Hệ thống xử lý nước thải làng nghề

Thời gian qua, TP Hà Nội đã xây dựng đề án bảo vệ môi trường làng nghề, triển khai nhiều giải pháp từ tuyên truyền thay đổi nhận thức cho người dân đến những giải pháp về kỹ thuật, công nghệ, quy hoạch. Từ đó, đã có những tín hiệu khả quan về môi trường làng nghề.

Nhận rộng mô hình

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề bún Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Hợp tác xã (HTX) Phú Đô đã phối hợp cùng Viện Khoa học năng lượng tiến hành nghiên cứu và đưa ra các mô hình tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải và ô nhiễm môi trường. Việc ứng dụng mô hình tiết kiệm năng lượng, sử dụng máy móc hiện đại đã giảm lượng nước thải ra môi trường.

Hiện nay, HTX đã và đang xử lý nước thải bún bằng bùn hoạt tính dễ thực hiện, hiệu quả cao.

Quy trình xử lý gồm ba bước cơ bản: Nước thải bún được để lắng 18 giờ, sau đó pha loãng theo tỷ lệ 1 nước thải sản xuất/2 nước thải sinh hoạt và bổ sung bùn hoạt tính theo tỷ lệ 5%, tại đây quá trình sục khí được diễn ra trong 21 giờ đồng hồ. Sau đó nước thải được để lắng rồi thải ra ngoài. Kết quả thu được là giá trị COD đã giảm từ 7.800mg/l xuống còn 192 mg/l, hiệu suất đạt 98%.

Cũng tại Hà Nội, ô nhiễm môi trường là vấn đề “đau đầu” đối với làng nghề làm miến Dương Liễu, huyện Hoài Đức. Trước thực trạng trên, HTX Dương Liễu  đầu tư hơn 250 triệu đồng để xây dựng bể lắng lọc dung tích 50 m3. Với công suất chế biến khoảng 200 tấn củ dong/ngày, đã đảm bảo được vấn đề xử lý lượng nước thải phát sinh hằng ngày.

Hệ thống xử lý nước thải làng nghề

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cần sớm xây dựng quy chuẩn

Để làng nghề phát triển bền vững, khâu quan trọng nhất là vấn đề xử lý môi trường trong quá trình sản xuất. Ts. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, hệ thống làng nghề của Thủ đô rất đa dạng, bởi vậy, chất thải và nguồn xả thải của mỗi một làng nghề có đặc thù riêng.

Tùy theo từng loại hình làng nghề và điều kiện kinh tế để áp dụng những giải pháp xử lý khác nhau.

Do đó, các cơ quan quản lý môi trường ở địa phương trên địa bàn Hà Nội có làng nghề cần phải sớm xây dựng những quy chuẩn đặc thù về nước thải cho từng làng nghề và có biện pháp giám sát, quản lý chặt chẽ.

Một số làng nghề nước thải có nhiều hóa chất độc hại, cần phải thu gom nước thải tập trung và có những biện pháp xử lý giống như nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường.

Tuy nhiên, với các làng nghề có diện tích lớn hoặc tập trung xen kẽ vẫn có thể áp dụng biện pháp xử lý phân tán, sau đó mới đưa vào xử lý chung.

Đặc biệt, phải hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển và bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn Hà Nội. Các cơ sở làng nghề cần thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ bảo vệ môi trường, trong đó có cả thu phí bảo vệ môi trường với các làng nghề gây ô nhiễm.

Cùng với đó, xây dựng cơ chế vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo nguyên tắc, ai xả nước thải gây ô nhiễm người đó phải trả tiền. Đây là giải pháp rất quan trọng để đưa ra những phương án, quy trình, biện pháp giám sát, kịp thời phát hiện trường hợp không xử lý nước gây ô nhiễm.

K.Linh

Hệ thống xử lý nước thải làng nghề

Nguồn nước trên sông Ngũ Huyện Khê đang được cải thiện.

Tự xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại chỗ theo phương thức tuần hoàn đang được áp dụng tại 2 CCN Phú Lâm (Tiên Du) và làng nghề sản xuất Giấy phường Phong Khê (thành phố Bắc Ninh). Đây là giải pháp xử lý nước thải thông minh cho các làng nghề, vừa chống ô nhiễm môi trường, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, cần được nhân rộng.

