong Nhà đày Buôn Mê Thuột càng làm cho người xem giật mình trước tội ác của thực dân Pháp gây ra cho những chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Mỗi căn phòng tái hiện lại một hình thức tra khảo, đàn áp và bóc lột riêng của thực dân Pháp.


Người tù phải lao động tay chân cho chúng

Tuy những hình ảnh được làm bằng sáp không biết nói, cũng không biết cử động, nhưng du khách có thể cảm nhận được nỗi đau đớn mà các chiến sĩ cách mạng phải chịu ngày qua ngày tại Nhà đày Buôn Mê Thuột. Hào khí anh hùng của những chiến sĩ cách mạng ngày xưa như thổi thêm sức mạnh cổ vũ tinh thần yêu nước của thanh niên thời nay.

Để ghi nhớ công ơn của những chiến sĩ cách mạng đối với Tổ Quốc, vào ngày 24/12/2018, thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt cho di tích Nhà đày Buôn Mê Thuột.

4. Hướng dẫn đường đi đến Nhà đày Buôn Mê Thuột:

Có nhiều lựa chọn đường đi từ trung tâm TP.Buôn Mê Thuột đến Nhà đày Buôn Mê Thuột. Du khách có thể lựa chọn đi Nhà đày Buôn Mê Thuột theo lộ trình Viet Fun Travel hướng dẫn dưới đây. Đây cũng là lộ trình ngắn nhất và dễ đi nhất!

Xuất phát từ trung tâm thành phố, du khách di chuyển xe theo đường QL14 về phía Bắc. Đến vòng xoay ngã 3 gần nhà xe Kumho, du khách rẽ phải vào đường Đinh Tiên Hoàng. Đi thẳng theo đường này đến ngã 4 giao với đường Phạm Hồng Thái thì du khách rẽ phải, đi thêm khoảng 10m là đến cửa vào Nhà đày Buôn Mê Thuột.

5. Giá vé tham quan Nhà đày Buôn Mê Thuột là bao nhiêu?


Nhà đày Buôn Mê Thuột là điểm đến thu hút nhiều du khách đến tham quan

Đến tham quan Nhà đày Buôn Mê Thuột có phải mua vé? Câu trả lời là có nhé du khách! Giá vé tham quan Nhà đày Buôn Mê Thuột mới nhất là 4.000 đồng/người lớn. Trẻ em và học sinh được miễn phí vé vào cổng tham quan.

Lưu ý: Giá vé tham quan Nhà đày Buôn Mê Thuột được Viet Fun Travel cập nhật đến thời điểm viết bài. Có thể giá vé này sẽ thay đổi theo thời gian. Viet Fun Travel sẽ cập nhật thông tin giá vé mới nhất đến du khách trong những bài chia sẻ tiếp theo.

Xem thêm “Khám phá 9 địa điểm du lịch ở Buôn Mê Thuột đẹp "không thể tin nổi".”

Nhà đày Buôn Mê Thuột – Bản “hùng ca” đầy tự hào của dân tộc trong thời kì kháng chiến đang là điểm đến hút khách trong và ngoài nước đến tham quan. Còn bạn? Sau khi biết về Nhà đày Buôn Mê Thuột, bạn đã có kế hoạch đến đây tham quan, tìm hiểu lịch sử trong chuyến đi du lịch Buôn Mê Thuột sắp tới chưa? Hãy lên kế hoạch ngay vì sắp đến kì nghỉ Tết Nguyên Đán 2021 rồi nhé!

Du lịch Việt Vui tổng hợp

Tìm về mảnh đất Tây Nguyên đầy nắng và gió, bạn không nên bỏ qua cơ hội ghé thăm nhà đày Buôn Ma Thuột, minh chứng cho những tội ác của Đế quốc – Thực dân, nơi giam giữ những người tù Cộng sản kiên trung, nơi tỏa sáng của những tấm lòng yêu nước.

Xem thêm: Khu du lịch Buôn Đôn hành trình khám phá rừng xanh

Nhà đày Buồn Ma Thuột nay tọa lạc tại số 18 Tán Thuật, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, cách trung tâm thành phố chừng 1 km về phía Đông Nam, di tích lịch sử này là minh chứng cho những tội ác của thực dân Pháp trong suốt những năm từ 1930 đến 1945. Cái tên nhà đày Buôn Ma Thuột được gọi theo một tên gọi do thực dân Pháp đặt cho nơi này là Pénitencer de Ban Mê Thuột.

Nhà đày Buôn Ma Thuột ở đâu? [Ảnh ST]

Lối vào khu nhà đày [Ảnh ST]

Năm 1930 – 1931 chính quyền thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà đày này để làm nơi đày ải, giam giữ những người làm cách mạng, những Đảng viên ưu tú của Đảng Cộng sản. Nơi đây chủ yếu giam giữ những người tù chính trị bị tuyên án trên 5 năm tù, được xếp vào danh sách những kẻ nguy hiểm đối với thực dân Pháp. Thời đó những tù nhân lãnh những án nặng sẽ bị đi đày ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, những vùng hải đảo, thậm trí bị đưa tới những nước thuộc địa của Pháp thời bấy giờ. Và trong đó có những nhà đày như nơi này được xây dựng để giam giữ và tra tấn tù nhân.

