Khoa Du lịch -- Đại học Huế học phí

80 Lượt xem

Hướng dẫn nộp học phí trực tuyến Khoa Du Lịch - Đại học Huế. Nếu bạn đang tìm cách nộp học phí Khoa du lịch Đại học Huế thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đấy! Cùng xem và tải hướng dẫn bên dưới nhé. 

>> Xem thêm: Học phí Khoa Du lịch - Đại học Huế [Mới nhất 2020-2021]

Sinh viên Khoa du lịch Đại học Huế hiện đã có thể sử dụng hệ thống nộp học phí trực tuyến của trường. Hãy xem một số hướng dẫn nộp học phí vào khoa ngay bên dưới đây để có thể thuận tiện cho việc nộp học phí của bạn nhé!

Dưới đây là các bước hướng dẫn nộp học phí trực tuyến Khoa Du Lịch - Đại học Huế TRỰC TUYẾN. Bạn chú ý làm theo nhé: 

  • Sinh viên vào email cá nhân đã đăng ký với SHB để nhận Thông báo tên đăng nhậpvà mật khẩu do SHB cấp  
  • Đăng nhập ibanking.shb.com.vn bằng tên đăng nhập và mật khẩu SHB cung cấp qua email để đổi mật khẩu/tên đăng nhập mới.
  • Việc đổi mật khẩu là bắt buộc, đổi tên đăng nhập không bắt buộc mà tùy theo nhu cầu

    sử dụng của mỗi sinh viên

  • Sau khi đổi mật khẩu trên Ibanking của SHB thành công >> chuyển sang Bước 2

  • Sinh viên truy cập vào trang nộp học phí của Khoa du lịch - Đại học Huế tại: [Trang nộp học phí HAT]
  • Tiến hành đăng nhập với Tên đăng nhập và Mật khẩu đều là MÃ SINH VIÊN của bạn. 
  • Sinh viên nhấn vào nút Đổi mật khẩu ở khung bên trái và nhập các thông tin theo yêu cầu

  • Để nộp học phí, sinh viên chọn nút Nộp học phí ở khung bên trái 
  • Chọn NĂM HỌC + HỌC KỲ để tiến hành nộp học phí
  • Sau khi chọn xong, nhấn tiếp nút "Nộp học phí" để chuyển qua trang web liên kết của ngân hàng SHB 
  • Tại đây, sinh viên tiến hành nhập tài khoản ngân hàng để nộp như bình thường
  • Xem chi tiết tại File đính kèm bên dưới có hình ảnh minh họa. 

[##eye## File Hướng dẫn PDF]

[##eye## Lỗi thường gặp khi nộp học phí]

Sinh viên hoặc người thân của sinh viên có thể đến các điểm giao dịch của SHB trên

toàn quốc để nộp tiền vào TKTT của sinh viên.

Tại địa bàn Thừa Thiên Huế, sinh viên nộp tiền vào TKTT tại các điểm giao dịch sau:

1. Chi nhánh SHB Huế - Phòng DVKH 28 Lý Thường Kiệt, Phường VĩnhNinh, TP Huế.0234.3966 6880234.3996 688Số máy lẻ:

131,135,137

2. Phòng giao dịch Phú Hội 59 Hùng Vương, Phường Phú Hội,TP Huế.

0234.3986 999

3. Phòng giao dịch Phú Xuân 46 Mai Thúc Loan, Phường ThuậnLộc, TP Huế.

0234.3772 377

4. Phòng giao dịch Phú bải 1110 Nguyễn Tất Thành, PhườngPhú Bải, TX Hương Thủy, TT Huế

0234.3824888

>> Xem thêm các bài viết về Khoa du lịch - Đại học Huế: 

 

Nhóm ngành đào tạo

Năm học
2018 - 2019

Năm học
2019 - 2020

Năm học
2020 - 2021

Du lịch

320

350

385

Thời gian đào tạo: 4 năm

Khối lượng kiến thức: 121 tín chỉ

Đối tượng tuyển sinh: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, có kiến thức và nghiệp vụ về kinh doanh và du lịch, đồng thời tinh thông về quản trị kinh doanh nhà hàng áp dụng trong môi trường kinh tế, du lịch và dịch vụ.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Về kiến thức

