Làm thế nào để có thể làm cho bản thân mình giàu có hơn đọc hiểu

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019 lần 1 THPT Đồng Đậu

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2019 lần 1 trường trường THPT Đồng Đậu, Vĩnh Phúc có đáp án chi tiết.

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN [3,0 điểm]
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi.

Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều có thể xong được. Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai.

Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có thế mạnh, sở trường. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó.

Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình.

Muốn khám phá bản thân, có thể dựa vào những cách từ bên ngoài và bên trong.

Về bên ngoài, nếu hoàn toàn mù mờ về bản thân thì bạn có thể bắt đầu bằng những thứ cơ bản: các trắc nghiệm tính cách…

Một cách khác để hiểu bản thân hơn là hỏi. Đặt ra những câu hỏi cho những người xung quanh mình, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thân thiết, người yêu…những người bạn nghĩ rằng họ hiểu bạn.

Cách tiếp theo để tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình. Dành thời gian yên tĩnh một mình để nhìn vào bên trong, hồi tưởng quá khứ, tìm hiểu những giá trị cốt lõi của bản thân mình.

[TríchTuổi trẻ đáng giá bao nhiêu– Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.42]
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là khó hay dễ? Điều đó có ý nghĩa quan trọng như thế nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến:Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không: Cách tiếp theođể tìm hiểu bản thân là thay vì hỏi người bên ngoài thì tự hỏi chính mình?Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN [7,0 điểm]
Câu 1. [2,0 điểm]
Từ nội dung văn bản phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] với chủ đề:Giá trị của bản thân.
Câu 2. [5,0 điểm]

Anh/chị hãy phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết Truyện An Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, từ đó rút ra bài học giữ nước mà tác giả dân gian muốn gửi gắm.

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

3,0

1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

0,5

2

Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó [không phải dễ];hiểu được bản thânđể từ đó làm việc mình thíchvà có một cuộc đời như mơ ước.

0,5

3

Hiểu ý kiến: Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.

1,0

4

Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình; lí giải hợp lí, thuyết phục.
Có thể tham khảo cách lí giải sau:
- Quan điểm đồng tình vì: Mình phải là người hiểu bản thân mình rõ nhất khilắng nghechính mình một cách trung thực. Hỏi ý kiến những người xung quanh chỉ là mộtkênhtham khảo.
- Quan điểm không đồng tình vì: Thiếu tính khách quan, dễ né tránh hạn chế, nhược điểm của bản thân.

1,0

II

LÀM VĂN

7,0

1

Viết đoạn văn vềchủđề:Giá trị của bản thân.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Giá trị của bản thân.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận :Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể tham khảo gợi ý sau:

1,0

* Giải thích:
–Giá trị bản thânlà những nội lực riêng biệt của mỗi người về tố chất, trí tuệ, năng lực, kĩ năng…để đi đến thành công trong học tập và làm việc.

*Bàn luận:
– Ý nghĩa của việc hiểu giá trị bản thân:
+ Biết được điểm mạnh điểm yếu, sở thích, xu hướng, năng lực của bản thân => tạo dựng dấu ấn của riêng mình.
+ Tự tin, tự chủ trong học tập và công việc, tạo được hứng khởi làm tiền đề của thành công.
–Làm gì để tạo dựng đượcgiá trị bản thân?
+ Quá trình miệt mài học tập rèn luyện sáng tạo.
+ Chăm chút, bồi đắp năng khiếu, sở trường.
+ Tự tin ứng dụng vào cuộc sống để tỏa sáng.
–Phê phán, bác bỏ:
+ Khẳng định bản thân không phải là tự cao tự đại.
+ Giá trị con người không nằm ở vẻ bề ngoài, không nằm ở tiền bạc, địa vị. Giá trị của mỗi người được đo bằng năng lực, đạo đức, tri thức, nghị lực, lòng nhân hậu, đức hi sinh…

[HS phải lấy được dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề]

* Bài học nhận thức và hành động:
– Học tập, rèn luyện để tự khẳng định mình là mục tiêu tốt đẹp cần phấn đấu.
– Tạo dựng một cuộc sống tôn trọng và phát huy đa sắc giá trị bản thân.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

2

Anh/chị hãy phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết Truyện An Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, từ đó rút ra bài học giữ nước mà tác giả dân gian muốn gửi gắm.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Phân tích nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết Truyện An Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, từ đó rút ra bài học giữ nước mà tác giả dân gian muốn gửi gắm.

