Kỹ năng sống đánh cho học sinh đọc hiểu

Combo Tự Rèn Kỹ Năng Đọc Hiểu Cho Học Sinh Tiểu Học [Bộ 3 Cuốn]


Tự Rèn Kỹ Năng Đọc Hiểu Cho Học Sinh Tiểu Học 1-2-3 là bộ 3 cuốn sách tập hợp những bài đọc tiếng Anh đi kèm với các hoạt động tương tác giúp trẻ hiểu nội dung bài đọc, đồng thời xây dựng và phát triển các kỹ năng đọc hiểu với nhiều thể loại văn bản khác nhau.

Đọc hiểu nói chung và đọc hiểu tiếng Anh nói riêng là một kỹ năng nền tảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc học tập ở trường và sẽ theo chúng ta trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, làm thế nào để trẻ yêu thích việc đọc, hiểu và biết cách tìm kiếm, khai thác văn bản thuộc các thể loại khác nhau một cách hiệu quả nhất? Tự Rèn Kỹ Năng Đọc Hiểu Cho Học Sinh Tiểu Học 1-2-3 chính là một gợi ý hoàn hảo giúp các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo thực hiện nhiệm vụ đầy thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị này.

Là mẹ của hai đứa trẻ, đồng thời cũng là một cựu giáo viên và là người viết giáo trình giảng dạy cho phụ huynh và giáo viên của học sinh bậc tiểu học ở Mỹ, tác giả Hannah Braun đã giúp những tiêu chuẩn về kỹ năng đọc trong bộ Tiêu chuẩn cốt lõi chung của Bộ giáo dục Hoa Kỳ [Common Core Standards] trở nên thú vị và dễ tiếp thu hơn đối với trẻ. Thông qua các bài đọc và hoạt động tương tác, các em sẽ dần hình thành và phát triển nhiều kỹ năng đọc hiểu quan trọng như: Hỏi và trả lời câu hỏi về các chi tiết quan trọng, Kể lại truyện, Miêu tả nhân vật, bối cảnh và sự việc, Vận dụng các kiến thức đã biết, Liên hệ bản thân với thế giới, Xác định chủ đề chính, Xác định quan điểm và lý lẽ của tác giả, Phân biệt các thể loại văn bản khác nhau… Nhằm hỗ trợ phụ huynh và thầy cô trong quá trình đồng hành cùng trẻ, Gamma Junior cung cấp thêm cho độc giả file nghe các bài đọc với giọng đọc chuẩn của người bản ngữ và bản dịch tiếng Việt các bài đọc kèm danh mục các từ và cụm từ mới.

* Đối tượng:

- Học sinh bậc tiểu học bắt đầu làm quen với hoạt động đọc hiểu tiếng Anh.

- Giáo viên tiếng Anh cần tài liệu bổ trợ cho các hoạt động tương tác trên lớp với học sinh.

SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”I. ĐẶT VẤN ĐỀ1. Lý do chọn đề tài.Trong xã hội ngày nay, cùng những bước tiến tích cực về mọi mặt lànhững tồn tại đầy nhức nhối khiến mỗi một công dân đều phải trăn trở. Với tưcách là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn tôi rất đau lòng khi phải chứngkiến mầm non của mình có những hành động thiếu văn hóa. Một trong nhữngtình trạng đáng buồn đó chính là học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏhọc, ra đời gặp nhiều bất trắc, ứng xử thiếu kĩ năng, dễ lún sâu vào những tệ nạncủa xã hội…xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì nhiều nhưng có lẽ,nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do các em thiếu kĩ năng sống.Kĩ năng sống là một trong những yếu tố cần thiết của thời đại, đặc biệt làtrong thời kì hội nhập. Xuất phát từ nhu cầu đó Bộ Giáo dục và Đào tạo tích hợpkĩ năng sống vào trong chương trình học của học sinh.Kĩ năng sống không phải là vấn đề mới mẻ nhưng giáo dục kĩ năng sốngcho học sinh một cách hiệu quả cũng không phải là vấn đề đơn giản. Đặc biệt làhọc sinh lớp 12 Trung học phổ thông [THPT]. Đây là lứa tuổi đang ở ngưỡngcửa của một công dân trưởng thành, độ tuổi không còn là trẻ con nhưng cũngchưa thành người lớn, mọi suy nghĩ và hành động còn nông nổi, cảm tính; giàuước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá nhưng còn thiếu kinh nghiệmsống, dễ bị lôi kéo, mua chuộc, kích động…vì thiếu những kĩ năng sống cơ bản.Là năm cuối cùng của cấp trung học, các em phải đương đầu với nhiều khókhăn, thách thức, phải chịu nhiều áp lực…Vì vậy, nếu thiếu những kĩ năng sốngcơ bản, học sinh lớp 12 dễ mắc những sai lầm nghiêm trọng, đặc biệt với mộttrường nông thôn như trường chúng tôi. Thực tế chúng ta đã chứng kiến không íttrường hợp đau lòng: Có những em vì thiếu kĩ năng sống nên dễ bị lôi kéo dẫnđến bỏ học đi làm ăn, học sinh khá giỏi dễ bị nản chí trước tình tình biến độngcủa xã hội, có những học sinh cuối cấp tìm lẽ sống của mình ở trò chơi điện tử,học sinh vô lễ coi thường giáo viên và môn học…Hơn thế, học sinh lớp 12 trongTrường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy1SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”một