Khi bị chó cắn phải làm thế nào năm 2024

-Dùng một miếng đệm bằng vật liệu sạch (như khăn tay, khăn tắm…), cuộn lại, băng ép trực tiếp lên khu vực bị tổn thương.

-Dùng băng thun quấn quanh miếng đệm để cố định lại; không quấn băng quá chặt vì có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu.

-Nếu máu tiếp tục chảy nhiều, có thể thấm cả qua băng; bạn nên sử dụng băng thứ hai để che cho băng thứ nhất. Khi thấm ướt cả băng và miếng đệm, bạn chỉ việc thay đổi băng thứ hai. Lưu ý đừng "canh chừng" vết thương xem nó đã ngừng chảy máu chưa vì việc bạn ngưng băng ép sẽ khiến chảy máu trở lại.

Khi bị chó cắn phải làm thế nào năm 2024

Bước 2: Nếu vết thương không chảy máu, bạn hãy:

Rửa kỹ các vết cắn/cào dưới vòi nước trong 15 phút với xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng virus dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Việc rửa nước vết thương đặc biệt quan trọng nếu con chó bị nghi ngờ mắc bệnh dại. Sau khi rửa nước, nên thấm khô bằng vải sạch, băng lại bằng băng vô trùng hoặc một miếng vải khô sạch.

Lưu ý thật nhẹ nhàng với vết thương, không làm dập nát thêm hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay. Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũi sau khi đã tiêm phòng huyết thanh kháng dại vào các vết thương.

Bước 3: Đến cơ sở y tế gần nhất để được vệ sinh vết thương kỹ lưỡng, cắt bỏ những mô hư, trì hoãn đóng vết thương nếu có thể. Ngoài ra, các nhân viên y tế sẽ nâng và cố định chi nếu có chấn thương sưng tấy nhiều.

Bước 4: Với vết thương nghi nhiễm trùng, các bác sĩ có thể lấy mủ hoặc phết vết thương để xét nghiệm nuôi cấy vi trùng. Đồng thời bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh tùy thuộc vào nguy cơ nhiễm trùng của vết thương.

Bước 5: Tiêm ngừa vaccine: (dưới sự hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ)

Bước 6: Theo dõi cả người và chó

Hằng ngày bạn nên kiểm tra vết thương để biết các dấu hiệu nhiễm trùng như đau ngày càng tăng, đỏ, sưng hoặc tiết dịch vàng.

Theo dõi chó trong ít nhất 10 ngày. Khi không thể theo dõi con vật (chó hoang hoặc lạc mất…), hoặc khi chúng xuất hiện triệu chứng bệnh dại, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn tiếp.

Nếu là người đam mê xê dịch, bạn cần nhớ rằng các vết thương do động vật hoang dã cắn cũng nên xử lý và điều trị như đối với động vật bị bệnh dại. Nếu các con vật này được bắt ngay và làm xét nghiệm có kết quả âm tính với bệnh dại thì có thể dừng điều trị dự phòng.

Những chú chó thường đáng yêu nhưng lắm lúc cũng đáng sợ. Những khi ấy, bí kíp giắt túi cách xử lý vết thương sẽ giúp bạn đỡ lo lắng và hoang mang. Tiếp theo, bạn hãy lấy lại bình tĩnh và tìm cơ sở y tế gần nhất để được tiêm ngừa vắc xin và hướng dẫn điều trị và theo dõi đúng cách.

Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì việc sơ cứu và tiêm vắc-xin sự phòng sau khi bị động vật cắt là rất quan trọng, hiệu quả trong việc phòng bệnh dại.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus dại gây ra, và lây từ động vật sang người từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắt hoặc qua vết trầy xước trên cơ thể người.

Bệnh dại có thể lây từ người sang động vật. Tuy nhiên chưa có báo cáo việc người mắc bệnh dại cắn người lành có thể lây bệnh.

Các động vật có thể lây bệnh dại là: Chó, mèo, cầy, chó sói và một số động vật ăn thịt khác. Trong đó Chó là vật chủ chính chịu trách nhiệm gây ra 95% số ca tử vong vì bệnh dại của con người.

Bệnh dại hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nên bệnh dại khi đã phát bệnh thì gần như tỷ lệ tử vong lên đến 100%. Chính vì vậy nên việc sơ cứu vết thương và tiêm vắc-xin dự phòng sau khi bị động vật cắn hay vết thương hở trên da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại hay bị dại là rất quan trọng.