0,25

c.Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp. Các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

Có thể trình bày theo định hướng sau:

c.1.Giới thiệu: truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”, nhân vật An Dương Vương.

0,5

c.2. Phân tích nhân vật An Dương Vương:

*An Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước:

- Xây thành:

+ Thành đắp tới đâu lại lở tới đó.

+ Lập đàn trai giới, cầu đảo bách thần.

+ Lắng nghe cụ già, mời sứ Thanh Giang giúp đỡ.

=> có lòng kiên trì quyết tâm, có ý thức đề cao cảnh giác.

- Chế nỏ

+ Nhà vua băn khoăn: “Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”

+ Rùa Vàng cho vuốt làm lẫy nỏ.

=> được giúp đỡ vì có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ đất nước.

- Bảo vệ đất nước: đánh tan quân xâm lược Triệu Đà.

- An Dương Vương chiến thắng quân xâm lược do:

+ Có thành ốc kiên cố.

+ Có nỏ thần kì diệu trăm phát trăm trúng.

+ Đặc biệt là có tinh thần cảnh giác cao độ, ý thức trách nhiệm cao với đất nước.

è An Dương Vương là vị vua tài trí, anh minh, sáng suốt, có trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cao, quyết tâm sẵn sàng đánh giặc giữ nước, được thần linh và nhân dân ủng hộ.

* An Dương Vương và bi kịch nước mất nhà tan:

- Nguyên nhân:

+ Nhận lời cầu hòa, cầu hôn, cho Trọng Thủy ở rể mà không đề phòng, giám sát.

+ Lơ là trong việc phòng thủ.

+ Chủ quan khinh địch, quá ỷ lại vào vũ khí.

à Mơ hồ về bản chất ngoan cố và âm mưu thâm độc của kẻ thù, mất cảnh giác trầm trọng, tạo cơ hội cho kẻ thù vào sâu lãnh thổ.

- Hậu quả: Đất nước rơi vào tay giặc.

- Hành động của vua:

+ Phải cùng con gái chạy về phương Nam.

+ Cầu cứu sứ Thanh Giang và biết kẻ ngồi sau lưng chính là giặc.

+ Chém đầu Mị Châu: thể hiện sự dứt khoát, quyết liệt, đặt nghĩa nước trên tình nhà.

+ Cầm sừng tê giác theo Rùa Vàng xuống biển=> sự bất tử của An Dương Vương.

- Ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật:Thể hiện lòng kính trọng của nhân dân đối với thái độ dũng cảm, kiên quyết đặt nghĩa nước [cái chung] lên trên tình nhà [cái riêng] của An Dương Vương.

2,75

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

- Kết cấu chặt chẽ đến hoàn mĩ.

- Cốt truyện li kì, hấp dẫn.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo…

0,25

c.3. Bài học giữ nước mà tác giả dân gian muốn gửi gắm:

Luôn đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù, xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân và cộng đồng.

0,5

d. Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo [viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,...] ; văn viết giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có liên hệ so sánh trong quá trình phân tích, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

TỔNG ĐIỂM: 10,0

=>> TẢI ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN TẠI ĐÂY

Theo TTHN

Kỹ năng làm phần đọc hiểu môn Ngữ Văn

  • Những kiểu câu hỏi thường sử dụng ở phần Đọc hiểu
  • Các bước khi làm phần đọc – hiểu
  • Bí quyết đạt điểm tối đa phần đọc hiểu môn Ngữ văn thi THPT quốc gia
  • Sơ đồ tư duy phần đọc - hiểu
  • Một số đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia

Những kiểu câu hỏi thường sử dụng ở phần Đọc hiểu

  • Ở dạng câu hỏi nhận biết: Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản…
  • Ở dạng câu hỏi hiểu: Thường hỏi học sinh hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản; hỏi theo học sinh thì vì sao tác giả lại cho rằng, nói rằng…[kiểu hỏi này là để xem học sinh và tác giả có đồng quan điểm hay không]; Kiểu câu hỏi theo tác giả… Ba kiểu hỏi này thường lặp đi lặp lại.
  • Ở dạng câu hỏi vận dụng: Thường yêu cầu học sinh rút ra thông điệp có ý nghĩa, điều tâm đắc hoặc chỉ ra những việc làm cụ thể của bản thân.