thời gian ngắn nữa các em phải bước vào cuộc sống tự lập, phải tự mình đốimặt với những tình huống khác nhau của cuộc sống phức. Vì thế, giáo dục kĩnăng sống cho các em học sinh lớp 12 là một việc thiết thực. Xưa đã dạy “Tiênhọc lễ, hậu học văn” đặc biệt với bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THPT làmôn học có nhiều ưu thế trong việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nóichung và cho học sinh lớp 12 nói riêng.Vì những lí do trên, với tư cách là một giáo viên dạy Ngữ văn, tôi đã trăntrở và thử nghiệm nhiều cách “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờđọc - hiểu truyện ngắn trong chương trình Ngữ văn 12” nhằm mục đích nângcao hiệu quả thiết thực của việc dạy Văn, đồng thời góp phần bé nhỏ vào việckhắc phục tình trạng thiếu kĩ năng sống của một bộ phận không nhỏ học sinh,nhất là học sinh cuối cấp THPT giúp các em thành công trong cuộc sống.2. Mục đích nghiên cứu.Trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết và khảo sát đánh giá thực trạng dạy học,xác định năng lực vận dụng kĩ năng sống của học sinh từ đó đề xuất những biệnpháp hợp lý góp phần nâng cao kĩ năng lĩnh hội và ứng xử các tình huống chohọc sinh THPT Hà Trung.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.Đề tài sẽ đi vào nghiên cứu đặc điểm các bài dạy có nội dung tích hợpgiáo dục kĩ năng sống trong các truyện ngắn Ngữ văn 12, từ đó hướng học sinh12 trường THCS & THPT Hà Trung vận dụng những tình huống cụ thể trongvăn học và đời sống.4. Phương pháp nghiên cứu.- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.- Phương pháp thống kê.- Phương pháp phỏng vấn.- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.Trường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy2SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”- Phương pháp thực hành: Rèn kĩ năng sống cho học sinh qua những bàigiảng, tình huống ứng dụng.II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ1. Cơ sở lí luận.Luật giáo dục năm 2005. Điều 2 đã xác định: "Mục tiêu của giáo dục phổthông là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lựccông dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc".Vì vậy, Bộ giáo dục và đào tạo từ năm 2005 đã xác định lại mục tiêu củagiáo dục Việt Nam; chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hìnhthành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học để đáp ứng sự pháttriển Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Thể hiện mục tiêu của giáo dụcthế kỉ XXI: học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chungsống. Chủ trương chung của Bộ giáo dục là từ năm học 2009-2010 đưa vấn đềgiáo kĩ năng sống cho học sinh vào tích hợp trong tất cả các môn học từ cấpmầm non cho đến lớp 12.Từ trước đến nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng sống,nhưng nhìn chung các quan niệm đều thống nhất ở khía cạnh, kĩ năng sống là kĩnăng tự quản lí bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộcsống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, kĩ năng sống là khả năng làmchủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và với xãhội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.Thuật ngữ kĩ năng sống bắt đầu xuất hiện trong các nhà trường phổ thôngViệt Nam từ những năm 1995 – 1996, thông qua dự án “giáo dục kĩ năng sốngđể bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong vàngoài nhà trường” do UNICEF, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Chữ thập đỏ ViệtNam cùng phối hợp thực hiện. Giáo dục phổ thông nước ta trong những nămTrường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy3SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”vừa qua đã được đổi mới cả về nội dung và phương pháp gắn với 4 trụ cột củagiáo dục thế kỉ XXI “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tựkhẳng định mình”, đây thực chất là một cách tiếp cận kĩ năng sống. “Học đểbiết” [Learning to know] gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duysáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…; “Học đểlàm” [learing to be] gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với những căngthẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…; “Học để chung sống” [learningto live together] gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳngđịnh, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông…; “Học để làm”[Learning to do] gồm các kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩnăng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm…Ý thức được tầm quan trọng của kĩnăng sống trong thời đại hội nhập, kết hợp với cơ sở lí luận trên đưa ra một số kĩnăng được tích hợp giáo dục trong tiết đọc Văn.