Green life là gì

[TN&MT] - Mới đây, tổ chức Green Life đã đạt giải Ba hạng mục Mô hình quản lý, giảm thiểu và xử lý chất thải rắn sinh hoạt có sự tham gia của cộng đồng tại cuộc thi Cuộc thi Greentech - Sáng kiến, giải pháp, mô hình giảm thiểu và xử lý chất thải rắn sinh hoạt năm 2020, do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức.

Ra đời từ năm 2018, Green Life là Tổ chức bảo vệ môi trường phi lợi nhuận do các sinh viên đến từ nhiều trường đại học tại Hà Nội sáng lập và vận hành. Hoạt động của Green Life là tổ chức các sự kiện thu gom rác – đổi lấy quà, sau đó phân loại và chuyển đến các đơn vị xử lý, tái chế rác thải.

Ba năm qua, Green Life đã tổ chức được hơn 100 sự kiện tại rất nhiều địa điểm là rộng khắp các trường đại học ở Thủ đô, các khu chung cư, dân cư, hầu hết các trung tâm thương mại Vincom tại Hà Nội, một số khu văn phòng của FPT, BIDV, đại sứ quán Isarel... và nhận được sự hưởng ứng của trên 120 nghìn người. Fanpage của Green Life trên Facebook hiện tại đã đạt con số gần 130 nghìn lượt theo dõi.

Green Life với hoạt động đổi giấy lấy quà

Bạn Hoàng Quý Bình – Người sáng lập Green Life, cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Chúng em bất ngờ từ ngay lần đầu tiên tổ chức sự kiện khi số lượng phế liệu thu về là đầy một gian nhà thư viện. Lúc đó cả đội đã phải phân loại từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm. Đến thời điểm bây giờ hoạt động không hề giảm nhiệt mà còn được lan tỏa rất mạnh mẽ nữa. Đó là điều mà chúng em cảm thấy hết sức tuyệt vời.

Trong 06 tháng đầu tiên, Green Life tổ chức ở các điểm trường như Đại học Bách Khoa, Học viên Ngân hàng... hướng đến các bạn sinh viên và các hộ gia đình là chủ yếu. Nhưng những tháng sau đó, chúng em nhận được rất nhiều sự hưởng ứng của các doanh nghiệp, tập đoàn, cơ quan, tổ chức như Tập đoàn FPT, Vincom, Hòa Bình Green City... đã liên lạc để mời Green Life cùng lan tỏa nỗ lực sống xanh vì cộng đồng”.

Các gian hàng xanh trong sự kiện “Đổi giấy lấy quà”

Trong sự kiện “Đổi giấy lấy quà” tại địa điểm chung cư Hòa Bình Green City [Minh Khai, Hà Nội], chị Vũ Kim Chi [sống ở quận Long Biên, Hà Nội] đến cùng con trai 6 tuổi của mình. Hai mẹ con chị mang đến 3kg giấy và đổi về được những chậu cây để bàn xinh xắn. Chị Chi bày tỏ sự trân trọng dành cho việc làm ý nghĩa của cộng đồng các bạn trẻ Green Life: “Mình cảm thấy rất ngưỡng mộ. Vì ngày xưa tuổi trẻ của mình nên bắt đầu sớm hơn những việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường, nhưng trước đây chúng mình chưa có những hoạt động như thế này. Giờ các bạn trẻ của Green Life nghĩ ra những chương trình như vậy, mình thấy rất tốt và thật ý nghĩa. Các phụ huynh tầm tuổi như mình bây giờ, trong cộng đồng của mình, phần lớn ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường cao, từ đó có thể lan tỏa ý thức này đến cộng đồng và gia đình”.

Bạn Minh Anh, học sinh cấp 3 [sống tại quận Hà Đông, Hà Nội] chia sẻ: “Em thấy đây là sự kiện truyền cảm hứng bởi vì em rất thích cách bảo vệ môi trường này. Suy nghĩ của giới trẻ đã thay đổi rất nhiều. Nếu có thể thì tuần sau em sẽ tham gia làm cộng tác viên cho Green Life trong sự kiện tiếp theo”.