14 đề tham khảo môn Văn chốt thi THPT Quốc gia

  • Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia - Đề 1
  • Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia - Đề 2
  • Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia - Đề 3
  • Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia - Đề 4
  • Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia - Đề 5

Đề tham khảo môn Văn THPT Quốc gia - Đề 1

PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU

"Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.
Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn."

[Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân]

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh".

Câu 4. Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?

PHẦN II – LÀM VĂN

Câu 1. [Nghị luận xã hội]

Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý kiến: Tuổi trẻ cần sống có bản lĩnh để dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.

Câu 2. [Nghị luận văn học]

Về hình tượng sông Hương trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng:

"Sông Hương mang vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình."

Bằng hiểu biết về tác phẩm, anh [chị] hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

GỢI Ý LÀM BÀI

PHẦN 1 – ĐỌC HIỂU

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là phương thức nghị luận

Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh?

- Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt.

Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh".

- Sở dĩ tác giả cho rằng bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh bởi vì khi một cá nhân có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình, không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm phương hại đến xã hội thì không ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh...

Câu 4. Theo anh/chị, cần làm thế nào để rèn luyện bản lĩnh sống?

- Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng

- Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm

- Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực

- Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

PHẦN II – LÀM VĂN

Câu 1. [Nghị luận xã hội]

* Giải thích:

- Bản lĩnh là sự tự khẳng định mình, bày tỏ những quan điểm cá nhân và có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với mọi thử thách để đạt điều mong muốn.

* Phân tích, chứng minh

- Ý nghĩa của việc sống bản lĩnh

+ Sống bản lĩnh giúp cho bản thân có được sự tự tin trong cuộc sống, từ đó đề ra những mục tiêu và dám thực hiện chúng.

+ Bên cạnh đó, người bản lĩnh cũng dễ dàng thừa nhận những sai sót, khuyết điểm của mình và tiếp thu những cái hay, cái mới, cái hay.

+ Trước những cám dỗ của cuộc sống, người bản lĩnh hoàn toàn có thể tự vệ và tự ý thức được điều cần phải làm.

* Bình luận, mở rộng

+ Là học sinh, bản lĩnh được biểu hiện qua nhiều hành vi khác nhau. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai.

* Bài học nhận thức và hành động

- Không phải ai sinh ra cũng có được bản lĩnh. Bản lĩnh của mỗi người được tôi luyện qua nhiều gian lao, thử thách. Bằng sự can đảm, học từ những thất bại, đứng dậy từ những vấp ngã, ... mỗi chúng ta đang dần tạo nên một bản lĩnh kiên cường.

Câu 2. [Nghị luận văn học]

* Vài nét về tác giả, tác phẩm

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, cũng là một trí thức giàu lòng yêu nước. Ông có phong cách độc đáo và đặc biệt sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí...

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đến với tác phẩm người đọc sẽ gặp ở đó dòng sông Hương với vẻ đẹp đầy nữ tính và rất mực đa tình

* Giải thích ý kiến:

- Vẻ đẹp nữ tính: Có những vẻ đẹp, phẩm chất của giới nữ [như: xinh đẹp, dàng, mềm mại, kín đáo...]

- Rất mực đa tình: Rất giàu tình cảm.

=> Ý kiến đề cập đến những vẻ đẹp khác nhau của hình tượng sông Hương trong sự miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

* Phân tích vẻ đẹp sông Hương:

- Vẻ đẹp nữ tính:

+ Khi là một cô gái Digan phóng khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng. Khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.

+ Khi là một người con gái đẹp ngủ mơ màng. Khi là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Khi được ví như là Kiều, rất Kiều. Khi là người con gái Huế với sắc màu áo cưới vẫn mặc sau tiết sương giáng.

=> Dù ở bất kỳ trạng thái tồn tại nào, sông Hương trong cảm nhận của Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn đầy nữ tính, xinh đẹp, hiền hòa, dịu dàng, kín đáo nhưng không kém phần mãnh liệt...