Khung cảnh tĩnh lặng bên trong khu di tích [Ảnh ST]

Khuôn viên trong khu di tích [Ảnh ST]

Được xây dựng trên một diện tích đất rộng chừng 2 hecta, với tường bao xung quanh được xây cao tới 4 m, dày 40 cm rất kiên cố. Ở 4 góc của nhà đày đều có vọng gác và lính canh 24/24 giờ. Khu vực phía trong có 6 dãy nhà lao tập thể được xây, một dãy xà lim cũng được xây ở khu phía Nam gần cổng chính, là nơi giam giữ những tù nhân được cho là nguy hiểm. Bên cạnh đó, là các khu vực khá như nhà kho, bàn giấy, nhà xưởng, khu bếp nấu ăn. Kiểu thiết kế này thường thấy ở những nhà tù truyền thống của thực dân Pháp. Với cách bố trí này sẽ tận dụng được tối đa diện tích, cũng như giúp quản lý chặt chẽ được hoạt động của tù nhân.

Hình ảnh nhà đày Buôn Ma Thuột nhiều năm về trước [Ảnh ST]

Hình ảnh nhà đày Buôn Ma Thuột khi mới được xây dựng khá đơn giản với phần khung nhà được làm bằng gỗ, tường được đắp từ đất bùn trộn rơm, bên trong là lõi tre, phần ngoài cùng được trát một lớp xi măng mỏng, phần mái lợp lá. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động thì số lượng tù nhân chuyển đấy ngày một nhiều. Chính vì thế, nhà đày này đã được cho xây dựng lại kiên cố hơn với tường gạch, mái ngói vào khoảng cuối tháng 11 năm 1931. Về sau, xảy ra vụ vượt ngục của tù nhân nên công trình này được trùng tu và trở lên kiên cố hơn.

Các dãy phòng giam trong nhà đày [Ảnh ST]

Sau kháng chiến chống thực dân Pháp giành được thắng lợi kết thúc bằng chiến thằng Điện Biên Phủ năm 1954. Mỹ nhảy vào Việt Nam thế chỗ Pháp với những âm mưu, thủ đoạn, tinh vi, hiện đại hơn. Nhà đày Buôn Ma Thuật tiếp tục được đưa vào sử dụng với nhiều công trình được xây mới nhằm tạo sự phù hợp với tình hình lúc bấy giờ. Quân đội Mỹ đã cho xây một bức tường ngăn đôi nhà đày, một bên sẽ làm kho chứa quân nhu, phần còn lại làm khu cải huấn, hai cổng mới ở phía Tây cũng được mở. Ngoài ra, một số công trình như: nhà Nguyện, phòng biệt giam, nhà lao nữ, nhà Quốc thái dân an… cũng được xây thêm.

Ngôi miếu nhỏ được xây trong khuôn viên nhà đày [Ánh ST]

Nhà nguyện [Ảnh ST]

Di tích lịch sử nhà đày Buôn Ma Thuột còn được nhắc đến với tên gọi nhà phạt. Nơi đây cũng giống như bao nhà tù trên khắp nước Việt Nam, nó không những là minh chứng rõ ràng nhất cho tội ác tàn độc của Đế quốc – Thực dân, mà nơi đây còn được coi như một ngôi trường lớn đã tạo lên những người chiến sĩ cách mạng kiên trung cho đất nước.

Những hình ảnh đàn áp, tra tấn tàn bạo được phục dựng lại [Ảnh ST]

Những người tù phải lao động khổ sai cho Thực dân Pháp [Ảnh ST]

Vùng đất này xưa kia rất hoang vu, khí hậu khắc nghiệt có thể nói là chốn “rừng thiêng nước độc”, địa hình rừng núi đan xen ao hồ, sông suối rất phức tạp nên hầu như không có người dân sinh sống tại đây. Thế nhưng tại chính nơi đây Thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà tù này để giam giữ và cô lập họ. Điểm đặc biệt của nhà giam này nằm ở việc các tù nhân sẽ phải tự xây nhà tù cho chính mình. Với 6 dãy nhà lao, các tù nhân sẽ được chia thành các khu tùy vào mức án nặng hay nhẹ.

Phòng giam là nơi nuôi dưỡng ý chí cách mạng của những người tù Cộng sản [Ảnh ST]

Ngày nay, những du khách đến tham quan nhà đày Buôn Ma Thuột không phải vì những cảnh đòn roi, tra tấn dã man mà đến đây du khách sẽ cảm nhận được ý chí đấu tranh kiên trung, bất khuất của những người tù Cộng sản từng bị giam giữ nơi đây. Và cũng chính “địa ngục trần gian” đã từng là nơi giam giữ nhiều chiến sĩ yêu nước như đồng chí Phan Đăng Lưu, Nguyễn Chí Thanh, Võ Chí Công, Tố Hữ, Hồ Tùng Mậu…

Du khách ghé thăm khu di tích [Ảnh ST]

Sau nhiều lần trùng tu, nhà đày Buôn Ma Thuột đã trở thành một trong những địa điểm thăm quan hấp dẫn của Đắk Lắk. Các phòng giam hiện nay là nơi trưng bày những hình ảnh và một số hiện vật giúp du khách có thể hình dung một cách rõ nét hơn về những năm tháng gian khổ, nhưng hào hùng của những người chiến sĩ cách mạng nơi đây.

Xem thêm bài viết:

Video liên quan

Chủ Đề