Các cháu nhỏ hào hứng tham gia sự kiện bảo vệ môi trường

Trong vòng 3 năm kể từ khi ra đời, Green Life đã thu gom được trên 500 tấn rác. Nhờ đó đã giúp “giải cứu” 6.800 cây xanh, 10.400m3 nước, 127.200l dầu, 1.600.000kW điện. Bạn Nguyễn Thị Thùy Linh, thành viên Ban Quản trị Green Life, cựu sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội chia sẻ: “Trung bình sau mỗi một sự kiện, Green Life thu gom được 4-5 tấn rác. Vào thời điểm đại dịch Covid-19 như hiện tại, điều kiện tổ chức các hoạt động đông người hạn chế hơn, thì con số chúng em thu về là khoảng 2-3 tấn rác/sự kiện, nhưng có một điểm đáng chú ý là rác thải nhựa khó tái chế lại tăng lên gấp 4 lần so với trước đại dịch, khoảng gần 1 tấn/sự kiện. Điều này càng thôi thúc chúng em lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường”.

Nhiều hoạt động truyền thông điệp bảo vệ môi trường đến các trường học của Green Life

Không chỉ dừng lại ở việc thu gom, phân loại rác, Green Life còn liên kết với một số tổ chức là các đối tác về tái chế rác như Công ty TNHH JP Corelex Vietnam, tái chế giấy vụn thành giấy ăn, giấy vệ sinh; Công ty Re.socks sản xuất tất tái chế từ chai nhựa PET đạt tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS... Ngoài ra, sách báo thu gom được từ các sự kiện, Green Life đã thành lập được hơn 200 tủ sách thiện nguyện, nhân rộng những giá trị nhân văn đến với cộng đồng.

“Thi thoảng chúng em cũng nhận được những phản hồi rằng hoạt động của mình như muối bỏ biển vì nó không thấm tháp vào đâu. Nhưng hãy tưởng tượng xem nếu như một người không dùng túi nilon. 100 người không sử dụng túi nilon, 1 triệu người không sử dụng túi nilon, đồ nhựa và cùng với đó là 1 nghìn, 1 triệu cây xanh được trồng thì điều đó lại hoàn toàn khác. Vì chúng ta đã nói quá nhiều rồi. Bây giờ là lúc chúng ta hành động từ những việc nhỏ nhất là phân loại rác và trồng cây xanh. Chúng em mong muốn sẽ mang dự án này đến các trường học và các địa phương để giáo dục các em nhỏ từ ngay tại nhà trường. Làm được như vậy, em nghĩ rằng sẽ nhanh và sớm thôi mọi người sẽ cùng sống xanh”, bạn Hoàng Quý Bình xúc động chia sẻ.

Tổ chức Green Life đạt giải Ba hạng mục Mô hình quản lý, giảm thiểu và xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Mới đây, ngày 22/11, những việc làm ý nghĩa của Green Life đã được tiếp thêm sự cổ vũ, khích lệ khi vượt qua hơn 211 bài dự thi trên toàn quốc và đạt giải Ba hạng mục Mô hình quản lý, giảm thiểu và xử lý chất thải rắn sinh hoạt có sự tham gia của cộng đồng tại cuộc thi Cuộc thi Greentech - Sáng kiến, giải pháp, mô hình giảm thiểu và xử lý chất thải rắn sinh hoạt năm 2020, do Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức. Chia sẻ tại Lễ Trao giải, ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường bày tỏ sự vui mừng và tự hào trước những ý tưởng sáng tạo và tư duy dám nghĩ, dám làm của cộng đồng những người trẻ yêu môi trường và mong rằng những việc làm thiết thực này sẽ không ngừng được lan tỏa và nhân rộng để nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao ý thức của cộng đồng trong giải quyết vấn đề do chất thải rắn sinh hoạt gây ra.