- Rất mực đa tình:

+ Cuộc hành trình của sông Hương là cuộc hành trình tìm kiếm người tình mong đợi. Trong cuộc hành trình ấy, sông Hương có lúc trầm mặc, có lúc dịu dàng, cũng có lúc mãnh liệt mạnh mẽ... Song nó chỉ thực vui tươi khi đến ngoại ô thành phố, chỉ yên tâm khi nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời.

Gặp được thành phố, người tình mong đợi, con sông trở nên duyên dáng ý nhị uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến, cái đường cong ấy như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu.

+ Sông Hương qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, như những vấn vương của một nỗi lòng.

+ Sông Hương đã rời khỏi kinh thành lại đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng Đông - Tây để gặp lại thành phố 1 lần cuối. Nó là nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu. Như nàng Kiều trong đêm tình tự, sông Hương chí tình trở lại tìm Kim Trọng của nó...

* Vài nét về nghệ thuật:

- Phối hợp kể và tả; biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, so sánh; ngôn ngữ giàu chất trữ tình, chất triết luận.

* Đánh giá:

- Miêu tả sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường bộc lộ một vốn hiểu biết phong phú, một trí tưởng tưởng bay bổng.

- Đằng sau những dòng văn tài hoa, đậm chất trữ tình là một tấm lòng tha thiết với quê hương, đất nước.

Đọc hiểu cho và nhận

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. Đó chính là sự cho và nhận trong cuộc đời này.

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.

[Trích-Lời khuyên cuộc sống, nguồn Internet]

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Ngữ văn - THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển lần 1

I. ĐỌC HIỂU [3,0 điểm]

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Ông ấy cũng giống như chúng ta” - đây là nhận xét của giới truyền thông phương Tây trong những ngày vừa qua về Bill Gates, người giàu thứ hai thế giới hiện nay với khối tài sản ước tính lên đến 96 tỉ USD.

Tờ Sydney Morning Herald thuật lại rằng, nhà đồng sáng lập Microsoft khi đến cắt tóc tại một cửa hàng ở Double Bay, thuộc ngoại ô Sydney, trong một chuyến thăm thành phố này đã xếp hàng như bao người khác. Đây quả là một thông tin khiến không ít người cảm thấy hiếu kì, vì trong tưởng tượng của hầu hết chúng ta, một đại tỷ phú như Bill Gates hẳn phải có thợ cắt tóc riêng, hoặc phải có những “đặc quyền, đặc lợi” khi đến bất cứ đâu, được ưu tiên, được cung phụng, vv và vv…

Thế nhưng, ông ấy vẫn xếp hàng như bao vị khách khác. Điều thú vị là khi vị tỉ phú 63 tuổi hỏi người thợ cắt tóc rằng ông có thể ra khỏi hàng để lấy một tách cà phê hay không thì được trả lời: “Ông có thể tự do đi lấy cà phê miễn rằng ông không ngại xếp hàng lại từ đầu”. Bill Gates khiêm nhường thì đã đành, mà quy định của cửa hiệu cắt tóc này cũng rất rõ ràng. Họ coi mọi khách hàng đều bình đẳng như nhau. Đây hoàn toàn không phải là điều dễ gặp, khi mà đứng trước một nhân vật nổi tiếng, đầy quyền lực như Bill Gates, đâu phải ai cũng giữ được cách ứng xử điềm nhiên, sòng phẳng như người thợ cắt tóc kia!

[…] Có thể nhiều người có tiền mua burger hay cắt tóc nhưng không phải ai cũng khiêm nhường xếp hàng như Bill Gates. Ngược lại, không phải ai cũng có thể kiếm tiền giỏi như Bill Gates song vẫn có thể học được rất nhiều điều từ phong cách sống của ông: tôn trọng người khác và ứng xử đầy lịch lãm, văn minh! Trông người lại nghĩ đến ta.