Ở nước ta, kĩ năng sống thường được phân làm 3 nhóm:- Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, bao gồm các kĩ năngsống cụ thể như: Tự nhận thức, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tựtin…- Nhóm các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, bao gồm: Giaotiếp, thương lượng, bày tỏ cảm thông, hợp tác…- Nhóm các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả, bao gồm: Tìm kiếmvà xử lí thông tin, ra quyết định, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo…Ngày nay, những ai quan tâm đến giáo dục đều hiểu rằng: Giáo dục thế hệtrẻ không chỉ chú trọng dạy chữ mà còn phải quan tâm đến nhiệm vụ dạy người,con người không chỉ cần có tri thức mà phải biết sống đúng, sống đẹp, sống cóích. Muốn như thế, con người nhất thiết phải có kĩ năng sống. Bởi, người có kĩnăng sống luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giảiquyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống một cách tích cực và phù hợp; luôn lạcquan, làm chủ bản thân và làm chủ hoàn cảnh. Có thể nói: Kĩ năng sống làTrường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy4SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”“chiếc chìa khóa vạn năng” giúp con người từng bước khẳng định bản ngã củachính mình. Hơn thế, người có kĩ năng sống luôn có hành vi tích cực để gópphần xây dựng và làm giảm bớt các tệ nạn xã hội, làm cho cuộc sống tươi sángvà văn minh hơn.Tất nhiên, kĩ năng sống của con người không phải tự nhiên mà có được,nó phải được hình thành dần qua quá trình học tập, rèn luyện lâu dài trong cuộcsống. Vì vậy, tuổi trẻ nói chung, đối tượng học sinh lớp 12 nói riêng, là nhữngchủ nhân tương lai của đất nước, là nhân tố quyết định sự phát triển của đấtnước trong những năm tới cần có những kĩ năng sống cơ bản.Dựa trên những cơ sở lí luận như trên, chương trình Ngữ văn lớp 12 làphần văn học hiện đại phù hợp với ngôn ngữ cũng như kiểu tư duy, tình cảmhiện đại, rất thiết thực cho việc giáo dục những kiến thức và kĩ năng sống củacon người hiện đại.2. Thực trạng.Tất cả những ai có trách nhiệm với tương lai đất nước, với thế hệ trẻ đềunhận thấy rằng: Giáo dục kĩ năng sống cho lứa tuổi học sinh đặc biệt là học sinhcuối cấp THPT là vô cùng cần thiết. Bởi, kĩ năng sống là một trong những yếutố quan trọng giúp các em thành công trong mọi lĩnh vực.Trước sự thiết thực ấy, bản thân và các giáo viên khác khi tiếp nhận sự đổimới ai cũng hứng thú tích hợp kĩ năng sống trong các tiết dạy. Tìm hiểu và vậndụng những kĩ năng cần thiết cho học sinh trong cuộc sống nhằm nâng cao khảnăng "đề kháng" cho học sinh. Nhưng có lẽ, đây là lĩnh vực khoa học còn khámới mẻ và với nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc giảng dạy, rèn luyện kĩnăng sống vẫn còn nhiều điều chưa hiệu quả, chưa được quan tâm đúng mức;chưa có sự thống nhất đồng bộ trong hệ thống giáo dục phổ thông của cả nước.Giáo viên trường tôi và cả một số trường bạn, khi được hỏi tới vấn đề:Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thế nào để đạt hiệu quả? Mọi người đều trảlời chung chung: thì dạy vậy thôi. Không ai cho tôi một phương pháp rõ ràng.Trường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy5SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”Có người chân thành và cởi mở hơn thì tâm sự: Chủ trương chung là phải tíchhợp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh nhưng thực tế chẳng có gì là cụ thể,thậm chí làm cho giờ học phức tạp và rối rắm hơn. Bản thân tôi, khi mới tiếpcận với vấn đề cũng có những cảm nhận như thế. Hơn nữa, trong bối cảnh hiệnnay, học sinh chẳng mấy thiết tha với môn Văn nên việc "tích hợp" càng khókhăn hơn. Một điều đáng nói, đa số phụ huynh, học sinh lớp 12, ngay cả phầnlớn giáo viên dạy khối học này cũng đều xác định mục tiêu quan trọng nhất củaviệc học cho lớp 12 là "học để thi" chứ không phải là "học để làm người". Xácđịnh mục tiêu như thế nên kiến thức phải luôn đặt ở vị trí hàng đầu, việc giáodục kĩ năng sống cho học sinh 12 chỉ mang tính chất tự phát và tùy hứng chứkhông mang tính chiến lược nên hiệu quả chưa cao.