Green living có nghĩa tiếng Việt là "sống xanh", và nó cũng được mở rộng ra với nhiều ý nghĩa khác nhau. Từ này có thể dùng để nói đến việc sống một cách tươi mới lành mạnh, với đồ ăn thức uống xanh sạch, hòa mình cùng thiên nhiên.


  • green: xanh, xanh lá cây, lục, tươi.
  • living: cuộc sống, sinh hoạt, đời sống.


Green living là cuộc sống thân thiện với môi trường, xanh với những mảng xanh của cây cối tự nhiên. Hay cũng có thể nói, đó là một cuộc sống xanh sạch không hủy hoại môi trường sống.

For Our Green Life

Bạn có biết lối sống xanh và tiêu dùng bền vững hiện nay là thế nào không?  

Có rất nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một định nghĩa về lối sống xanh và bền vững là: lối sống thân thiện với môi trường, hài hòa với thiên nhiên và tránh sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên để duy trì cân bằng sinh thái, giúp hạn chế việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của mẹ Trái Đất và gây ra ít tác động tiêu cực với môi trường từ cách sinh hoạt của chúng ta.

Chắc hẳn câu nói đôi lúc hơi mơ hồ “sống xanh vì môi trường” đã được xuất hiện trong các câu chuyện về môi trường hay hiện diện rất nhiều trên những phương tiện truyền thông gần đây. Vậy lý do chính xác để chúng ta nên theo đuổi lối sống xanh và bền vững này là gì? Và chúng ta cần làm gì để duy trì lối sống xanh và tiêu dùng bền vững?

Ngăn chặn quá trình hủy hoại môi trường tự nhiên

Hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường và gần đây xuất hiện rõ rệt nhất – biến đổi khí hậu là kết quả quả từ những hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường của con người như thải ra môi trường khí CO2 hay các loại hóa chất dùng trong công nghiệp sản xuất. Từ đây, con người chúng ta phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ tư thế giới, chỉ sau cao huyết áp, suy dinh dưỡng và hút thuốc lá. Hơn thế nữa, còn rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác, mà con người chính là nguyên nhân và cũng chính con người cùng môi trường phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

Một cuộc sống khỏe, tiết kiệm

Sống bền vững cũng bao gồm việc ăn sạch – uống xanh, tức là tiêu thụ những thực phẩm hữu cơ, nuôi trồng theo phương thức thuần tự nhiên, không hóa chất. Thời đại mới, chúng ta đã quá quen với những thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm chứa màu thực phẩm, dư lượng hóc-môn tăng trưởng trong thịt động vật,… mà quên đi những giá trị dinh dưỡng thật sự đến từ thiên nhiên – điều mà lối sống xanh và bền vững đang hướng đến, điều này mang đến cho con người một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, trạng thái tinh thần nhẹ nhàng, sảng khoái đến không ngờ.

Nói “không” với đồ dùng một lần, Hạn chế dùng bao ni-lon, Phân loại rác, Kiến tạo môi trường sống “xanh” ngay tại nhà.

Chúng ta cần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, không xả rác ra đường và kênh rạch, hạn chế tình trạng rác tự phát và rác người dân để tại các khu vực vỉa hè, rác được lưu chứa trong các thiết bị thùng rác,…

Khi vấn đề môi trường ngày càng trở nên nóng hổi, đặc biệt đối với khu vực thành thị. Vậy đâu sẽ là giải pháp bảo vệ môi trường thiết thực đối với nơi đây?

Chính quyền địa phương cần đưa ra các biện pháp răn đe, xử phạt các đối tượng, hành vi gây ô nhiễm môi trường, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại,

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc giữ gin và bảo vệ môi trường, xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên – con người – xã hội.

Đây là bài viết tham dự cuộc thi SuJo Writing Contest 2020 của Kì tuyển dụng mùa thu Đội Enactus NEU.

Video liên quan

Chủ Đề