Hướng dẫn cúng mùng 3 Informational

Ngày lễ hóa vàng tiễn ông bà, tổ tiên khi hết Tết rất quan trọng với người Việt. Bởi người xưa quan niệm rằng, trong dịp Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ.

Thông thường, vào mùng 3 Tết hàng năm, các gia đình sẽ làm lễ hóa vàng để tiễn tổ tiên sau lễ cúng tất niên mời họ về ăn tết cùng gia đình vào 30 Tết trước đó.

Theo truyền thống xưa, hầu hết từ ngày 29- 30 Tết, các gia đình Việt đã làm lễ cúng mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết. Trong những ngày Tết, các bậc gia thần, tổ tiên luôn ngự trên bàn thờ. Do vậy, đèn hương không bao giờ được tắt, các đồ dâng cúng như hoa quả, mâm ngũ quả và bánh kẹo phải đợi đến “ngày hóa vàng” mới được hạ xuống.

Hướng dẫn cúng mùng 3	Informational
Ngày lễ tiễn ông bà, tổ tiên khi hết Tết rất quan trọng với người Việt - Ảnh minh họa: Internet

Mâm cúng hoá vàng gồm những gì? Mâm cỗ hóa vàng thường được gia chủ cúng vào ngày mùng 3 Tết, thông thường lễ cúng vào buổi chiều, nghĩa là cuối ngày thứ 3 ông bà về nhà ăn Tết với con cháu. Tuy nhiên cũng tùy điều kiện, có khi lễ cúng đưa ông bà được tiến hành vào buổi trưa, hoặc trong ngày mùng 4 Tết. Đây chính là bữa cỗ mặn cuối cùng có tính nghi lễ thờ cúng Tổ tiên. Trong mâm cơm, phải có đầy đủ gà, các món luộc, xào, canh, miến, rượu và mâm ngũ quả, bánh kẹo, cau trầu. Đặc biệt, vàng mã, tiền âm phải được chuẩn bị chu đáo để Tổ tiên có đủ lệ phí về trời. Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng cũng giống như lễ cúng gia tiên gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).

Hướng dẫn cúng mùng 3	Informational
Mâm cơm cúng hóa vàng của người Việt. Ảnh Internet

Mâm cỗ mặn hoặc chay cũng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu. Với người dân Nam bộ, lễ cúng thường không thể thiếu những món dân dã như: thịt kho hột vịt, khổ qua hầm dồn thịt... Nếu cúng mặn thì mâm cơm không thể thiếu con gà trống.

Để việc thờ cúng đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và cho chúng sinh, chùa Ba Vàng xin gửi quý Phật tử tổng hợp các bài văn khấn đầy đủ nhất trong năm Nhâm Dần

Mục Lục [Ẩn]

Từ xa xưa, việc thờ cúng đã trở thành một phong tục truyền thống của người dân Việt Nam ta. Ngoài sửa soạn phẩm vật thể hiện tâm thành thì bài văn khấn chỉn chu, đúng nghĩa, đúng Pháp để truyền đạt tâm nguyện chân thật của mình là điều không thể thiếu.

Vì vậy, để việc thờ cúng đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và cho chúng sinh, chùa Ba Vàng xin gửi đến quý Phật tử và nhân dân tổng hợp các bài văn khấn đầy đủ nhất trong năm Quý Mão (2023). Kính mời quý vị cùng đón đọc!

Hướng dẫn cúng mùng 3	Informational

A. Văn khấn cúng lễ hàng tháng

1. Bài Cúng Giỗ, Mùng 1, Rằm

B. Văn khấn cúng lễ Tết Nguyên Đán

1. Bài cúng ông Công Ông Táo, tất niên, tạ đất tại nhà, cơ quan, cửa hàng,...

2. Bài cúng giao thừa tại nhà, cơ quan, cửa hàng…

3. Bài cúng mùng 1, mùng 2, mùng 3 Tết tại nhà, cơ quan, cửa hàng…

4. Bài cúng mãn Tết (cúng hóa vàng) tại nhà, cơ quan, cửa hàng…

5. Bài cúng Rằm tháng Giêng tại nhà, cơ quan, cửa hàng…

6. Bài cúng khi không ăn Tết tại nhà (lên chùa, về quê… ăn Tết)

7. Bài cúng khai xuân đầu năm

C. Văn khấn cúng lễ rằm tháng 7

1. Bài cúng Rằm tháng 7 tại nhà, cơ quan, cửa hàng… mới nhất

2. Bài cúng Rằm tháng 7 tại mộ

D. Văn khấn mồ mả, bốc mộ, sang cát

1. Hướng dẫn cách làm lễ sang cát (bốc mộ)

2. Văn khấn tạ mộ cuối năm

3. Hướng dẫn nghi lễ Thanh Minh

E. Văn khấn động thổ - xây nhà - khai trương

1. Hướng dẫn nghi thức động thổ, đổ móng, đổ mái, khánh thành nhà (xưởng,...)

2. Hướng dẫn các nghi thức cúng lễ tại nơi làm việc (cửa hàng, công ty, trụ sở…)

F. Văn khấn khác

1. Nghi thức cúng thí thực tại nhà, cơ quan, cửa hàng…

2. Hướng dẫn nghi thức lễ cúng phóng sinh tại nhà

3. Bài cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5

4. Nghi lễ khi sinh con đón về nhà và đầy tháng

5. Hướng dẫn nghi thức chuyển đổi ban thờ

6. Nghi lễ khi dựng vợ gả chồng cho con

Bài cúng mãn Tết (hóa vàng). Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh! Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Đệ tử con tên là:...