Họ nguyễn là dân tộc gì

- Họ Nguyễn có tỷ lệ đông nhất trong cơ cấu dân số Việt Nam với khoảng gần 40% dân số. Xếp sau đó lần lượt là các họ Trần, Lê, Phạm.

Họ nguyễn là dân tộc gì

1. Họ Nguyễn là dòng họ phổ biến thứ mấy trên thế giới?

  1. 1
  1. 2
  1. 3
  1. 4

Đáp án: Họ Nguyễn là dòng họ phổ biến thứ 4 trên thế giới với khoảng 36 triệu người. Xếp trước đó là 3 dòng tộc Lee, Zhang,Wang, đều thuộc về đất nước Trung Quốc.

Họ nguyễn là dân tộc gì

2. Quốc gia nào cũng có dòng họ Nguyễn mà không phải Việt kiều ?

  1. Triều Tiên

Đáp án: Họ Nguyễn cũng xuất hiện tại Triều Tiên. Họ này trong phiên âm tiếng Triều Tiên là Won hay Wan. Tuy nhiên, tỉ lệ người mang họ Nguyễn ở Triều Tiên rất ít.

  1. Nhật Bản
  1. Indonesia
  1. Singapore

Họ nguyễn là dân tộc gì

3. Năm 1232, nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ bắt con cháu nhà Lý đổi sang họ Nguyễn với lý do gì?

  1. Để được hưởng bổng lộc
  1. Để tránh bị phạm húy

Đáp án: Sau khi nhà Lý suy vong, Trần Thủ Độ bắt con cháu nhà Lý đổi sang họ Nguyễn với lý do phạm húy. Ông nội của vua Trần Thái Tông có tên là Trần Lý.

  1. Để tránh bị trả thù
  1. Để cho dễ gọi tên

Họ nguyễn là dân tộc gì

4. Ngoài việc là tên một dòng họ, từ “Nguyễn” còn có ý nghĩa gì khác?

  1. Là một từ chỉ màu sắc
  1. Là một từ chỉ mùi hương
  1. Là một loại nhạc cụ

Đáp án: Chữ "Nguyễn" ngoài nghĩa là một tên họ phổ biến của người Việt, nó còn có nghĩa gốc là tên của một nhạc cụ cổ xưa. Trong tiếng Hán, chữ Nguyễn được phiên âm là Ruǎn (tiếng Quan Thoại) hoặc Yuen (tiếng Quảng Đông) và được viết là 阮 .

  1. Là một loại binh khí

Họ nguyễn là dân tộc gì

5. Lý do chủ yếu khiến 40% dân số Việt Nam mang họ Nguyễn là gì?

  1. Do trong 1000 năm Bắc thuộc bị người Trung Quốc áp đặt
  1. Do họ Nguyễn dễ phát âm và dễ ghi chép
  1. Do có nhiều vị vua thời đại phong kiến mang họ Nguyễn

Đáp án: Trong thời phong kiến, việc người dân cải họ theo họ Vua là rất phổ biến, một phần vì nể trọng, một phần để được hưởng bổng lộc, dễ thăng tiến trong xã hội. Thêm vào đó, tục phong quốc tính (cho mang họ vua) dưới thời Nguyễn là cách mà các vua chúa làm để trả ơn cho những người có công với triều đình. Ví dụ, Huỳnh Tường Đức có công với Gia Long được đổi thành Nguyễn Huỳnh Đức.

  1. Do người họ Nguyễn hay di cư, khai khẩn đất đai

Trường Giang

- Trong lịch sử Việt Nam từng xuất hiện những ông vua được tương truyền với dung mạo kỳ vĩ hay những tích khác thường.

Nguyễn (chữ Nôm: 阮) là một họ của . Đây là họ phổ biến nhất của người Việt. Tuy vậy, ở các dân tộc chính khác của phương Đông, nó không phải là họ có số lượng lớn, thậm chí còn là họ hiếm. Họ này cũng xuất hiện trong cuốn sách cổ liệt kê các họ của người Trung Quốc – Bách gia tính – ở vị trí thứ 130.