Đối với học sinh chỉ nghe, chép không tìm tòi khám phá ứng dụng dẫnđến tình trạng trường chúng tôi đôi khi phải tổ chức những buổi họp kỉ luật đểxử lí những vụ đánh nhau chỉ vì những lí do đơn giản để lại hậu quả nghiêmtrọng đối với từng cá nhân học sinh, với gia đình, với nhà trường, với cả xã hội.Học sinh lớp 12 chỉ cần một ánh mắt, một câu nói đùa của bạn đã có thể gây ramột vụ ẩu đả ra trò. Đó chẳng phải do các em thiếu kĩ năng làm chủ cảm cảmxúc, kĩ năng ra quyết định phù hợp đó sao? Mỗi tuần, các giáo viên chủ nhiệmđều phải xử lí tại lớp mình bao nhiêu trường hợp nghỉ học để đi chơi game, baonhiêu trường hợp vô lễ với thầy cô giáo…Xử lí nhiều, kỉ luật nhiều nhưng tìnhhình vẫn không thay đổi được là bao. Trong trường có rất nhiều em rơi vào tìnhtrạng "ăn không nên đọi, nói không nên lời", khi được thầy cô giáo chỉ định trảlời một câu hỏi thì ấp úng, lúng túng, không thể diễn đạt nổi… Vấn đề cốt lõicủa cái gốc thực trạng đau lòng ấy chính là do các em thiếu những kĩ năng sốngquan trọng: Kĩ năng làm chủ cảm xúc, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp,kĩ năng ra quyết định, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ…Thiết nghĩ, không thể khắcphục được thực trạng đáng buồn ấy bằng kiểu "học thi" như bây giờ mà phải chútâm thỏa đáng đến việc rèn luyện cho các em những kĩ năng sống để "làm Người".Trường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy6SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”Nguyên nhân của những thực trạng trên được nhìn nhận từ nhiều phía:- Nguyên nhân khách quan:+ Trong xu thế hội nhập, xã hội có nhiều biến chuyển khiến cuộc sống conngười không tránh khỏi những thay đổi. Có những thay đổi tích cực nhưng cũngkhông ít những thay đổi tiêu cực khiến quá trình dạy và học gặp nhiều khó khăn.+ Chủ trương tích hợp kĩ năng sống cho học sinh trong các bài giảngnhưng lượng kiến thức trong bài quá nhiều, thời gian lại hạn chế. Dạy kiến thứccòn chưa đủ làm sao rèn kĩ năng sống cho học sinh. Cho nên, nó chỉ mới dừng ởmức áp dụng, hiệu quả chưa cao.+ Việc tổ chức những buổi ngoại khóa còn hạn chế chưa thực sự mởrộng. Trong khi đó, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh không chỉ ở trong nhữngbài giảng, các tình huống trên lớp mà cần có những buổi ngoại khóa thiết thựcgiúp các em tiếp cận những tình huống cuộc sống cụ thể.+ Sự phối hợp của gia đình, nhà trường và xã hội chưa chặt chẽ, còn chútrọng học để thi hơn là học để làm người.- Nguyên nhân chủ quan:+ Mặc dù điều kiện thực hiện chưa được thuận lợi nhưng hơn hết vẫn làở người thực hiện chưa chủ động, sáng tạo, chuẩn bị chưa chu đáo, hướng dẫnhọc sinh theo kiểu nói suông, tùy hứng chưa thực sự triệt để.+ Học sinh chưa tích cực, ít chủ động trau dồi kiến thức kĩ năng.Vì vậy, giáo viên phải tích cực, sáng tạo tích hợp giáo dục kĩ năng sốngtrong các bài dạy tạo niềm tin, sự hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệuquả giáo dục, đem lại lợi ích thiết thực cho học sinh.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy, quy trình họctập cũng như môi trường đào tạo. Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống phải đáp ứngnhu cầu của người học, nội dung giáo dục phải thiết thực hiệu quả. Bản thân đãTrường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy7SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”sử dụng một só biện pháp khá hiệu quả trong việc tích hợp giáo dục kĩ năngtrong tiết đọc Văn.Thực tế, kĩ năng sống không thể chỉ được giới thiệu và giảng giải bằng líthuyết. Bởi “lí thuyết suông” có thể tạo ra sự nhàm chán hoặc suy nghĩ “văn nóiláo, báo nói thừa” từ phía học sinh, khiến các em mất niềm tin vào lời thầy côgiảng. Hơn nữa, chỉ lí thuyết không chắc hẳn các em sẽ rất chóng quên. Vì thế,tôi mạnh dạn giải quyết vấn đề bằng các tình huống .Ưu thế nổi bật nhất của việc tạo ra được những tình huống có ý nghĩa vậndụng trong quá trình dạy học văn:- Nâng cao tính thực tiễn của môn học, để Văn học gắn với đời sống chứkhông phải là thế giới chỉ có trong sách vở.- Nâng cao tính chủ động, sáng tạo và sự hứng thú của học sinh trong quátrình học.- Đặc biệt sẽ rèn luyện, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trìnhbày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông.- Ngoài ra, giáo viên trong vai trò của người dẫn dắt, cũng sẽ tiếp thuđược rất nhiều kinh nghiệm và những cách nhìn, những giải pháp mới từ phíahọc sinh để làm phong phú bài giảng và điều chỉnh nội dung tình huống nghiêncứu.3.1. Tạo tình huống nhằm tự nhận thức bản thân và sự việc.Kĩ năng tự nhận thức là từ sự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân trong cácmối quan hệ về xã hội. Biết nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân và sự việc.Tự nhận thức là một kĩ năng rất cơ bản của con người, là nền tảng để conngười giao tiếp, ứng xử phù hợp có hiệu quả. Có những lúc chúng ta đánh giásai về mình nên chần chừ không quyết đoán sẽ đánh mất cơ hội. Ngoài ra, cóhiểu đúng về mình con người mới có thể có những quyết định, những sự lựachọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêuTrường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy8SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”cầu xã hội. Để nhận thức đúng về bản thân cần được phải trải nghiệm qua thựctế, đặc biệt là qua giao tiếp với người khác, qua tác phẩm Văn học.Ví dụ: Khi học tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân: Chúng ta tự nhận thứcvề tấm lòng đồng cảm, trân trọng trước số phận con người của nhà văn, qua đóxác định giá trị trong cuộc sống mà mỗi con người cần hướng tới.Hay khi học tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài: Chúng ta nhậnthức được tấm lòng của nhà văn khi nhìn nhân vật với con mắt đồng cảm, chiasẽ và khám phá, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp ở họ. Từ đó, hướng họcsinh xác định rõ lối sống tích cực trong cuộc sống.Giáo viên đặt câu hỏi và tạo tình huống giúp học sinh hiểu rõ vấn đề:- Vì sao Mị dám cởi trói cho APhủ?- Học sinh trả lời: Vì sự đồng cảm, vì lòng thương người, nhưng sâu thẳmvẫn là nỗi lòng khao khát giải phóng bản thân.- Vậy, nếu bản thân em rơi vào một tình huống tương tự em sẽ có nhữnghành động như Mị hay không?- Học sinh trả lời với nhiều đáp án như sau:+ Em sẽ hành động như Mị, bởi đó là con đường duy nhất.+ Em sẽ không dám làm như vậy, bởi đã là “cỗ máy” thì phải cam chịutới cùng.+ Em sẽ cởi trói cho A Phủ nhưng không chạy theo anh ta.Từ những câu trả lời trên giáo viên hướng tới kĩ năng sống phù hợp nhấtđó chính là: Hãy làm chủ bản thân, tự tin về về bản thân, và hãy tự giải phóngchính bản thân mình đừng thụ động chấp nhận.3.2 Tạo tình huống nhằm ứng phó với những căng thẳng.Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường gặp những tình huống gâycăng thẳng cho bản thân. Đặc biệt, với lứa tuổi mới lớn như các em việc gặp vàđối phó với những căng thẳng là một việc thường xuyên và thường găp. Tuynhiên, có những tình huống gây căng thẳng cho người này nhưng lại không gâyTrường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy9SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”căng thẳng cho người khác và ngược lại. Đó chính là kĩ năng ứng phó của từngngười. Khi bị căng thẳng mỗi ngưới có tâm trạng, cảm xúc và hành động khácnhau. Cũng có khi là những cảm xúc tích cực nhưng thường là cảm xúc - suynghĩ theo hướng tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến thể chất tinh thần củacon người. Vì vậy, đây là một trong số những kĩ năng thiết yếu giúp các emvững bước trong tương lai.Kĩ năng ứng phó căng thẳng là khả năng con ngươi bình tĩnh, tự tin sẵnsàng ứng phó với những căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống. Khigặp những căng thẳng người có kĩ năng sống sẽ xác định được nguyên nhân, hậuquả, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực.Ví dụ: Khi dạy tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn NguyễnMinh Châu. Giáo viên đặt câu hỏi bằng cách đưa ra một đoạn văn:“… Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong ngườira một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nóivới nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháybằng cách dùng chiếc thắt lưng, quất tới tấp vào lưng người đàn bà. Lão vừađánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, rên rỉ đau đớn: “Mày chếtđi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”.Người đàn bà với vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề chống trả cũng khôngtìm cách chạy trốn…”[Nguyễn Minh Châu, Chiếc thuyền ngoài