2. Khi bị động vật cắn cần phải làm gì?

2.1 Sơ cứu vết thương

Theo tổ chức y tế thế giới WHO ngay sau khi bị chó, mèo, bất cứ động vật nào nghi ngờ bị dại cắn cần phải sơ cứu theo như sau:

  • Vết thương cần được rửa sạch ngay lập tức bằng xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong khoảng từ 10-15 phút. Trường hợp nếu không có xà phòng có thể rửa vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục trong vòng 15 phút liên tục. Bước sơ cứu là rất quan trọng và hiệu quả nhất để phòng chống lại bệnh dại.
  • Vết thương được rửa kỹ với cồn 70 độ.
    Khi bị chó cắn phải làm thế nào năm 2024

Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70 độ.

  • Sau đó đưa nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

2.2 Tiêm phòng vắc-xin sau khi bị cắn

  • Đánh giá tình trạng xem nạn nhân đã tiêm phòng vắc-xin uốn ván trước đó chưa, nếu chưa có thể phải tiêm phòng vắc-xin giải độc tố uốn ván.
  • Tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) là bắt buộc nếu bị chó, mèo hay các động vật khác bị dại hoặc nghi ngờ dại cắn. Cần PEP trong các điều kiện sau:
    • Nếu vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu, dù là bị chó cắn xước nhẹ.
    • Nếu bị vết thương hở tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi dại.
    • Nếu con vật: bị chết, biến mất, có hành vi không bình thường, nếu kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại hoặc bị dại cho kết quả dương tính, cắn người.

3. Cách phòng tránh bệnh dại

Để phòng tránh bệnh dại cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Tiêm phòng dại cho chó, mèo định kỳ hàng năm
    Khi bị chó cắn phải làm thế nào năm 2024

Tiêm phòng dại cho chó, mèo định kỳ hàng năm

  • Khi có vết thương hở tránh tiếp xúc với nước bọt của chó, mèo
  • Khi bị cắn cần sơ cứu theo các bước ngay lập tức và đến cơ sở y tế để được khám và tiêm phòng.
  • Vết thương bị động vật nghi dại cắn không nên khâu kín, băng bó hay, bôi thuốc kín.

Bệnh dại là bệnh nguy hiểm mà hiện nay chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu. Chính vì vậy nên không nên chủ quan khi bị động vật cắt, hay bị chó cắn xước nhẹ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Triệu chứng bệnh dại ở người và cách phòng tránh

XEM THÊM:

  • Sau khi bị động vật cắn, có cần tiêm phòng bệnh dại không?
  • Liều tiêm vắc xin phòng bệnh dại theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới
  • Có thể tiêm ngừa dại ở đâu trong tp.HCM?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Khi bị chó cắn thì phải làm gì?

Sơ cứu khi bị chó cắn chảy máu.

Đầu tiên, cần phải nhanh chóng kiểm tra vết thương. ... .

Ấn nhẹ lên vết thương để một ít máu chảy ra, điều này sẽ giúp loại bỏ vi trùng..

Bôi kem kháng sinh lên vùng bị thương..

Sử dụng băng vô trùng để bịt kín vết thương..

Giữ vùng bị thương cao hơn tim để ngăn ngừa sưng và nhiễm trùng..

Sau khi bị chó cắn cần theo dõi bao lâu?

Thông thường, thời gian ủ bệnh dại rơi vào khoảng 2 đến 8 tuần, ngắn thì khoảng 10 ngày, dài thì có thể lên đến 1 – 2 năm. Do đó, người bệnh cần được theo dõi tích cực trong vòng 15 ngày đầu sau khi bị chó mèo cắn, cào, liếm (trên vết thương hở).

Khi bị chó cắn không nên ăn gì?

Bị chó cắn kiêng ăn gì?.

Không uống rượu, bia..

Đồ ăn, thức uống chứa các chất kích thích, caffeine..

Tránh những thực phẩm gây mưng mủ, sẹo lồi..

Thức ăn chứa nhiều đường..

Thức ăn cứng, khó nhai..

Thức ăn cay, có tính acid cao..

Thức ăn gây buồn nôn..

Rửa sạch, khử trùng vết thương..

Uống thuốc gì khi bị chó cắn?

Thuốc kháng khuẩn cho Vết thương bị Cắn.