Các cách viết

  • Chữ Hán: 阮
  • Bính âm Hán ngữ: Ruǎn, Yuán
  • Chữ Hàn (Hangul): 완, 원
  • Romaja quốc ngữ (dùng ở Hàn Quốc): Wan, Won
  • McCune–Reischauer (dùng ở Triều Tiên): Wan, Wŏn
  • Bình giả danh (Hiragana): げん
  • Rōmaji: Gen
  • Chữ Quốc ngữ: Nguyễn
  • Tiếng Anh: Nguyen, Ruan, Wan, Yuen
  • Tiếng Malaysia: Ngwan
  • Viết tắt: Ng̃

Ngoài các cách viết trên, họ Nguyễn còn có nhiều cách kí âm latin khác trong cộng đồng Hoa ngữ như Juan (ở Đài Loan), Un (ở Áo Môn), Yuen (ở Hương Cảng); Jyun (trong tiếng Việt); Nguang (trong tiếng Triều Châu); Ngiôn (trong tiếng Khách Gia); Wee, Ńg (trong tiếng Phúc Kiến)…

Ở Trung Quốc, Hàn Quốc, họ 阮 ở một số địa phương được đọc là Nguyên. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chữ 阮 chỉ có 1 cách phiên âm là Nguyễn. Cách đọc Nguyên có thể là do họ 邧 (Nguyên) được viết sai mà thành.

Nguồn gốc và lịch sử

1. Theo Nguyên Hoà tính toản và Vạn tính thống phổ, con Cao Dao (皋陶) được ban đất Yển (偃) nên lấy Yển làm họ. Họ Yển lập nước Nguyễn (vào đời Thương). Nước bị diệt, vương tộc nước này đã nhận Nguyễn làm họ. 2. Vào khoảng thời Tần – Hán, người quận Cửu Nguyễn (九阮) đã lấy tên địa danh, sau rút gọn lại thành Nguyễn làm họ.[1] 3. Theo Xuân Thu công tử phổ, con cháu công tử Phong Hựu (豐又) nước Trịnh thời Xuân Thu nhân tổ tiên có tên chữ là Thạch Quý (石癸) đã lấy Thạch làm họ. Đến cuối đời Đông Tấn (TK V), do tránh chiến loạn có chi đã di cư đến Nguyễn Thố (阮厝; Chiết Giang, Trung Quốc), nhân đó đã đổi họ thành Nguyễn. 4. Theo Nam sử và Tính thị khảo lược, cung phi của Lương Vũ Đế (thế kỉ VI) là Thạch Lệnh Doanh (石令嬴) được vua ban họ Nguyễn. Gia tộc họ Thạch đã có chi đổi họ sang Nguyễn. 5. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, năm 1232, Thái sư Trần Thủ Độ buộc con cháu nhà Lý phải đổi sang họ Nguyễn để tránh huý Trần Lý (陳李, ông Thái Tông Trần Cảnh). 6. Theo Thế phả dòng họ Nguyễn Phúc, sau khi nhà Mạc bị diệt, một bộ phận con cháu nhà Mạc chạy xuống phía Nam nương nhờ chúa Nguyễn và đã đổi sang họ Nguyễn. 7. Sau khi chúa Trịnh bị diệt, con cháu cũng đổi sang họ Nguyễn để tránh bị bắt. 8. Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, ông của vua Quang Trung là Hồ Phi Tiễn đã đổi sang họ vợ là Nguyễn. 9. Thời Nguyễn, luật pháp quy định những người mang họ vua được hưởng nhiều quyền lợi hơn. Do đó, dân chúng (nhất là những người mang tội) đã đổi sang họ Nguyễn. Ở Việt Nam, các triều như Trần, Mạc sau khi bị lật đổ, con cháu thường đổi sang họ khác, trong đó chủ yếu là Nguyễn.