xa, trang 71]Các em sẽ tiếp nhận những tri thức của bài học: Đó là những nghịch cảnhéo le của cuộc sống. Khi đọc đoạn văn trên tôi nhận thấy sự bất bình căng thẳnghiện lên trong đôi mắt các em học sinh. Vì vậy, tôi giúp các em giải quyết căngthẳng và bức xúc bằng một câu hỏi gợi mở:- Nguyên nhân nào khiến người phụ nữ ấy lại không kêu la, không chốngtrả, không tìm cách chạy trốn?Trường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy10SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”- Học sinh sẽ tìm được câu trả lời: Vì đức hy sinh của người mẹ, vì tìnhthương con, vì cuộc sống khó khăn bế tắc mà người phụ nữ phải cam chịu.Không khí lớp dường như đã dịu trở lại trong đôi mắt các em không cònsự căng thẳng bức xúc. Tôi chợt nhận ra trong các đôi mắt ấy sự cảm thông xenlẫn niềm xót xa thương cảm cho người phụ nữ nghèo.Từ đó, tôi liên hệ tích hợp giáo dục kĩ năng sống: Trong cuộc sống cácem sẽ gặp không ít những khó khăn bế tắc và sự căng thẳng. Lúc đó, đòi hỏi cácem cần sự tỉnh táo để xác định nguyên nhân, ứng phó với căng thẳng sao cho ítgây tổn thương nhất.Đồng thời, tôi kết luận kĩ năng ứng phó với căng thẳng rất quan trọng,giúp con người.- Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi gặp căng thẳng.- Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại đến sức khỏe thểchất tinh thần của bản thân.- Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến ngườixung quanh.Muốn việc ứng phó với căng thẳng thành công các em cần sự tích hợp cáckĩ năng sống khác như sau:- Kĩ năng tự nhận thức.- Kĩ năng xử lí cảm xúc.- Kĩ năng giao tiếp.- Kĩ năng tư duy sáng tạo.- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ.- Kĩ năng giải quyết vấn đề…3.3 Tạo tình huống nhằm phát triển tính chủ động, sáng tạo.Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cáchmới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới. LàTrường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy11SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng – quanđiểm, sự việc, độc lập trong suy nghĩ.Kĩ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với những sángkiến, biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộnghơn những người khác.Tư duy sáng tạo là một kĩ năng sống quan trọng. Với học sinh, tư duysáng tạo được khẳng định qua học tâp, cách xử lí tình huống. Với đặc thù bộmôn Ngữ văn tư duy sáng tạo được xem xét ở nhiều góc độ.Ví dụ: Trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châuchúng ta có thể cho đối thoại giữa học sinh với học sinh: Yêu cầu một em họcsinh tự đặt ra câu hỏi, gọi một em khác trả lời, 2 em tranh luận với nhau để bảovệ ý kiến của riêng mình.Chẳng hạn: Nếu bạn chứng kiến cảnh bạo lực của một gia đình nào đónhư gia đình hàng chài trong truyện, bạn sẽ làm thế nào? Sẽ có nhiều hướnggiải quyết khác nhau, người giáo viên sẽ làm trọng tài cho cuộc tranh luận giữa2 em học sinh để đi đến một cách giải quyết hợp lí nhất. Nâng cao tính sáng tạotrong hướng giải quyết.Hay, đối thoại giữa học sinh với giáo viên: Cho phép học sinh đặt ranhững câu hỏi, những tình huống đối với giáo viên, giáo viên sẻ chia suy nghĩ vàkinh nghiệm của mình với học sinh một cách dân chủ, cởi mở. Ví dụ có em họcsinh hỏi: Nếu cô là người đàn bà hàng chài, trong hoàn cảnh nghèo khổ và bịhành hạ như thế cô sẽ làm thế nào? Tôi sẽ nói với các em rằng: Nếu rơi vàohoàn cảnh như vậy, tôi sẽ suy nghĩ vì sao mình lại nghèo. Vì sao chồng mình lạicó những hành vi như thế? trước hết phải tìm hiểu sâu xa nguyên nhân củanhững hành động bạo hành. Từ đó, tìm hướng giải quyết; tìm cách để thoátnghèo; sau đó sẽ dùng lời lẽ, lập luận để chỉ ra cái sai trái trong hành động củangười chồng. Dùng trái tim và tấm lòng của người vợ, người mẹ hướng chồngTrường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy12SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”có lối sống tích cực nhằm bảo vệ hạnh phúc gia đình. Nếu bản chất của ngườichồng là tốt đẹp thì không có lí do gì mà cảnh tượng ấy lại tái diễn.