Khơi dậy văn hóa truyền thống tết trung thu năm 2024

Đến với “Thu vọng nguyệt”, trẻ nhỏ sẽ được trải nghiệm Tết trung thu truyền thống trong không gian giáo dục ngược dòng lịch sử mà ông bà, cha mẹ đã từng trải nghiệm.

Hà Nội đã có quá nhiều dấu ấn văn hóa nghệ thuật để quảng bá văn hóa Hà Nội đến với du khách trong nước và bạn bè quốc tế. Sau những dấu ấn của Moonsoon Music Festival – Lễ hội âm nhạc quốc tế Gió mùa, Hà Nội lại có thêm một điểm đến đầy sắc màu văn hóa cổ truyền vào dịp Tết trung thu tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám.

Với tình yêu văn hóa Hà Nội và có tiếng về lưu giữ giá trị truyền thống qua ẩm thực, bà chủ Phạm Thị Bích Hạnh đưa ra sáng kiến nâng tầm sự kiện nhỏ diễn ra tại một trong những địa điểm của Quán Ăn Ngon tại phố Phan Đình Phùng trở thành lễ hội chào đón hàng vạn lượt người dân vui chơi, thưởng lãm tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám.

Ý tưởng lưu giữ, khơi dậy ký ức về những giá trị trung thu truyền thống tốt đẹp trong sự đan xen với những giá trị mới, hiện đại được đạo điễn Phạm Hoàng Nam, nhạc sĩ Quốc Trung, họa sĩ Lê Thiết Cương và nhiều tên tuổi khác mau chóng hưởng ứng. Một ê kíp “thiện chiến” hình thành, cùng nhau thắp lên một vầng trăng mới mang tên “Thu vọng nguyệt” tại khuôn viên đậm tính lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Khơi dậy văn hóa truyền thống tết trung thu năm 2024

Khung cảnh nhộn nhịp trong lễ thắp đèn và rước đèn ông sao.

Ba đêm “Thu vọng nguyệt” gồm “Thu tinh hoa” (29-9), “Thu hội ngộ” (30-9) và “Thu tuổi thơ” (1-10) diễn ra trong tiết trời Hà Nội chiều lòng người. Dòng sông ánh sáng và những khoảng sắp đặt thị giác bắt mắt của Lê Thiết Cương không chỉ thỏa mãn nhu cầu ngắm nhìn, chụp ảnh của khách tham gia, mà còn khiến con đường một chiều băng qua Văn Miếu trở nên tấp nập, người dân qua lại không khỏi tò mò, thích thú.

Một trong những điểm thu hút đông người tham dự nhất là khu tổ chức các trò chơi dân gian như nu na nu nống, ô ăn quan, kéo co, rồng rắn lên mây, nhảy bao bố, gánh thóc, bịt mắt đánh trống… Những hoạt động văn hóa dân gian tương tác với nghệ nhân như làm đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ giấy bồi, nặn tò he, làm bánh trung thu cổ truyền, làm giỏ thiên nga bông hay giỏ thị… cũng được nhiều phụ huỳnh và em nhỏ quan tâm.

Hàng loạt tiết mục biểu diễn nghệ thuật với chèo, ca trù, ả đào kết hợp âm nhạc hiện đại ở đêm khai mạc; quan họ hòa phối với nhạc điện tử ở đêm thứ hai; những khúc hát tuổi thơ trong trẻo ở đêm thứ ba… được đánh giá tích cực cả về tính giải trí và nghệ thuật. Cùng với đó, những bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng từ thơ ca, hội họa và văn hóa truyền thống Hà Nội của các NTK Anh Thư, Đức Hùng, Hà Linh Thư khiến đêm trăng trở nên thanh khiết, ngọt ngào cùng hương vị của trà, bánh, trái cây trên bàn tiệc.

Khơi dậy văn hóa truyền thống tết trung thu năm 2024

Người lớn cũng xúc động khi được đón Tết trung thu cổ truyền.

Đặc biệt hơn, nhiều thế hệ trong một gia đình còn có cơ hội được tĩnh lặng trong không gian mang tính ngược dòng lịch sử, tìm về ngày tết trung thu xưa qua hồi ức, tư liệu của nhà sử học Dương Trung Quốc, tiến sĩ Nguyễn Nhã, nhà phục dựng Trịnh Bách.