[Theo Bích Diệp, - Ngẫm về sự giản dị của tỉ phú -]

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. [0,5 điểm]

Câu 2: Theo người viết, Bill Gates là tỉ phú có phong cách sống như thế nào? [0,5 điểm]

Câu 3: Việc tỉ phú Bill Gates 63 tuổi xếp hàng và hỏi người thợ cắt tóc có thể ra khỏi hàng lấy 1 tách cà phê được không thì được trả lời: “Ông có thể tự do đi lấy cà phê miễn rằng ông không ngại xếp hàng lại từ đầu” nói lên điều gì trong cách ứng xử của Bill Gates và người thợ cắt tóc? [1,0 điểm]

Câu 4: Anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân từ văn bản trên? [1,0 điểm]

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]:

Từ vấn đề được gợi ra ở phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] bàn về nhận xét sau: “Không phải ai cũng có thể kiếm tiền giỏi như Bill Gates song vẫn có thể học được rất nhiều điều từ phong cách sống của ông: tôn trọng người khác và ứng xử đầy lịch lãm, văn minh!”

Câu 2 [5,0 điểm]:

Trong bài “Cảm nghĩ về truyện Vợ chồng A Phủ ”, Tô Hoài viết:

“Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt.”

[Tác phẩm văn học 1930- 1975, tập hai, NXB Khoa học xã hội, 1990, Tr. 71]

Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua việc cảm nhận nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài.

Đề số 15 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

Đề bài

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu

…Họ làm việc cật lực suốt cả tuần đằng đẵng, họ khổ sở vì làm việc, không phải vì họ thích làm việc, mà vì họ cảm thấy họ phải làm. Họ phải làm việc, vì họ phải trả tiền thuê nhà, vì họ phải nuôi gia đình. Họ gánh tất cả những nhọc nhằn bất mãn ấy, và khi họ nhận được những đồng tiền của mình, họ không hạnh phúc. Họ có hai ngày để nghỉ ngơi, làm điều họ muốn làm, và họ làm gì? Họ tìm cách chạy trốn. Họ uống say mềm vì họ không ưa chính họ. Họ không thích cuộc sống của họ. Có nhiều cách để chúng ta tự làm tổn thương mình, khi chúng ta không ưa bản thân mình.

Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, mà không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện. Các phần thưởng rồi sẽ đến, nhưng bạn không bị ràng buộc vào phần thưởng. Bạn thậm chí còn nhận được cho mình nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng, khi không mong chờ phần thưởng. Nếu chúng ta yêu thích điều chúng ta làm, nếu chúng ta luôn làm hết khả năng của mình, khi ấy chúng ta sẽ được tận hưởng cuộc sống một cách thực sự. Chúng ta có niềm vui, chúng ta không chán nản, và chúng ta không thất vọng…

[Bốn thỏa ước, Don Miguel Ruiz, Nguyễn Trung Kỳ dịch, NXB Tri thức, 2017]

Câu 1:Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2:Trong văn bản trên, tác giả đã chỉ ra những thái độ nào của con người đối với công việc? Những biểu hiện nào thể hiện thái độ tích cực?

Câu 3:Trong đoạn trích có câu "Họ tìm cách chạy trốn". Theo anh/chị, tác giả muốn nói "họ tìm cách chạy trốn" khỏi điều gì?

Câu 4:Anh/chị có đồng tính với ý kiến: "Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, mà không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện"? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1:Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy việt một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của mình về cách để mỗi người có thể tận hưởng cuộc sống một cách thực sự.

Câu 2:Trong Vội vàng, nhà thơ Xuân Diệu viết:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn;

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của trời tươi;

-Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!

[Ngữ Văn 11 – Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam]

Bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh có đoạn:

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù vuôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

[Ngữ Văn 12 – Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam]

Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về khát vọng tình yêu tuổi trẻ ở các đoạn thơ trên.

Lời giải chi tiết

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2:

- Những thái độ của con người với công việc:

+ Công việc như một việc phải làm, không có niềm đam mê, yêu thích với công việc.

+ Công việc như một niềm đam mê, họ yêu thích công việc của mình.

- Biểu hiện thể hiện thái độ tích cực:

+ Nếu hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, không mong chờ phần thưởng bạn sẽ nhận được phần thưởng lớn hơn mình tưởng tượng.

+ Làm điều mình yêu thích bằng tất cả khả năng của mình sẽ là cách bạn tận hưởng cuộc sống một cách thực sự.