CNC-800M là công nghệ xử lý nước thải thông minh của Công ty CP Phát triển và Đầu tư công nghệ cao Việt Nam đang được đưa vào thử nghiệm và sẽ nhân rộng tại CCN Giấy Phong Khê. Với các tính năng vượt trội: Nhỏ, gọn, dễ lắp đặt, dễ bảo trì, bảo dưỡng, vận hành, chiếm diện tích sử dụng ít, nhất là chi phí ban đầu thấp, chỉ bằng 1/3 so với chi phí đầu tư công nghệ cũ, bảo đảm 100% nước phát sinh trong quá trình sản xuất được xử lý để tái sử dụng cho sản xuất, sinh hoạt. Ông Phạm Văn Đức, Giám đốc Công ty TNHH Giấy Tân Hoàng Nga, CCN Phong Khê II, đơn vị tiên phong lắp đặt hệ thống này nhận định: Tận dụng được các bồn, bể chứa trong hệ thống sản xuất thông qua máy xử lý nước thải CNC-800M có thể xử lý nước đạt cấp độ 1, bảo đảm hết mùi hôi thối, nước trong, không còn bị cứng, sử dụng vào mục đích tái sản xuất hiệu quả. Một phần nước thải tiếp tục chạy qua hệ thống xử lý lõi của CNC-800M để xử lý, chất lượng nước đạt giá trị C, cột A, bảo đảm quy chuẩn Việt Nam, có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt và một số công đoạn sản xuất đòi hỏi nước đạt cột A. Công nghệ này giúp cơ sở sản xuất tiết kiệm chi phí nước sạch và chi phí đầu tư ban đầu, rất phù hợp cho ngành sản xuất giấy.

Hệ thống xử lý nước thải làng nghề

Điều khiển tự động hệ thống xử lý nước thải thông minh.

Qua xem xét, kiểm tra, giám sát hoạt động của công nghệ xử lý nước thải CNC-800M, ông Nguyễn Đình Phương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Kết quả bước đầu cho thấy các tính năng vượt trội, nước không xả thải ra môi trường không còn mùi hôi thối và có thể tái sử dụng. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, chủ đầu tư, các doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống này để đánh giá khách quan nhất, nếu bảo đảm các quy chuẩn môi trường sẽ khuyến khích áp dụng rộng rãi trong các làng nghề sản xuất giấy.

Sau nhiều động thái tích cực của tỉnh về giải quyết triệt để ô nhiễm môi trường CCN Phú Lâm (Tiên Du), phường Phong Khê (thành phố Bắc Ninh), hiện nay, cơ bản các cơ sở sản xuất đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, khí thải, không xả trực tiếp ra môi trường như thời gian trước. Nguồn nước tại sông Ngũ Huyện Khê đạt loại B1 theo quy chuẩn QCVN 08:2015/BTNMT. Đường làng, ngõ xóm được dọn dẹp, cống rãnh được khơi thông. Ý thức người dân và chủ cơ sở sản xuất nâng lên, đồng thuận cao với sự chỉ đạo quyết liệt, công tâm, khách quan của tỉnh. Khoảng 80% cơ sở sản xuất đã khôi phục hoặc lắp đặt mới hệ thống xử lý nước thải theo phương thức tuần hoàn: Nước từ máy sản xuất giấy được thu gom vào bể thu hồi, qua hệ thống sàng nghiêng thu lấy lại bột giấy rồi chảy xuống bể lắng, qua tuyển nổi sẽ phân loại bùn và nước trong, sau đó nước trong lọc qua bể phân phối bằng các công nghệ khử mùi, hóa chất độc hoại, một phần tái sản xuất, một phần tiếp tục lọc qua hệ thống lõi của máy xử lý, vào bể trung gian, thông qua lọc áp lực để nước đạt tiêu chuẩn cột A, có thể sử dụng vào mục đích sinh hoạt. Giải pháp công nghệ này khắc phục hoàn toàn các hóa chất độc hại, mùi hôi thối của nước thải trong quá trình sản xuất giấy, không gây ô nhiễm môi trường và tiết kiệm khối lượng lớn nước sản xuất và sinh hoạt cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề.

Quyết tâm của tỉnh phải xử lý cơ bản được ô nhiễm môi trường tại Phong Khê và Phú Lâm bằng chủ trương: Các cơ sở sản xuất chỉ được phép hoạt động khi nước thải của hệ thống phải tuần hoàn 100%, không cho phép nước thải ra ngoài môi trường. Sau đó sẽ gắn quan trắc online trực tiếp tại các cơ sở này để theo dõi thường xuyên, gửi đường truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan, nhằm giám sát chặt chẽ nguồn xả thải của làng nghề. Cùng với làm sạch nguồn nước, các cơ sở sản xuất phải hoàn thành công trình bảo vệ môi trường và được cơ quan chức năng công nhận mới có thể tiếp tục sản xuất (hiện tại doanh nghiệp cơ bản ngừng hoạt động để khắc phục các hành vi vi phạm Luật Môi trường). Hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn sẽ là giải pháp tối ưu cho các làng nghề sản xuất giấy hiện nay.