Hội đồng giám định y khoa tiếng anh là gì năm 2024

Việc giám định nói chung cần phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn, bằng cấp, được đào tạo và bổ nhiệm theo quy định. Chính vì vậy, cơ cấu, tổ chức của Hội đồng giám định, Hội đồng y khoa được pháp luật quy định rất chặt chẽ, cụ thể. Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết

Hội đồng giám định là Tổ chức bao gồm các giám định viên được cơ quan có thẩm quyền thành lập để tiến hành việc giám định theo trưng cầu giám định.

Có hai loại hội đồng giám định: hội đồng giám định tư pháp và hội đồng giám định không mang tính chất tư pháp.

Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý về lĩnh vực cần giám định quyết định thành lập Hội đồng để thực hiện giám định lại lần thứ hai. Hội đồng giám định gồm có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định. Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật giám định tư pháp.

Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.

Hội đồng giám định tiếng Anh là Inspection Council.

Hội đồng giám định y khoa: Medical survey council

2. Giám định y khoa là gì?

Giám định y khoa là giám định bệnh tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến người đi kháng chiến và con đẻ của họ. Ngoài ra, giám định y khoa còn được sử dụng cho các công ty có quyết định chính xác về các trường hợp nghỉ hưu sớm, mất sức lao động, tai nạn nghề nghiệp… Người lao động có thể dựa vào kết quả giám định y khoa để được hưởng các quyền lợi hợp pháp, xứng đáng.

3. Cơ cấu, tổ chức Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh:

Cơ cấu, tổ chức Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh được quy định tại Điều 5 Thông tư 52/2016/TT-BYT quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác và hoạt động của Hội đồng Giám định y khoa các cấp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Cụ thể là:

3.1. Cơ cấu tổ chức, vị trí pháp lý:

  1. Mỗi tỉnh, thành phố thành lập 01 (một) Hội đồng GĐYK do Giám đốc Sở Y tế quyết định thành lập;
  2. Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là tổ chức không có biên chế riêng, bao gồm những thành viên làm việc kiêm nhiệm có trình độ chuyên môn y tế;
  3. Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có con dấu riêng sử dụng trong việc xác nhận Biên bản GĐYK sau khi Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã họp kết luận. Hội đồng GĐYK cấp tỉnh không có tư cách pháp nhân, không có tài khoản riêng;
  4. Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là 05 (năm) năm, kể từ ngày ký quyết định thành lập Hội đồng.

3.2. Thành phần Hội đồng GĐYK cấp tỉnh gồm có 05 (năm) người, trong đó:

  1. Chủ tịch là Lãnh đạo Sở Y tế;
  2. 02 Phó Chủ tịch:

– 01 Phó Chủ tịch Thường trực là Lãnh đạo Trung tâm GĐYK cấp tỉnh;

– 01 Phó Chủ tịch Chuyên môn là Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh.

3. 01 Ủy viên thường trực là viên chức Trung tâm GĐYK tỉnh, thành phố và đã được bổ nhiệm làm GĐV.

4. 01 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có thể mời GĐV thuộc danh sách GĐV của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng trước đó tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK và được coi là Ủy viên chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh trong phiên họp đó.

3.3. Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là Trung tâm GĐYK tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Thành phần Hội đồng GĐYK cấp Trung ương

Thành phần Hội đồng GĐYK Trung ương I gồm có 05 (năm) người, trong đó:

– Chủ tịch là Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai;

– 01 Phó Chủ tịch là Lãnh đạo Viện GĐYK, thuộc Bệnh viện Bạch Mai;

– 01 Ủy viên thường trực là viên chức của Viện GĐYK đã được bổ nhiệm làm GĐV;

– 02 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK Trung ương I.

Thành phần Hội đồng GĐYK Trung ương II gồm có 05 (năm) người, trong đó:

– Chủ tịch là Lãnh đạo Bệnh viện C Đà Nẵng;

– 01 Phó Chủ tịch là Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng (Phòng hoặc Trung tâm GĐYK, thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng);

– 01 Ủy viên thường trực là viên chức của Cơ quan thường trực Hội đồng đã được bổ nhiệm làm GĐV.

– 02 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK Trung ương II.

Thành phần Hội đồng GĐYK Trung ương III gồm có 05 (năm) người, trong đó:

– Chủ tịch là Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy;

– 01 Phó Chủ tịch là Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng (Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy);

– 01 Ủy viên thường trực là viên chức của Cơ quan thường trực Hội đồng đã được bổ nhiệm làm GĐV;

– 02 Ủy viên chuyên môn là GĐV của Hội đồng GĐYK Trung ương III.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng GĐYK cấp Trung ương có thể mời GĐV thuộc danh sách GĐV của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương đã khám giám định cho đối tượng tham dự phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK và được coi là Ủy viên chuyên môn của Hội đồng GĐYK cấp Trung ương trong phiên họp đó.

Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp Trung ương:

– Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK Trung ương I là Viện Giám định y khoa thuộc Bệnh viện Bạch Mai, người làm việc trong Cơ quan thường trực thuộc biên chế của Bệnh viện Bạch Mai và chuyên trách thực hiện công tác GĐYK;

– Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK Trung ương II là Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng, người làm việc trong Cơ quan thường trực thuộc biên chế của Bệnh viện C Đà Nẵng và chuyên trách thực hiện công tác GĐYK;

– Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK Trung ương III là Phòng hoặc Trung tâm GĐYK thuộc Bệnh viện Chợ Rẫy, người làm việc trong Cơ quan thường trực thuộc biên chế của Bệnh viện Chợ Rẫy và chuyên trách thực hiện công tác GĐYK.

4. Nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của Hội đồng giám định y khoa cấp Tỉnh:

Thứ nhất, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh

– Khám giám định lần đầu và khám giám định lại theo quy định của pháp luật cho các đối tượng đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống tại tỉnh, thành phố thuộc địa bàn.

– Không giám định lại các trường hợp đã được Hội đồng GĐYK cấp Trung ương kết luận với cùng một nội dung giám định.

Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh chỉ được thực hiện công tác giám định thuộc các trường hợp phục vụ cho những đối tượng thuộc sự quản lý của cấp tỉnh, phục vụ cho mục đích nghỉ hữu sớm, mất sức lao động, tai nạn nghề nghiệp…từ đó người lao động có thể thực hiện quyền lợi của mình.

Thứ hai, mối quan hệ công tác của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh

– Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh với Hội đồng GĐYK cấp Trung ương là Hội đồng Giám định y khoa cấp Trung ương là Hội đồng khám giám định phúc quyết đối với đối tượng đã được Hội đồng Giám định y khoa tỉnh khám giám định.

– Mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh với Sở Y tế:

+ Giám đốc Sở Y tế ra Quyết định thành lập, kiện toàn, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng GĐYK cấp tỉnh trên cơ sở đề xuất của Lãnh đạo Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK tỉnh và Phòng Tổ chức cán bộ, Sở Y tế;

+ Sở Y tế quản lý nhà nước về công tác GĐYK đối với Hội đồng GĐYK cấp tỉnh.

  • Mối quan hệ công tác của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh với Cơ quan thường trực Hội đồng

– Cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh là Trung tâm GĐYK cấp tỉnh và có trách nhiệm thực hiện các hoạt động liên quan đến nhiệm vụ của Hội đồng GĐYK, cụ thể:

+ Rà soát bảo đảm hồ sơ giám định đúng quy định của pháp luật;

+ Là đầu mối giúp Hội đồng GĐYK cấp tỉnh tổ chức phiên khám giám định và phiên họp kết luận của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh bảo đảm theo quy định về hoạt động của Hội đồng giám định y khoa;

+ Giải quyết các công việc có liên quan đến phiên khám giám định và các nội dung kiến nghị, thắc mắc liên quan đến việc khám giám định của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh. Các văn bản giải quyết công việc này do cấp có thẩm quyền của Trung tâm GĐYK tỉnh ký và đóng dấu của Trung tâm GĐYK. Dấu của Trung tâm GĐYK cấp tỉnh không được sử dụng trong Biên bản GĐYK;

+ Làm đầu mối đề xuất công tác tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ GĐYK của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác tổ chức, nhân lực, bảo đảm Hội đồng GĐYK cấp tỉnh có đủ thành phần là Chủ tịch là Lãnh đạo Sở Y tế, 02 Phó chủ tịch, 01 Ủy viên thường trực, 01 Ủy viên chuyên môn;

+ Quản lý con dấu của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh;

+ Lưu hồ sơ GĐYK theo quy định của pháp luật;

+ Bảo đảm kinh phí cho hoạt động của Hội đồng GĐYK cấp tỉnh và thực hiện quy định của pháp luật về phí và lệ phí GĐYK.

Hội đồng giám định y khoa là gì?

Hội đồng giám định y khoa các cấp là Hội đồng chuyên môn về y tế được thành lập để xác định tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương cơ thể (nếu có) do thương tích, bệnh, tật, dị dạng, dị tật theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Hội đồng giám định là gì?

Hội đồng giám định là Tổ chức bao gồm các giám định viên được cơ quan có thẩm quyền thành lập để tiến hành việc giám định theo trưng cầu giám định. Có hai loại hội đồng giám định: hội đồng giám định tư pháp và hội đồng giám định không mang tính chất tư pháp.