+ Khi ấy chúng ta sẽ có niềm vui, không chán nản, không thất vọng,…

Câu 3:

- Điều “họ tìm cách chạy trốn” là: công việc không yêu thích, những gánh nặng đè nặng lên vai họ: tiền nhà, gia đình,… và chạy trốn chính bản thân mình.

Câu 4:

- Học sinh có thể lựa chọn đồng ý hoặc không đồng ý miễn là có cách lý giải hợp lý.

+ Nếu lựa chon đồng tình có thể lý giải: khi chúng ta làm vì niềm yêu thích, đam mê với công việc thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn, có hứng thú trong công việc hơn.

+ Nếu lựa chọn không đồng tình có thể lý giải: mỗi công việc nếu không có phần thưởng được đặt ra trước chúng ta sẽ mất đi động lực để ta không ngừng tiến lên, vượt qua những trở ngại. Phần thưởng càng lớn động lực quyết tâm phấn đấu càng cao.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

*Giới thiệu vấn đề

*Giải thích vấn đề

- “Tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ” là sự hưởng thụ trọn vẹn tất cả niềm vui, sự hạnh phúc trong cuộc sống của mỗi người.

*Bàn luận vấn đề

- Cách thức tận hưởng cuộc sống thực thụ:

+ Mỗi chúng ta có những cách khác nhau để tận hưởng cuộc sống nhưng đâu mới là cách thức tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ.

+ Làm những công việc mình yêu thích, làm bằng tất cả đam mê, nhiệt huyết, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ.

+ Hài lòng với những gì mình đang có, không ghen ghét đố kị với những người xung quanh. Nhưng không vì thế mà sinh ra tính tự thỏa mãn, không nỗ lực phấn đấu cho tương lai.

+ Không ngừng nâng cao hiểu biết và hoàn thiện bản thân.

+ Có tấm lòng nhân hậu, lương thiện, luôn có thái độ khoan hòa, bao dung trước mọi sai lầm, khuyết điểm của người khác.

=> Hưởng thụ thực sự là khi con người cảm thấy thanh thản và mãn nguyện với những việc mình làm, những điều mình suy nghĩ.

*Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Hiện nay vẫn còn những quan niệm sai lầm về hưởng thụ như: chỉ chăm lo cho cá nhân, sống đua đòi, hưởng lạc,… đó là những cách suy nghĩ sai lầm, thiển cận, cần phải loại bỏ.

- Muốn có được sự hưởng thụ thực sự đòi hỏi mỗi con người cần phải học hỏi và hiểu biết về những gì ta đang làm, ta đang có, cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện với những điều đó.

- Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ.

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Xuân Diệu là cây bút xuất sắc của phong trào Thơ mới. Ông được giới trẻ tấn phong là ông hoàng của thơ tìnhbởi đã đem vào thơ tình một quan niệm đầy đủ, toàn diện, một cách thể hiện mới mẻ, phong phú đặc biệt là sự diễn đạt chân thực và táo bạo về tình yêu. Xuân Diệu đem đến cho thơ hiện đại Việt Nam một giọng điệu thiết tha, sôi nổi.

- Vội vàngđược in trong tậpThơ thơ[1938]. Thi phẩm đầu tay này ngay lập tức vinh danh Xuân Diệu như một đại biểu tiêu biểu nhất của phong trào thơ Mới.

- Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

- Sóng[1967] là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

2. Phân tích

2.1. Đoạn thơ trong bài thơ "Vội Vàng"của Xuân Diệu bộc lộ một cái tôi sôi nổi, vồ vập và giàu khát vọng và yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt.

- Câu thơ mở đầu đoạn thơ "Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm"như một lời giục giã nhanh chóng tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống. Có lẽ sự nhạy cảm về thời gian đã khiến Xuân Diệu lúc nào cũng cuống quýt, vội vàng.

- Chữ "tôi" trong đoạn thơ mở đầu đã chuyển thành chữtaở đoạn cuối. Dường như có sự đồng thuận mặc nhiên nào đó mà cảm xúc của "cái tôi"bỗng hòa nhập vào "cái ta"rộng mở.

- Nhịp thơ sau một hồi ngưng đọng lại như hối hả, gấp gáp hơn chuyển tải cả một dòng cảm xúc say sưa, ào ạt.

- Tác giả dùng một loạt các động từ mạnh "ôm", "riết", "say", "hôn",... thể hiện ước muốn tận hưởng bằng tất cả các giác quan.