Để có những cuộc đối thoại đạt hiệu quả, tôi xác định những vấn đề trọngtâm, mở ra nhiều cách giải thích khác nhau, kích thích khả năng tư duy sáng tạo,thúc đẩy học sinh bộc lộ quan điểm và đối thoại. Những tình huống nêu ra đểhọc sinh tham gia đối thoại vừa không thoát li tác phẩm, vừa phù hợp với trìnhđộ tiếp nhận của các em, đồng thời đảm bảo cuộc tranh luận không mất trật tự,và không mất quá nhiều thời gian cho phép. Cần tránh những hình thức câu hỏimà khi trả lời, học sinh chỉ dựa vào những quan niệm và kinh nghiệm đã có haychỉ trình bày một chiều các luận cứ để khẳng định một kiến giải nào đó. Ngoàira, tôi cũng dự đoán những tình huống có thể xảy ra trong sự tiếp nhận của họcsinh để điều khiển cuộc đối thoại sao cho không rơi vào bế tắc luôn đi theonhững con đường hợp lí nhất.3.4. Tạo tình huống ứng dụng thực tiễn đời sống .Trong mỗi bài học tôi đều cố gắng tạo ra những tình huống mang tínhchất ứng dụng vào thực tế đời sống, từ đó tổ chức cho học sinh tự giải quyết.Việc giải quyết các tình huống như thế lúc đầu mang tính chất cá nhân sau đóđược thảo luận để đi đến một cách giải quyết tối ưu nhất.Từ những kĩ năng sống được rèn luyện về: Tự nhận thức, ứng phó vớicăng thẳng, phát triển tính sáng tạo như ở trên, tôi mạnh dạn tạo những tìnhhuống mà các em thường xuyên gặp phải trong đời sống:Ví dụ : Khi dạy “Vợ nhặt” của Kim Lân, đến chi tiết: Tràng “nhặt” đượcvợ. Giáo viên tạo tình huống giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua hệ thốngcâu hỏi lôgich như sau:- Vì sao trong hoàn cảnh khốn khó của nạn đói Tràng dám cưu mangngười phụ nữ ấy?- Học sinh sẽ trả lời được: Vì lòng thương người, sự đồng cảm, hơn hếtvẫn là nỗi khát khao hạnh phúc.Trường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy13SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”- Vậy, nếu trong cuộc sống em cũng gặp một trường hợp tương tự em sẽlàm như thế nào? vì sao?- Học sinh trả lời: Tất nhiên em cũng sẽ hành động như Tràng, sẽ đùmbọc và cưu mang khi người khác cần sự giúp đỡ. Bởi, trong hoàn cảnh đối mặtvới sự sống và cái chết nhưng Tràng vẫn làm được như vậy tại sao chúng ta lạikhông.- À, trong câu trả lời của bạn có đặt ra một câu hỏi rất hay” tại sao chúngta lại không” theo các em ý của bạn là gì?- Học sinh sẽ trao đổi và đưa ra ý kiến: Vâng, có lẽ ý bạn cũng như ý củachúng em đều nhận thấy được ở Tràng một tấm lòng nhân hậu, vượt lên hoàncảnh với những khao khát hạnh phúc ở tương lai. Trong khi đó, chúng ta đangđược thừa hưởng thành quả của cha ông, được sống trong hòa bình và phồn vinhkhông có lí do gì để chúng ta không làm được điều đó.Từ đó, giáo viên nhấn mạnh giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Nhưvậy, qua một chi tiết trong tác phẩm cô đã tạo được tình huống cho các em nhậpcuộc cùng nhân vật để tự khám phá và nhận thức đúng về sự việc. Qua đó, cácem nhận ra rằng trong cuộc sống sẽ gặp rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta hãyvượt qua nó bằng sự sẻ chia, đồng cảm, hướng đến tương lai tươi sáng. Cô nghĩrằng khi các em làm được điều đó các em sẽ thấy cuộc sống này vô cùng ýnghĩa.Việc tổ chức giải quyết các tình huống trải nghiệm kiểu như thế này thườngtạo cho học sinh tâm thế “nhập cuộc”, hứng thú, cảm thấy mình là người trongcuộc, cần phải thể hiện suy nghĩ và hành động cụ thể. Qua những tình huống đó,học sinh dần dần hình thành kĩ năng giải quyết các vấn đề và điều chỉnh hành vitheo hướng hợp lí.4. Kết quả thực hiện.Qua quá trình tiến hành thực nghiệm tại trường THCS và THPT HàTrung, đối tượng là học sinh lớp 12 khối THPT đã nhận thấy sự chuyển biến tíchTrường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy14SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”cưc. Điều đó cho thấy việc rèn kĩ năng sống cho học sinh hết sức thiết thực. Nókhông chỉ giúp học sinh nâng cao kĩ năng sống mà còn giúp các em hứng thútiếp nhận tri thức từ bộ môn. Việc rèn luyện không tập trung ở việc học lý thuyếtmà còn phải qua quá trình luyện tập thường xuyên, qua các kiến thức phân mônkhác. Học sinh biết tự đánh giá khả năng của mình, biết lĩnh hội ,vận dụng ứngxử trong đời sống. Sau một năm thực hiện thí điểm các biện pháp rèn kĩ năngsống cho học sinh lớp 12 giờ đọc - hiểu truyện ngắn Ngữ văn ở lớp 12B6 củatrường THCS và THPT Hà Trung, tôi nhận thấy: Kết quả học tập đã có nhữngchuyển biến đáng mừng, nhiều em tiếp thu bài chủ động, có chiều sâu, pháthuy tư duy sáng tạo; những kĩ năng sống quan trọng như kĩ năng giao tiếp,kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giải quyết vấn đề…đượchình thành và phát triển bền vững; hứng thú dạy và học ở cả thầy và tròđều tăng lên đáng kể.Tôi đã tiến hành