Một trong những khoảnh khắc xúc động nhất ở “Thu vọng nguyệt” là lúc màn hình lớn phát tư liệu hơn 100 năm trước về bức thư của cậu bé 13 tuổi trường Đông Kinh Nghĩa Thục viết gửi người bạn nghèo. Ngay sau đó, “Thu vọng nguyệt” mang tới một món quà gây bất ngờ với nhiều người có mặt, đó là toàn bộ số tiền bán vé hơn 1,3 tỷ đồng của ba đêm dành lập quỹ Tình yêu của mẹ. Quỹ ra đời với mục đích tiếp tục hỗ trợ về đời sống và học tập cho các em nhỏ có cảnh sống khó khăn đã trải qua phẫu thuật trong chương trình Hành trình Thiện Nhân do chị Mai Anh, mẹ bé Thiện Nhân đảm trách.

Không chỉ là phá cỗ trông trăng, tái dựng những nét đẹp của trung thu truyền thống, “Thu vọng nguyệt” còn mang tới mùa thu của sự kết nối, đoàn viên, sẻ chia, tương thân tương ái. Và từ đây, vì sao chúng ta không dám mơ ước, những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc trong dịp Tết trung thu này được tái dựng tại Văn Miếu, sẽ trở thành một điểm đến lý tưởng cho du khách quốc tế.

Làng Báo Đáp, xã Hồng Quang (Nam Trực) nổi tiếng khắp cả nước với nghề làm đèn ông sao. Ở Báo Đáp, đèn ông sao được người dân làm quanh năm nhưng nhộn nhịp nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 âm lịch. Cả 7 thôn trong xã, hầu như nhà nào cũng làm đèn. Từ những em nhỏ đến các cụ già đều tham gia thực hiện các công đoạn làm đèn. Trung bình mỗi người có thể làm từ 50-70 chiếc/ngày. Nghề làm đèn ông sao được duy trì, phát triển giúp nhiều hộ dân ở Báo Đáp có thu nhập ổn định; những hộ kinh doanh làm đầu mối thu gom và xuất hàng đi các địa phương trong cả nước có thể thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng. Ở làng Tống Xá, thị trấn Lâm (Ý Yên), nghề làm trống da trâu đã trải qua lịch sử phát triển gần 300 năm, được khách hàng gần xa tin tưởng đặt hàng với đủ loại như: trống chèo, trống Trung thu, trống con, trống cái, trống chùa, trống cơm…. Các loại trống cỡ nhỏ, cỡ trung có đường kính từ 10-50cm, trống lớn từ 1-1,5m. Nghề làm trống da trâu Tống Xá có lúc tưởng chừng đã mai một, nhưng với tâm huyết giữ gìn, kế thừa của các nghệ nhân và những người thợ nên nghề được duy trì và ngày càng phát triển trong những năm gần đây. Thực tế, các mặt hàng đồ chơi truyền thống vẫn luôn có sức hấp dẫn riêng; nhiều phụ huynh vẫn có xu hướng chọn cho con mình những sản phẩm đồ chơi Trung thu truyền thống chứa đựng “hồn cốt” và bản sắc dân tộc.

Khơi dậy văn hóa truyền thống tết trung thu năm 2024
Học sinh Trường Tiểu học Chu Văn An (thành phố Nam Định) vui Tết Trung thu.

Cùng với các mặt hàng đồ chơi, thị trường bánh Trung thu cũng rất sôi động. Ngay từ đầu tháng 7 âm lịch, các nhãn hiệu lớn như: Kinh Đô, Hữu Nghị, Hải Hà, Tràng An, Bibica… đã dựng các cửa hàng giới thiệu, bày bán tiếp thị sản phẩm trên khắp các tuyến đường, phố của thành phố Nam Định như: Lê Hồng Phong, Điện Biên, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Trần Phú… Cùng với hương vị thập cẩm truyền thống, bánh dẻo, bánh nướng ngày nay còn có các vị đáp ứng đa dạng sở thích người mua như bánh làm từ nhân đậu xanh, đậu đỏ, trà xanh, sầu riêng, khoai môn, cốm, sữa dừa, phô-mai, hạt điều, hạnh nhân, vừng đen… Giá các sản phẩm dao động từ 50-150 nghìn đồng/chiếc. Tuy nhiên, bánh Trung thu của các hãng bánh kẹo nổi tiếng bán không “chạy” bằng bánh Trung thu truyền thống của các cơ sở làm bánh nổi tiếng ở thành phố Nam Định như: Minh Trang, Quang Hưng, Tân Anh… vì bánh có thương hiệu lâu đời, được sản xuất theo lối cổ truyền, vẫn giữ được hương vị truyền thống, ít sử dụng chất bảo quản, đảm bảo sức khỏe, giá vừa phải phù hợp với túi tiền của các đối tượng người mua, chỉ từ 50-60 nghìn đồng/chiếc. Bánh nướng, bánh dẻo cũng giống như bánh chưng, bánh dầy đều có điểm chung là vỏ bánh bọc lấy các loại nhân (ngũ vị) thể hiện quan niệm âm dương đối đãi, tương hợp, tương sinh, tình cảm gắn bó, bao bọc lẫn nhau. Đây là lý do khiến sản phẩm bánh Trung thu truyền thống của các cơ sở sản xuất tư nhân vẫn luôn là sự lựa chọn của phần đông người dân.