Về thuỷ tổ, Nguyễn Thước, cha Nguyễn Bặc (khai quốc công thần nhà Đinh), được xem là thuỷ tổ của họ Nguyễn ở Việt Nam. Mặc dù trước ông cũng có một số nhân vật lịch sử mang họ Nguyễn. Nhân vật đầu tiên mang họ này xuất hiện ở Việt Nam là Nguyễn Phu – Thứ sử Giao Châu (thế kỉ IV). Trong khi đó, ở Trung Quốc, Cao Dao được xem là thuỷ tổ họ này. Theo cuốn Nhìn lại lịch sử của Bùi Văn Nguyên (2003, NXB Văn hoá Thông tin), Nam Việt Vũ Vương Triệu Đà họ Nguyễn và là hậu duệ của vua Hùng. Như vậy, họ Nguyễn ở Việt Nam đã xuất hiện từ khoảng thế kỉ III TCN. Nhưng theo Sử kí của Tư Mã Thiên thì Triệu Đà họ Triệu, là người Chân Định (Hà Bắc, Trung Quốc), không liên quan gì tới Bách Việt. Những thông tin như kiểu trên còn xuất hiện trong nhiều bài viết của Bùi Văn Nguyên cũng như những tác giả khác như Đỗ Tòng, Hà Tùng Tiến, Nguyễn Văn Tằng, Võ Trọng Thái… có lẽ bắt nguồn từ cuốn Cổ Lôi ngọc phả truyền thư (cổ thư của tộc Nguyễn ở làng Văn Nội, Hà Nội). Cổ thư đã nêu rõ tên tuổi của các vua Hùng, Đế Minh, Đế Nghi đều là họ Nguyễn. Tuy nhiên, cuốn truyền thư này đã đảo lộn hoàn toàn lịch sử Việt Nam đã được công nhận và có sự sai khác khá rõ so với những cuốn sử chính thống. Do vậy, nếu lấy đây làm cơ sở thì thật chưa thoả đáng. Vả lại, truyền thư này cũng chưa được chứng minh về độ tin cậy.

Họ Nguyễn sinh sống chủ yếu ở Việt Nam và dòng họ lớn nhất là Nguyễn Phúc (bắt đầu từ Nguyễn Bặc). Dòng họ này đã kiểm soát vùng đất phía nam Việt Nam (gọi là Đàng Trong) từ 1600 đến 1774. Đến 1802, Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long) lập nên triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam gọi là Nhà Nguyễn và đặt tên nước là Đại Nam (1820).

Một triều đại phong kiến khác do họ Nguyễn đứng đầu là Tây Sơn, tồn tại trong khoảng 1788 – 1802, do 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lập nên (nguyên họ Hồ).

Họ Nguyễn Việt Nam có nguồn gốc từ đâu?

Trong lịch sử Việt Nam, có hai triều đại chính thức mang họ Nguyễn là nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn có nguồn gốc từ lực lượng chúa Nguyễn cát cứ ở Đàng Trong; nhà Tây Sơn có nguồn gốc từ họ Hồ, tuy nhiên đã đổi thành họ Nguyễn.

Việt Nam họ gì nhiều nhất?

Các họ phổ biến của người Việt.

Tại sao họ Nguyễn lại động nhất?

Họ Nguyễn vốn đã đông lại càng đông khi trở thành dòng họ thống trị Đàng Trong và sau đó là toàn bộ đất nước. Hơn 300 năm với 9 đời chúa và 13 đời vua, dòng họ này càng phát triển mạnh. Đó là chưa kể những gia tộc đổi sang họ Nguyễn do được vua ban quốc tính (họ của vua) như một phần thưởng cao quý.

Họ Nguyễn có ý nghĩa gì?

Tên họ này có nghĩa là “vua.” Nguyễn là họ thông dụng nhất tại Việt Nam, với khoảng 40% người dân mang họ này. Làn sóng di cư đã đưa họ này tới Australia (đứng vị trí thứ 7 tại nước này), Pháp (vị trí 54) và Mỹ (vị trí 57 theo điều tra dân số năm 2000).