khảo sát để so sánh đối chiếu chất lượng và thăm dòý kiến học sinh qua hai lớp đối chứng và thực hiện về việc “Rèn kĩ năngsống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn trong chương trìnhNgữ văn 12” [Có phụ lục 1 đính kèm]. Trong đó lớp 12B5 là lớp chưa áp dụngnhững biện pháp như trên, lớp 12B6 là lớp đã áp dụng những biện pháp trên.Bảng 1: Bảng đối chứng về học lực giữa hai lớp.GiỏiST1T2Lớp12B512B6SĩSLsố 013536 03%2,98,3KháSL1520Trường THCS & THPT Hà TrungXếp loại học lựcTrung%42,955,6bìnhSL%144013 36,6YếuSL0500Kém%14,200SL0000GV: Nguyễn Thị Thủy15%0000SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”Từ việc trưng cầu ý kiến tại lớp 12B6, tôi lập được bảng đối chứng vềkĩ năng và hứng thú học tập như sau:Bảng 2: Bảng đối chứng về kĩ năng của hai lớp.STTLớp1212B512B6Sĩsố3536Kĩ năng tự nhậnKĩ năngKĩ năng giaoKĩ năng giảithức tốtSL%21602674,3tiếp tốtSL%1851,42363,9quyết vấn đề tốtSL%2365,73083,3Bảng 3: Bảng đối chứng về hứng thú học tập của hai lớp.Hứng thú học tậpSTT12Lớp12B512B6SĩHứng thú caoTích cực thamsốvới bộ môngia đối thoạiSL2530SL23273536%71,483,3%4675Học sinh khôngtham gia trongmỗi giờ họcSL%0617,1012,8Xét về chất lượng đầu vào của hai lớp ở đầu năm là tương đươngnhau. Nhưng với hai cách dạy và rèn luyện khác nhau chắc chắn sẽ có haikết quả khác nhau. Với kết quả trên, nó sẽ là nguồn động viên rất lớn đốivới bản thân tôi và đó là tiền đề vững chắc cho những năm tiếp theo để tôicó thể làm tròn nhiệm vụ của một người giáo viên đúng nghĩa - không chỉdạy chữ mà còn góp phần dạy Người.Trường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy16SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”III. KẾT LUẬNQua một quá trình áp dụng những biện pháp trên ở lớp 12B6 trườngTHCS & THPT Hà Trung, tôi đã đạt được những thành quả thiết thực. Về phíahọc sinh, tôi đã giúp các em tiếp nhận tri thức một cách sinh động, mang tínhứng dụng thực tế cao. Giúp các em phát hiện và rèn những kĩ năng sống thiếtthực trong cuộc sống. Từ đó, các em sẵn sàng vươn tới tương lai, đối mặt vớicuộc sống vô cùng phức tạp. Về phía giáo viên, trong quá trình nghiên cứu vàthực hiện, bản thân dường như được trau dồi thêm về kiến thức cũng như nhữngkĩ năng trong cuộc sống. Giúp bản thân vững vàng hơn trong sự nghiệp cũngnhư trong cuộc sống. Đề tài này tuy không phải là một hướng đi mới và duynhất, nó chỉ là một cách làm cụ thể trong quá trình lên lớp hằng ngày của giáoviên, hướng tới thực hiện mục tiêu chung của nghành. Song, để thực hiện mộtcách có hiệu quả những giải pháp trên với những tiết dạy cụ thể, đòi hỏi giáoviên phải thực sự có tâm huyết, yêu nghề, thực sự chăm lo đến sự phát triển toàndiện của học sinh trong tương lai, các phương tiện hiện đại hỗ trợ cũng nhưnhững chương trình ngoại khóa bổ ích và thiết thực. Hơn nữa, cần phải có sựphối hợp, quan tâm thỏa đáng hơn từ phía nhà trường, gia đình và các tổ chức xãhội giúp quá trình thực hiện có hiệu quả triệt để.Qua quá trình thực hiện bản thân rút ra một số kinh nghiệm trongviệc lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua đọc – hiểu truyệnngắn như sau: Tích hợp kĩ năng sống cho học sinh trong tiết đọc Văn đã tạođược hứng thú khi tiếp nhận bài, đồng thời giúp các em có thêm một sốkinh nghiệm, kĩ năng để bước vào đời. Và điều quan trọng hơn hết là họcsinh không chỉ có tri thức về Văn học mà còn vận dụng kĩ năng sống trongcuộc sống hàng ngày. Song, quá trình thực hiện chưa được phối hợp từnhiều phía, tình huống đặt ra còn trong phạm vi ở lớp, chưa trực quan sinhđộng, chưa thực tế khiến học sinh và giáo viên còn gặp nhiều khó khănTrường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy17SKKN “Rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 12 qua giờ đọc - hiểu truyện ngắn”trong thực hiện. Vì vậy, rất mong được sự phát triển và nhân rộng đề tàicủa quý đồng nghiệp.Với điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn bài viết còn nhiều hạn chếnhưng với tình yêu nghề và tinh thần tự giác gắn bó với sự nghiệp trồng ngườicủa mình, tôi muốn đóng góp một kinh nghiệm cho công việc dạy học Văn đểcác đồng nghiệp tham khảo. Kính mong nhận được sự đồng cảm, đồng tình vànhững góp ý quý báu của quý vị, quý đồng nghiệp gần xa để sự nghiệp giáo dụcluôn luôn là sự nghiệp cao quý.Trường THCS & THPT Hà TrungGV: Nguyễn Thị Thủy18

Video liên quan

Chủ Đề