  • Vận dụng các kiến thức chung về quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà hàng và cơ sở phục vụ ăn uống.
  • Vận dụng kiến thức quản lý về nhân sự, tài chính, chiến lược, cơ sở vật chất, quy trình trong các bộ phận thuộc nhà hàng và các cơ sở phục vụ ăn uống.
  • Lập kế hoạch, điều phối và tổ chức phục vụ các loại hình dịch vụ ăn uống và tiệc cơ bản.
  • Vận dụng luật cơ bản và nguyên tắc an toàn an ninh trong công việc phục vụ khách theo đúng quy định, quy trình của nhà nước, doanh nghiệp cũng như tiêu chuẩn quốc tế.
  • Nắm vững kiến thức về phát triển du lịch bền vững, kiến thức về văn hóa, địa lý và môi trường trong ngành du lịch.
  • Đánh giá được các ảnh hưởng của phát triển du lịch và kinh doanh nhà hàng về mặt xã hội kinh tế, đảm bảo nguyên tắc tối ưu hóa những ảnh hưởng có lợi về mặt kinh tế – xã hội nhưng vẫn giữ được sự trong sạch về môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững.
  • Hiểu biết chuyên sâu về ngành du lịch và dịch vụ, sự phát triển của ngành, cơ hội và thách thức của ngành cũng như vai trò và các yếu tố quan trọng trong ngành dịch vụ và hệ thống du lịch.

Về kỹ năng

  • Có khả năng giao tiếp tốt và sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ trong giao tiếp và những nghiệp vụ thương mại cần thiết.
  • Nắm được kỹ năng căn bản và nâng cao của nghề nghiệp phục vụ trong nhà hàng và dịch vụ ăn uống.
  • Hình thành và phát triển các kỹ năng nghiên cứu độc lập trong ngành kinh doanh du lịch – dịch vụ.
  • Làm chủ được máy móc, phần mềm được sử dụng trong nhà hàng và các cơ sở phục vụ ăn uống.

Cơ hội nghề nghiệp

Cử nhân ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nhiều vai trò vị trí khác nhau như: chuyên viên tổ chức sự kiện ẩm thực trong các nhà hàng – khách sạn; chuyên viên tư vấn, tổ chức và điều hành tại các cơ sở kinh doanh ăn uống; chuỗi nhà hàng, chuỗi café cao cấp; trung tâm tổ chức yến tiệc – hội nghị; trở thành người quản trị nhà hàng; quản trị dịch vụ ẩm thực,...

Thời gian đào tạo: 4 năm

Khối lượng kiến thức: 121 tín chỉ

Đối tượng tuyển sinh: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo cử nhân ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xây dựng dựa trên đánh giá nhu cầu đào tạo và điều kiện nguồn lực của cơ sở đào tạo nhằm hướng đến đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong lĩnh vực quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

Sau khi hoàn thành chương trình này, sinh viên: có phẩm chất chính trị tư tưởng tốt, hiểu biết về pháp luật và các luật về hoạt động kinh tế, có kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội và có khả năng quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động tại các đơn vị kinh doanh thuộc lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành cũng như tại các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Về kiến thức

  • Nắm vững kiến thức cơ bản về một số vấn đề liên quan đến nền kinh tế, công tác quản trị, phân tích tài chính, nghiệp vụ kế toán, và hoạt động marketing;
  • Có kiến thức cơ bản về pháp luật trong lĩnh vực kinh tế và khả năng tư duy giải quyết vấn đề;
  • Có kiến thức cơ bản về phân tích thống kê và phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh.
  • Có kiến thức về hoạt động quản trị trong lĩnh vực dịch vụ du lịch;
  • Nắm vững kiến thức tổ chức quản lý và điều hành các bộ phận tại đơn vị thuộc lĩnh vực lữ hành, lưu trú, và nhà hàng;
  • Có kiến thức chuyên ngành để tham gia hoạt động nghiên cứu và phân tích trong lĩnh vực du lịch;
  • Có kiến thức ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến lĩnh vực dịch vụ du lịch và lữ hành; và
  • Có kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực dịch vụ và du lịch.

Về kỹ năng

Kỹ năng cứng

  • Phân tích, xây dựng và triển khai chiến lược, chính sách phát triển doanh nghiệp nói chung, và doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ du lịch nói riêng;
  • Quản lý và điều hành các bộ phận tại các đơn vị trong lĩnh vực dịch vụ du dịch và lữ hành; liên quan đến nhân sự, tài chính, marketing, quan hệ khách hàng.

Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng tư duy hệ thống: phân tích, phán đoán vấn đề một cách logic, có cơ sở, và đề xuất các phương án giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp tốt, có năng lực giao tiếp bằng văn bản, đa truyền thông, và đồ họa; và có khả năng thuyết trình và thu hút trong giao tiếp.
  • Kỹ năng làm việc nhóm: thành lập, phát triển và lãnh đạo nhóm; phối hợp giữa các nhóm chuyên môn khác nhau.
  • Tố chất và kỹ năng cá nhân: cập nhật, phân tích và suy đoán các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dich vụ du lịch và lữ hành trong nước và thế giới.
  • Kỹ năng ngoại ngữ và tin học: giao tiếp và giải quyết công việc bằng ngoại ngữ [Anh, Pháp] với trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ B; có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng và ứng dụng các phần mềm tin học quản lý trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

Cơ hội nghề nghiệp

  • Chuyên viên tại các trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch: sinh viên tốt nghiệp có khả năng làm việc tại các trung tâm trên phụ trách các hoạt động liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư thương mại du lịch cho địa phương nói chung và các đơn vị kinh tế trong lĩnh vực đầu tư và thương mại du lịch nói riêng.
  • Nhân viên, giám sát, quản lý tại các bộ phận trong các đơn vị kinh doanh lưu trú, nhà hàng, lữ hành, và giải trí.
  • Nghiên cứu viên, giảng viên tại các cơ sở nghiên cứu, viện trường có hoạt động nghiên cứu và đào tạo liên quan đến lĩnh vực dịch vụ du lịch.

Thời gian đào tạo: 4 năm

Khối lượng kiến thức: 121 tín chỉ

Đối tượng tuyển sinh: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt, có kiến thức và nghiệp vụ về kinh doanh và du lịch, đồng thời tinh thông về quản trị kinh doanh khách sạn áp dụng trong môi trường kinh tế, du lịch và dịch vụ.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Về kiến thức

  • Vận dụng các kiến thức chung về quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú;
  • Vận dụng kiến thức quản lý về nhân sự, tài chính, chiến lược, cơ sở vật chất, quy trình trong các bộ phận thuộc trong khách sạn và khu nghỉ dưỡng
  • Có kiến thức và kỹ năng thực tế quản lí các bộ phận trong khách sạn và khu nghỉ dưỡng;
  • Nắm vững kiến thức về phát triển du lịch bền vững, kiến thức văn hóa, địa lý, môi trường trong ngành du lịch;
  • Đánh giá được các ảnh hưởng của phát triển du lịch và kinh doanh khách sạn về mặt xã hội – kinh tế, đảm bảo nguyên tắc tối ưu hóa những ảnh hưởng có lợi về mặt kinh tế – xã hội nhưng vẫn giữ được sự trong sạch về môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững.
  • Hiểu biết chuyên sâu về ngành du lịch và dịch vụ, sự phát triển của ngành, cơ hội và thách thức của ngành cũng như vai trò và các yếu tố quan trọng trong ngành dịch vụ và hệ thống du lịch.

Về kỹ năng

  • Có khả năng vận dụng các kiến thức trong công tác quản lý kinh doanh khách sạn;
  • Có khả năng phân tích, phát hiện vấn đề trong kinh doanh khách sạn;
  • Có khả năng giao tiếp tốt và sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ trong giao tiếp và những nghiệp vụ thương mại cần thiết;
  • Có khả năng đánh giá ảnh hưởng của phát triển du lịch và kinh doanh khách sạn về mặt xã hội-kinh tế, đảm bảo nguyên tắc tối ưu hóa những ảnh hưởng có lợi về mặt kinh tế-xã hội nhưng vẫn giữ được sự trong sạch về môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững;
  • Làm chủ được máy móc, phần mềm văn phòng, phần mềm quản lí khách sạn.
  • Hình thành và phát triển các kỹ năng nghiên cứu độc lập trong ngành kinh doanh du lịch – dịch vụ;
  • Bước đầu có khả năng đề xuất các phương án quản trị nhằm giải quyết các vấn đề của kinh doanh khách sạn;
  • Có khả năng làm việc trong môi trường khách sạn – nhà hàng, khu nghỉ dưỡng chuyên nghiệp, dưới sức ép công việc lớn.

