Hiến máu ở Viện Huyết học được bao nhiêu tiền

Từ 1/11/2018, chế độ hỗ trợ đối với người hiến máu, bao gồm cả hiến máu lấy tiền và hiến máu tình nguyện không lấy tiền sẽ được áp dụng theo Thông tư 20/2018/TT-BYT.

Phân tích cụ thể, TS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, cho biết, mức chi bình quân tối đa đối với ăn uống tại chỗ cho người hiến máu (cả người hiến máu tình nguyện không lấy tiền và người hiến máu lấy tiền): 30.000 đồng/người/lần hiến máu.

Cùng đó, thông tư sửa đổi cũng quy định số tiền chi trực tiếp cho người hiến máu toàn phần, cụ thể: một đơn vị máu có thể tích 250 ml: 195.000 đồng; một đơn vị máu có thể tích 350 ml: 320.000 đồng; một đơn vị máu có thể tích 450 ml: 430.000 đồng.

Số tiền chi trực tiếp cho người hiến gạn tách các thành phần máu là 400.000 đồng (với một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 - 400 ml); 600.000 đồng (thể tích từ trên 400 -500 ml); và 700.000 đồng (thể tích từ trên 500 - 650 ml).

Hiến máu ở Viện Huyết học được bao nhiêu tiền

MC Minh Hà vừa tham gia hiến máu tình nguyện tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Theo TS Khánh, với người hiến máu tình nguyện không lấy tiền có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu là 100.000 đồng đối với một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng; 150.000 đồng cho một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng; và 180.000 đồng cho một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.

Cùng đó người hiến tình nguyện gạn tách các thành phần máu có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu tương đương từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng, tuỳ thể tích chế phẩm máu. Chi hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện: Mức chi bình quân tối đa là 50.000 đồng/người/lần hiến máu.

BS Khánh cho biết trước đây, những người hiến máu tình nguyện thường nhận quà tặng là gấu bông, USB hay một số vật dụng khác thì từ ngày 1/11 vừa qua, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương lựa chọn sử dụng gói xét nghiệm quà tặng cho người hiến máu tại các điểm hiến máu.

Theo người đứng đầu Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, chỉ một lần hiến máu, ngoài các thông tin về nhóm máu và kết quả sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường máu, người hiến máu có thể biết thêm những thông tin hữu ích về sức khoẻ như: Số lượng các thành phần tế bào máu, chức năng gan, thận, chẩn đoán sớm và kiểm soát nguy cơ các bệnh tim mạch, tiểu đường, các bệnh về máu, tầm soát ung thư...

Người hiến có thể thực hiện xét nghiệm máu ngay tại lần hiến máu tình nguyện hoặc nhận giấy hẹn để thực hiện trong một dịp khác.

Được biết, sau hơn 1 tháng triển khai Thông tư 20 đã có hơn 2.000 người hiến máu lựa chọn nhận gói xét nghiệm, chiếm 60% những người tự nguyện đến hiến máu tại viện.

Theo TS Bạch Quốc Khánh, dù đã có nhiều sự kiện hiến máu được lên kế hoạch tổ chức như: Ngày hội trái tim tình nguyện (đầu tháng 12, tiếp nhận gần 2.500 đơn vị máu), Noel yêu thương, giọt hồng hi vọng, Tết đoàn viên, Tết hồng cho em và ngày hội Chủ nhật Đỏ... nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu.

Theo đó, trong 3 tháng cuối năm và Tết Nguyên đán, Viện cần tối thiểu 90.000 đơn vị máu. Nhưng các lịch hiến máu dự kiến tiếp nhận được 75.000 đơn vị. Như vậy, Viện vẫn cần tối thiểu 15.000 đơn vị nữa.

Theo quy định của Bộ Y tế, một đơn vị máu và chế phẩm máu đạt chuẩn truyền cho bệnh nhân tại cơ sở y tế có mức giá khác nhau tùy từng loại và thể tích. Các sản phẩm truyền máu hiện nay gồm máu toàn phần, khối hồng cầu từ máu toàn phần, huyết tương tươi đông lạnh, huyết tương đông lạnh, huyết tương giàu tiểu cầu, khối tiểu cầu, tủa lạnh, khối bạch cầu, tủa lạnh yếu tố VIII bất hoạt virus.

Sản phẩm có giá thấp nhất là huyết tương đông lạnh 30 ml với 55.000 đồng. Giá cao nhất là các khối tiểu cầu, khối bạch cầu gạn tách 250-500 ml, dao động khoảng hơn 900.000 đến hơn 1,1 triệu đồng. Loại sử dụng nhiều là máu toàn phần giá từ 110.000 đến 870.000 đồng một túi tùy thể tích. Tuy nhiên, bệnh nhân truyền máu hiện nay đã được bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán.

Nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao mọi người hiến máu tình nguyện, không lấy tiền nhưng người bệnh truyền máu lại phải trả tiền khi sử dụng máu?

Theo đại diện Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM, đơn vị phụ trách Ngân hàng máu TP HCM - nơi dự trữ máu có quy mô hàng đầu cả nước, mức giá máu hiện nay được Bộ Y tế căn cứ và quy định dựa trên các chi phí để xử lý một túi máu đạt tiêu chuẩn. Chi phí này có thể chia thành ba giai đoạn, gồm: vận động và tổ chức hiến máu, điều chế - lưu trữ - cấp phát; truyền máu.

