Hàn quốc dùng điện bao nhiêu vôn năm 2024

Khi nhận được các sản phẩm điện tử từ Mỹ, Nhật, đặc biệt là các sản phẩm gia dụng. Ắt hẳn bạn đã gặp trường hợp điện áp hỗ trợ của thiết bị là 110V (Vôn), hoàn toàn không phù hợp với điện 220V tại Việt Nam và có thể gây hư hỏng, chập điện. Sự khác biệt này do lịch sử, tiềm năng kinh tế và cơ sở hạ tầng của từng quốc gia.

Thomas Edison đã bắt đầu kỷ nguyên của dòng điện với phát minh dòng điện một chiều tại Mỹ. Kể từ thời Edison, vào năm 1882 tại Mỹ đã bắt đầu triển khai hệ thống dòng điện một chiều 110V DC (Direct Current), được cung cấp bởi công ty General Electric của Edison. Tuy nhiên hệ thống dòng điện một chiều chưa thể tạo nên một mạng lưới điện đủ lớn để bao phủ cả một thành phố lớn hay một quốc gia. Điều này được lý giải do hệ thống điện một chiều DC chỉ có thể chạy theo hướng cố định, tương ứng với cực âm và dương cố định trên nguồn, tương tự với cách các thiết bị chạy pin chỉ hoạt động khi lắp đúng cực âm và dương.

Hàn quốc dùng điện bao nhiêu vôn năm 2024
Sau đó, cũng tại Mỹ vào năm 1888, George Westinghouse đã mua lại bằng sáng chế động cơ điện xoay chiều AC (Alternating) của Nikola Tesla để tạo nên động cơ điện xoay chiều 3 pha có thể thay đổi chiều âm dương và độ lớn biến đổi theo thời gian, mang điện áp hiệu dụng (dân dụng) định mức 240V. Để cạnh tranh, Edison đã tạo nên chiến dịch tuyên truyền rằng dòng điện xoay chiều AC rất “nguy hiểm” vì điện áp quá lớn. Nhằm chống lại chiến dịch của Edison, công ty của George Westinghouse dưới sự phục vụ của Nikola Tesla đã giảm mức điện áp định mức của dòng điện xoay chiều xuống còn 110V để chứng minh sự “an toàn” tương đương với dòng điện một chiều.

Châu Âu sử dụng 220-240V, chuyển đổi từ tần số 50Hz sang 60Hz

Tại Châu Âu vào năm 1899, dưới sự phổ biến của bóng đèn dây tóc điện áp cao, chuẩn 220V đã được áp dụng đầu tiên tại Berlin để đáp ứng được đầu ra của loại đèn này. Từ đó nhiều công ty điện lực tại Đức và Châu Âu dần dần xây dựng và phổ biến điện áp 220V dưới tần số 50Hz, nghĩa là mỗi 1/50 giây thì dòng điện sẽ quay trở về lúc ban đầu. Trong khi đó, theo Tesla, tần số 60Hz sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và hạn chế hao hụt.

Hàn quốc dùng điện bao nhiêu vôn năm 2024
Sau thế chiến lần thứ 2, dưới sự tàn phá nặng nề của chiến tranh, Châu Âu đã xây lại hệ thống điện với sự nâng cấp từ tần số 50Hz đến 60Hz để tiết kiệm điện năng hơn. Ngoài ra, tại Anh và một số vùng lân cận cũng đã nâng cấp hệ thống điện áp từ 220V lên 230V hoặc 240V.

Điện áp 110V và 220V? Cái nào lợi hơn?

Có thể thấy, giữa Châu Âu và Mỹ, hai nơi sử dụng mạng lưới điện sớm nhất đã có sự khác biệt trong tiêu chuẩn điện áp, một bên sử dụng 220V và một bên sử dụng 110V. Nhìn chung, điện áp 110V an toàn hơn vì có mức điện áp thấp giúp ít có khả năng dẫn đến cháy nổ và tính sát thương lên cơ thể ít hơn điện 220V. Về phần điện áp 220V-240V tốt hơn về khả năng truyền tải điện với hao hụt thấp khi truyền xa. Ngoài ra, mức 220V còn giảm chi phí đầu tư hạ tầng, do các trạm dẫn điện, trạm biến áp dành cho 220V sẽ tiết kiệm hơn so với 110V. Có thể thấy do các yếu tố trên, hệ thống điện dân dụng từ 220V được các nước ưa chuộng hơn, bạn có thể tham khảo qua bảng tóm tắt sau:

Điện 110V Điện 220V Mức độ an toàn An toàn hơn Kém an toàn Vốn đầu tư hạ tầng Cao hơn Thấp hơn Hiệu suất truyền tải điện Hao hụt nhiều hơn, hiệu suất thấp hơn Hiệu suất cao, giảm thiểu hao hụt Độ phổ biến Ít phổ biến Hơn 80% các quốc gia đang sử dụng

Tại sao Việt Nam dùng dòng điện 220V

Việt Nam ta bắt đầu triển khai và làm chủ mạng lưới điện từ năm 1954. Khi đó, các quốc gia đi trước, đặc biệt là Châu Âu, dưới sự ảnh hưởng lớn đã chứng minh độ tiết kiệm cũng như hiệu quả của điện áp 220V. Vì lẽ đó, Việt Nam đã lựa chọn dùng điện 220V để tối ưu chi phí đầu tư và hiệu quả truyền tải dòng điện, đặc biệt trong hoàn cảnh sau chiến tranh, kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng cần được tính toán kỹ lưỡng để tránh lãng phí tài nguyên quốc gia.

Vì sao Mỹ, Nhật lại sử dụng điện 100-110V?

Tại Mỹ, hệ thống 110-120V đã được đưa vào sử dụng từ lâu, việc thay đổi sang 220V cho cả nước sẽ gây ra sự lãng phí rất lớn cho ngân sách. Ngoài ra các thiết bị điện tử tại Mỹ cũng đã làm theo tiêu chuẩn 110V, việc thay đổi sang 220V sẽ tạo ra nhiều bất cập trong việc sử dụng song song các thiết bị tiêu chuẩn 110V và 220V, gây phiền toái cho người dùng. Châu Âu khi xưa có cơ hội đổi lên 220V, 60Hz do phải xây lại từ đầu từ chiến tranh, còn tại Mỹ vốn không gặp tổn hại về cơ sở vật chất nên không cần thay đổi.

Hàn quốc dùng điện bao nhiêu vôn năm 2024
Còn tại Nhật, tiêu chuẩn 100V đang được sử dụng rộng rãi, với tần số 50Hz tại nửa Tây và 60Hz tại nửa Đông của nước Nhật. Việc sử dụng điện áp 100V có thể giải thích do sự ảnh hưởng từ Mỹ, nước chịu trách nhiệm tái tạo hệ thống điện cho phía Tây nước Nhật và nước Anh với trách nhiệm tới tạo hệ thống điện phía Đông dù Châu Âu phổ biến điện áp 220V.

Thông tin về hiệu điện thế các nước trên thế giới

Hãy tham khảo các bản đồ bên dưới để có thể nắm rõ hơn về các hệ thống điện áp tại các quốc gia trên thế giới. Ở khu vực Châu Âu và Châu Á, hầu hết các nước đều sử dụng hệ thống điện 220V-240V, tần số 50Hz. Riêng tại Saudi Arabia, Đài Loan và một phần Nhật Bản sử dụng 100V-127V, 60Hz. Ở Hàn Quốc và phía Tây Nhật bản sử dụng 100V-127V, 50Hz. Ở Châu Mỹ, toàn bộ Bắc Mỹ và một nửa Nam Mỹ dùng điện 100-127V, 60Hz, riêng các quốc gia ở cuối Nam Mỹ, từ Bolivia cho đến Argentina sử dụng điện 220V-240V, 50Hz, còn lại các nước như Peru, một phần Brazil và Guyana dùng 220V-240V, 60Hz.

Hàn quốc dùng điện bao nhiêu vôn năm 2024

Hãy chú ý về dòng điện khi đi du lịch, mua sắm ở nước ngoài

Khi đi du lịch hoặc mua sắm đồ công nghệ ở nước ngoài. Bạn cần để ý đất nước bạn đến sử dụng chuẩn điện nào để chuyển bị các đồ công nghệ mang theo phù hợp với mức điện áp đó. Ngoài ra, khi mua sắm ở nước ngoài cần chú ý trên bao bì xem thiết bị công nghệ sử dụng chuẩn điện nào trước khi mua đem về nước. Nếu đã lỡ mua đồ công nghệ khác điện áp tiêu chuẩn của Việt Nam, bạn cần chuẩn bị các thiết bị biến áp để có thể sử dụng bình thường. Hãy lưu ý, không nên cắm sản phẩm khác dòng điện tiêu chuẩn, ví dụ cắm máy 110V vào 220V hoặc ngược lại, điều này có thể dẫn đến chập, cháy và làm hỏng thiết bị công nghệ của bạn!