Cơ hội nghề nghiệp

Cử nhân ngành Quản trị khách sạn sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm tốt các công việc như: quản lý hoặc chuyên viên các bộ phận lễ tân tiền sảnh, phòng, ẩm thực, bếp, hội nghị yến tiệc, nhân sự, tài chính – kế toán, kinh doanh doanh- tiếp thị, hành chính, nhân lực, marketing,… tại các resort, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch. Cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước; giảng dạy nghiên cứu về nhà hàng khách sạn tại các trường đại học cao đẳng,…

Thời gian đào tạo: 4 năm

Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ

Đối tượng tuyển sinh: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân du lịch có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; Nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội; Có các kỹ năng cơ bản, cần thiết và thái độ chuyên nghiệp nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Về kiến thức

  • Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – chính trị – văn hoá – xã hội.
  • Có kiến thức chuyên sâu, hiện đại về khởi sự kinh doanh và quản trị điều hành các doanh nghiệp du lịch trong nền kinh tế thị trường;
  • Có kiến thức về công cụ và phương pháp vận dụng các nguyên lý khoa học quản trị kinh doanh trong hoạt động thực tiễn phù hợp với điều kiện môi trường cụ thể.

Về kỹ năng

Có khả năng hoạt động độc lập và phối hợp hoạt động theo nhóm; phong cách làm việc chuyên nghiệp, tầm nhìn sâu rộng và kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề; bảo đảm hoạt động một cách có hiệu quả trong lĩnh vực chuyên môn được đào tạo.

Cơ hội nghề nghiệp

  • Cán bộ kinh doanh hoặc quản trị kinh doanh trong các doanh nghiệp du lịch của nền kinh tế, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ.
  • Tự tạo lập doanh nghiệp doanh nghiệp hoặc tự tìm kiến cơ hội kinh doanh riêng cho bản thân.
  • Cán bộ nghiên cứu, giảng viên về quản trị kinh doanh tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở đào tạo hoặc cơ quan hoạch định chính sách kinh doanh liên quan đến du lịch.

Thời gian đào tạo: 4 năm

Khối lượng kiến thức: 120 tín chỉ

Đối tượng tuyển sinh: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân Kinh tế du lịch có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Về kiến thức

  • Nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế – chính trị – văn hoá – xã hội.
  • Có kiến thức đề hoạch định, tổ chức thực hiện, giám sát và quản lý phát triển các hoạt động du lịch theo nguyên tắc phát triển kinh tế.

Về kỹ năng

  • Kỹ năng cứng: Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề,…
  • Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt, làm việc theo nhóm, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học,…

Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về du lịch – văn hoá và quan hệ công chúng ở các cấp khác nhau, các cán bộ thừa hành, giám sát hoặc quản lý ở các cấp thuộc các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế.

Thời gian đào tạo: 4 năm

Khối lượng kiến thức: 121 tín chỉ

Đối tượng tuyển sinh: Thực hiện theo Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Mục tiêu đào tạo

Đào tạo cử nhân ngành Du lịch có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh; đồng thời có kiến thức chuyên sâu về quản lý và kinh doanh dịch vụ du lịch; đáp ứng yêu cầu công việc của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Chuẩn đầu ra cho sinh viên

Về kiến thức

  • Vận dụng được các kiến thức khoa học xã hội, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, nhà nước và pháp luật làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Du lịch; Sử dụng tốt công nghệ thông tin cơ bản và ứng dụng được trong công việc chuyên môn.
  • Vận dụng được các kiến thức khoa học cơ bản như liên quan đến kinh tế, du lịch, và quản trị kinh doanh để làm nền tảng lý luận và thực tiễn cho ngành Du lịch.
  • Nắm vững, hiểu sâu và biết cách vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức chuyên sâu liên quan đến công tác quản lý trong lĩnh vực du lịch như: quản lý tài nguyên du lịch, quản lý nhà nước về du lịch, quản lý du lịch bền vững, hiểu và vận dụng tốt kinh doanh khách sạn, kinh doanh nhà hàng, kinh doanh lữ hành, và các loại hình du lịch trọng điểm và mang tính thời đại như du lịch ẩm thực, du lịch lễ hội sự kiện,…
  • Nắm vững, hiểu sâu, và biết cách vận dụng một cách sáng tạo các kiến thức bổ trợ đối với ngành du lịch như: quản lý hệ thống thông tin du lịch, kế toán tài chính, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; vận dụng được các kiến thức về phương pháp luận khoa học trong học tập nâng cao trình độ, phát triển tư duy nghề nghiệp và tổ chức, điều hành công việc chuyên môn.