Trong đó, giai đoạn vận động và tổ chức hiến máu gồm các khâu như tuyên truyền vận động, khám tuyển chọn người hiến máu, tuyên dương khen thưởng, xét nghiệm sàng lọc ban đầu cho một số người, tiếp nhận máu (còn gọi là hiến máu), theo dõi sau hiến máu, trao quà và giấy chứng nhận hiến máu.

Theo quy định hiện nay, người hiến máu được bồi dưỡng một phần quà trị giá lần lượt 100.000, 150.000 hoặc 180.000 đồng, tương đương với thể tích máu hiến 250, 350 hay 450 ml, cùng chi phí đi lại bằng tiền mặt 50.000 đồng và suất ăn tại chỗ trị giá 30.000 đồng sau khi hiến máu. Số tiền bồi dưỡng cho người hiến chiết tách thành phần máu như tiểu cầu sẽ cao hơn vì đòi hỏi phải tốn thời gian nhiều hơn, khoảng 1-2 giờ.

Giai đoạn điều chế - lưu trữ - cấp phát gồm nhiều bước như tiếp nhận máu, xét nghiệm sàng lọc, sản xuất (hay còn gọi là điều chế, hoặc chiết tách), bảo quản lưu trữ, cấp phát và vận chuyển đến các bệnh viện. Giai đoạn truyền máu tại các bệnh viện gồm các hoạt động bảo quản lưu trữ trước truyền máu, thực hiện các xét nghiệm thuận hợp, truyền máu và theo dõi xử trí các biến chứng trong, sau truyền máu (nếu có).

Những giai đoạn này đòi hỏi phải tốn chi phí cho công tác tổ chức, cơ sở vật chất, nhân lực, xét nghiệm sàng lọc ban đầu (định nhóm máu, xét nghiệm Hemoglobin, xét nghiệm nhanh HBsAg cho một số người hiến máu), vật tư y tế tiêu hao như bông băng, gòn, gạc, dung dịch sát khuẩn, vật tư y tế cho việc lấy máu; túi nhựa dẻo có chất chống đông để chứa máu.

Máu thu về được xét nghiệm sàng lọc các tác nhân virus như HBV, HCV, HIV, xoắn khuẩn giang mai bằng phương pháp miễn dịch học và phương pháp sinh học phân tử, xét nghiệm kháng thể bất thường, định nhóm máu. Tiếp đó, các chi phí điều chế và thẩm định chế phẩm máu, hệ thống kho lạnh bảo quản, lưu trữ máu và các thành phần máu, tiêu hủy đơn vị máu không đạt chuẩn, vận chuyển máu đến các bệnh viện cũng tốn kém đáng kể. Các bệnh viện tiếp nhận máu phải chi tiền đầu tư lưu kho, bảo quản, xét nghiệm tìm đơn vị máu phù hợp người bệnh, chi phí dụng cụ truyền máu.

Ngoài ra, để đảm bảo vận hành tốt quy trình quản lý, sản xuất của một ngân hàng máu, cần thêm các chi phí cho hệ thống phần mềm quản lý túi máu từ đầu vào đến đầu ra, nhân sự, trang thiết bị định kỳ cần mua mới, thay thế, bảo trì, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý chất lượng, kiểm soát chất thải, trang thiết bị bảo hộ lao động...

Hiến máu ở Viện Huyết học được bao nhiêu tiền

Hiến máu. Ảnh: bonsecours

Theo quy định, người hiến máu tình nguyện trong trường hợp phải truyền máu tại các cơ sở y tế công lập sẽ được miễn trả tiền máu bằng số lượng máu đã hiến. Quy định này dựa vào Thông tư 182 của Bộ Tài chính năm 2009. Nhiều người băn khoăn liệu cha mẹ, vợ/chồng, con cái, anh chị em ruột có được quyền dùng lại suất máu của người thân đã hiến?

Về vấn đề này, bác sĩ ở Ngân hàng máu TP HCM cho rằng hiến máu là hoạt động thiện nguyện, không thể đòi hỏi bồi hoàn lại lượng máu miễn phí cho người thân của người hiến. Từ năm 2009, Việt Nam áp dụng hình thức trả lại lượng máu cho người hiến để khuyến khích hiến máu, trong bối cảnh chưa nhiều người hưởng ứng hoạt động này. "Có thể sắp tới, quy định này sẽ không còn, để đảm bảo đúng tinh thần thiện nguyện, đặc biệt là người truyền máu có thẻ bảo hiểm y tế đều được thanh toán", bác sĩ nói.

Hiện, các nước trên thế giới đều theo mô hình vận động hiến máu miễn phí và truyền máu cho bệnh nhân có thu phí. Hầu hết các nước đều không tặng túi máu trở lại cho người hiến khi cần.

Theo bác sĩ, hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp, việc hiến máu tình nguyện không thể tính bằng tiền. Nếu người dân không tích cực tham gia hiến máu thì bệnh nhân sẽ không có máu để truyền, bác sĩ không thể cứu chữa người bệnh. Hiện, máu không thể được tạo ra từ quá trình sản xuất công nghiệp trong các nhà máy và nếu không có người hiến máu, ngành y tế không có nguyên liệu để điều chế máu và các thành phần máu.