Hệ số K trong Sheet Metal

Solidworks sẽ giúp bạn đơn giản hơn trong việc thiết kế kim loại tấm. Nhưng bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được công thức mà phần mềm Solidworks dựa vào đó tính toán.

Phần 2: Công thức chấn gấp

    Tính toán chiều dài trải phôi khi chấn gấp là kiến thức quan trọng trong gia công kim loại tấm để tạo ra các sản phẩm chính xác. Trong quá trình chấn gấp, kim loại xung quanh vị trí chấn gấp bị biến dạng và kéo dài. Điều này dẫn đến tăng một lượng nhỏ cho tổng chiều dài trong sản phẩm của bạn. Như vậy khi bạn thực hiện bản vẽ trải phôi, bạn phải trừ hao một lượng so với kích thước chi tiết.

Bán kính chấn gấp tối thiểu

Các yêu cầu bán kính uốn tối thiểu có thể khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng và vật liệu. Đối với các ứng dụng ngành hàng không vũ trụ, với yêu cầu an toàn hơn, giá trị có thể cao hơn. Khi bán kính ít hơn khuyến cáo, điều này có thể gây ra vấn đề nứt gãy vật liệu. Bán kính chấn gấp tối thiểu được các nhà chế tạo máy đề nghị phải bằng ít nhất 1 lần độ dày vật liệu.

Hệ số K trong Sheet Metal



Các kích thước cơ bản trong chấn gấp trên sản phẩm kim loại tấm

Chiều dài cạnh gấp tối thiểu

Chiều dài cạnh gấp phải được duy trì tránh các vết nứt và sản xuất dễ dàng.

Chiều dài cạnh gấp nhỏ nhất = 3*Độ dày của tấm + Bán kính uốn cong.

Hệ số K trong Sheet Metal


Công thức tính chiều dài cạnh gấp tối thiểu

Độ dài trừ hao cho tấm kim loại trải phẳng

Độ dài trừ hao của đường uốn cong là giá trị tính toán để xác định chiều dài tấm kim loại trải (trước khi chấn). Khi chấn, gấp phần kim loại bị giãn ra, kết quả là tấm phẳng sẽ dài ra. Tính chiều dài trừ hao cho việc giãn ra sẽ xác định được lượng cần trừ đi của cạnh chấn để sau khi chấn được chiều dài sản phẩm mong muốn.

Sơ đồ bên dưới cho thấy sơ đồ đo kích thước tiêu chuẩn khi sử dụng công thức trừ hao uốn cong

Độ dài trừ hao BD được định nghĩa là phần chênh lệch giữa tổng chiều dài các cạnh và chiều dài tấm trải ban đầu.

Hệ số K trong Sheet Metal


Công thức tính chiều dài cạnh gấp tối thiểu

Lf = chiều dài tấm trải

BD = Độ dài trừ hao cho tấm trải

R = bán kính uốn cong bên trong

K = t / T (hệ số)

= độ dày vật liệu

t = khoảng cách từ bên trong mặt vào đường trung bình

Để đơn giản, chúng tôi chỉ giới thiệu công thức cho chấn 90 độ, các góc khác nhau chúng tôi khuyến nghị khách hàng tinh chỉnh từ trường hợp chấn 90 độ

Uốn cong 90 độ, công thức đơn giản hóa là:

BD=R*(2-A)+T*(2-K*A)

Hệ số K

Hệ số K được xác định bằng công thức: K=t/T

và thường là giữa 0,3 và 0,5.

Việc tính toán hệ số K sẽ mất nhiều thời gian và khó hiểu cho người vận hành. Do đó, các chuyên gia đã đưa ra bảng thực nghiệm xác định hệ số K như sau:

Bán kính

Nhôm

Thép

Vật liệu mềm

Vật liệu trung bình

Vật liệu cứng

0 đến độ dày

0.42

0.44

0.46

Độ dày tới 3 x dày

0.46

0.47

0.48

Lớn hơn 3 x dày

0.50

0.50

0.50

Nguồn: catcnc