Về kỹ năng

Kỹ năng cứng

  • Có khả năng tổng hợp, đánh giá, phân tích vấn đề thuộc khối kiến thức ngành nghề, có khả năng trình bày và viết các báo cáo rõ ràng, chính xác;
  • Có kỹ năng tốt về thu thập, phân tích, và xử lý thông tin;
  • Có khả năng đọc hiểu và viết được tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh. Và đặc biệt là phải trang bị được các kỹ năng cần thiết trong xử lý tình huống trong từng lĩnh vực kinh doanh thuộc về du lịch như khách sạn, nhà hàng, lữ hành; thường xuyên thực hành, rèn luyện để không ngừng nâng cao kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

Kỹ năng mềm

  • Có khả năng làm việc chuyên môn độc lập tốt cũng như có thể giao tiếp xã hội tốt để làm việc nhóm hiệu quả;
  • Thường xuyên trau dồi một trong các kỹ năng mềm quan trọng nhất của người học ngành Du lịch là kỹ năng giải quyết, xử lý các tình huống có thể phát sinh trong quá trình thực tế nghề nghiệp tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc, phổ biến, chuyển tải kiến thức;
  • Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, điều phối, và quản lý trong công việc;
  • Kỹ năng khởi nghiệp, dẫn dắt, tạo việc làm cho mình và cho người khác;
  • Rèn luyện, nâng cao kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng dự án để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, công việc khác nhau của một doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Cơ hội nghề nghiệp

  • Quản lý du lịch
  • Điều hành du lịch
  • Nhân viên Marketing du lịch
  • Kế toán lữ hành
  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Nhân viên lễ tân

  Viết đánh giá

Xuất phát từ nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước, cũng như yêu cầu tổ chức lại các chuyên ngành đào tạo có liên quan đến du lịch tại Đại học Huế, ngày 14/1/2008 Giám đốc Đại học Huế đã ký quyết định số 020/QĐ-ĐHH-TCNS thành lập Khoa Du lịch trực thuộc Đại học Huế.

Với tầm nhìn: “Xây dựng Khoa Du lịch – Đại học Huế thành địa chỉ đào tạo, nghiên cứu và cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ có chất lượng và uy tín trong lĩnh vực du lịch, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch và chất lượng cao và từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế”, Khoa Du lịch – Đại học Huế đặc biệt chú trọng đến chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trên cơ sở nguồn lực vững mạnh của Đại học Huế.

Giới thiệu về Khoa du lịch Đại học Huế [Nguồn: YouTube]

Sứ mạng

Khoa Du lịch – Đại học Huế có sứ mạng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của khu vực MT – TN và cả nước.

Tầm nhìn

Đến năm 2030, Trường Đại học Du lịch thuộc Đại học Huế phấn đấu thành đơn vị đào tạo, nghiên cứu và cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ có chất lượng và uy tín tiên phong trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Chương trình đào tạo

Khoa Du lịch – Đại học Huế hiện tại có 05 bộ môn: Du lịch học, Lữ hành, Khách sạn và Nhà hàng, Công nghệ thông tin và truyền thông trong du lịch dịch vụ [ICT], Quản lý sự kiện và Marketing dịch vụ [EM&M], một Trung tâm thực hành và liên kết doanh nghiệp và 4 đơn vị trực thuộc khác.

Một góc khuôn viên Khoa Du lịch – Đại học Huế

Đội ngũ giảng viên

Hiện nay tổng số cán bộ cơ hữu Khoa là 118 cán bộ, trong đó có 03 Phó giáo sư, 06 Tiến sĩ, 55 Thạc sĩ, 12 Nghiên cứu sinh và 29 học viên đang theo học thạc sĩ ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Pháp, Đức, Bỉ, Anh, New Zealands,… Đây sẽ là lực lượng hùng hậu bổ sung cho đội ngũ của Khoa Du lịch – Đại học Huế để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phát triển ngành du lịch miền Trung – Tây Nguyên nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.

Hội nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo tại trường

Cơ sở vật chất

Định vị tại Huế, thành phố của du lịch lễ hội, Khoa Du lịch – Đại học Huế là một môi trường lý tưởng cho đào tạo du lịch, kết hợp học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn. Khoa còn có trung tâm thực hành tại chỗ, kết hợp với các tổ chức đào tạo và các doanh nghiệp khác trên địa bàn để tạo ra hệ thống cơ sở thực hành nghề nghiệp và nâng cao năng lực vận dụng thực tiễn cho người học, yếu tố tạo ra sự khác biệt về chất lượng.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học; cán bộ viên chức, lao động và sinh viên thi đua lập thành tích trong học tập, giảng dạy.

Hành trình trải nghiệm thực tế khi học tập dành cho sinh viên

Nguồn: Khoa Du Lịch – Đại học Huế

Video liên quan

Chủ Đề