Không khí đón Tết Trung thu đang rộn rã ở khắp các địa phương trong tỉnh. Để chuẩn bị cho Trung thu năm nay, tại các nhà văn hóa, các trường học, khu vui chơi, giải trí, công viên, các tổ chức, cơ sở Đoàn, Đội cũng đang tất bật chuẩn bị chương trình hoạt động đón Tết Trung thu cho thiếu nhi với các chủ đề: “Trung thu nhớ Bác”, “Vầng trăng cổ tích”, “Vui hội đêm rằm”… Các ngành, các địa phương quan tâm chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần giáo dục, lưu truyền nét đẹp văn hóa của Tết Trung thu truyền thống cho thế hệ trẻ. Những năm qua, nhân dịp Tết Trung thu, Bảo tàng tỉnh đã xây dựng chương trình giáo dục với chủ đề “Tìm hiểu về Tết Trung thu xưa và nay”, giúp thanh, thiếu nhi có sân chơi lành mạnh, bổ ích với những hoạt động trải nghiệm thú vị thông qua các trò chơi dân gian, góp phần đưa giá trị văn hóa truyền thống của ngày Tết Trung thu đến với trẻ em và các gia đình. Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với các nghệ nhân dân gian làng nghề Báo Đáp, xã Hồng Quang (Nam Trực) tổ chức không gian hoạt động làm các sản phẩm đồ chơi làng nghề truyền thống tại Bảo tàng cho học sinh tham gia, trải nghiệm. Dưới sự giúp đỡ của các nghệ nhân làng nghề, học sinh được tìm hiểu, thục hành làm một số đồ chơi Trung thu truyền thống của người Việt như: đèn ông sao, đèn kéo quân, tò he, đầu sư tử, mặt nạ bồi giấy... Không gian ngập tràn màu sắc của những chiếc đèn lồng, đèn ông sao, cùng các hoạt động giáo dục hấp dẫn này thực sự đã lôi cuốn, thu hút đông các em học sinh và các bậc phụ huynh nhân dịp Tết Trung thu hàng năm và để lại cho các em những ký ức đẹp.

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh về việc tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu, Tỉnh Đoàn phối hợp với sở, ngành tổ chức hoạt động vui đón Tết Trung thu bảo đảm an toàn, lành mạnh, thiết thực, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương; chú trọng bảo vệ trẻ em khỏi ảnh hưởng bởi những sản phẩm đồ chơi, trò chơi có tính bạo lực, phản giáo dục, kém chất lượng, độc hại, nguy hiểm, không phù hợp với trẻ em. Trung thu năm nay, sau 2 năm do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 không thể tổ chức các hoạt động vui chơi tập trung, các huyện, thành phố chỉ đạo các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non tạo điều kiện để các em học sinh tham gia các hoạt động Trại thu tại địa phương. Các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi được tổ chức sôi nổi như: múa lân - sư, rước đèn, giao lưu văn nghệ, thi đấu bóng đá, thi nghi thức Đội, nghe kể chuyện chị Hằng, chú Cuội và phá cỗ Trung thu. Các hoạt động Trại thu được lồng ghép với việc nâng cao chất lượng sinh hoạt Đội; phát động đoàn viên, thanh niên giúp đỡ, ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong dịp Tết Trung thu.

Các chương trình vui Tết Trung thu năm 2022 trên địa bàn tỉnh được tổ chức với những hoạt động sôi nổi, ý nghĩa sẽ tạo sự hứng khởi, động viên tinh thần các em học sinh phấn khởi bước vào năm học mới với những quyết tâm mới./.