- Các bổ ngữ⟶ bày ra bàn tiệc thịnh soạn của cuộc đời, có đầy đủ thanh sắc, đẹp vô cùng, trần trề vô cùng.

- Liên từ "và", "cho"... được lặp lại⟶ nhấn mạnh sự ăm ắp, thịnh soạn của bàn tiệc của mùa xuân, bàn tiệc của cuộc đời.

- Một loạt tính từ và cũng là từ láy: "chếnh choáng", "đã đầy", "no nê"-> diễn tả sự thỏa mãn tận cùng.

- Tác giả khép lại mong muốn của mình bằng:

+ Lời gọi: "hỡi xuân hồng"⟶ mùa xuân không còn vô hình, trừu tượng mà trở thành con người hữu hình, thân thiết.

+ Biện pháp chuyển đổi cảm giác: "xuân" ⟶ "xuân hồng" ⟶ "muốn cắn" ⟶ mong muốn được hưởng thụ một cách trọn vẹn nhất.

=>Xuân Diệu vô cùng nhạy cảm trước bước đi của thời gian cho nên thi sĩ khát khao tận hưởng những phút giây đẹp nhất của đời người. Đây cũng chính là một khát vọng rất nhân văn.

- Nghệ thuật:

+ Có sự đan xen giữa cảm xúc nồng nàn với cảm hứng triết luận sâu sắc.

+ Dùng rất nhiều biện pháp nghệ thuật: thể thơ tự do, thủ pháp trùng điệp, ngôn từ mới mẻ, hình ảnh sáng tạo…

2.2. Đoạn thơ trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi đầy khao khát

* Khổ 7: Khát vọng, niềm tin vào tình yêu và cuộc đời

- Khát vọng của sóng luôn hướng vào bờ, khát vọng của em đặt trọn vào tình yêu nơi anh. Quy luật của tự nhiên cũng như quy luật của cuộc đời luôn khao khát bến đỗ hạnh phúc dù còn muôn vàn khó khăn, trắc trở.

- Dù đã trải qua nhiều đắng cay, đổ vỡ trong tình yêu nhưng người phụ nữ ấy vẫn hồn nhiên, tha thiết yêu đời, vẫn ấp ủ hi vọng và niềm tin vào hạnh phúc tương lai.

* Khổ 8, 9: Khát vọng dâng hiến và bất tử hóa tình yêu

- Nhà thơ suy tư về không gian, thời gian và bộc lộ nỗi niềm khắc khoải, tự nhận thức về mình, về tình yêu và hạnh phúc đồng thời khẳng định sự hữu hạn, nhỏ bé của đời người với dòng chảy vô thủy vô chung của thời gian và cái vô hạn của vũ trụ.

- Khát vọng được hóa thành trăm con sóng nhỏ, khát vọng được tan thành trăm con sóng nhỏ là khát vọng được cho đi và dâng hiến bởi có một nghịch lý trong tình yêu là"Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn dám mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm giữ thật chặt"[Christopher Hoare]."Tan ra"không phải là tan biến đi mà là để còn mãi.

- Khát vọng muốn hòa nhập tình yêu của mình để ngàn năm còn vỗ. Đây là khát vọng muốn được vĩnh cửu hóa, bất tử hóa tình yêu.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ năm chữ giàu nhịp điệu như âm hưởng của những con sóng biển.

+ Sử dụng phép nhân hóa, so sánh.

2.3. So sánh

- Giống nhau: đều sử dụng thể thơ giàu nhịp điệu, thể hiện được khát vọng mãnh liệt, cháy bỏng về tình yêu với cuộc đời.

- Khác nhau: khát vọng trongSónglà khát vọng của tình yêu lứa đôi, là khao khát dâng hiến đến tận cùng. Còn trongVội Vàngthì thể hiện một quan niệm sống: sống vội vàng, sống giục giã, cuống quýt, phải tận hưởng vì thời gian đi qua tuổi trẻ sẽ không còn – đó là tình yêu tha thiết với cuộc sống.

3. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề.

Xem thêm: Đề và Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn mới nhất tạiTuyensinh247.com

Loigiaihay.com

  • Đề số 16 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 16 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 17 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 17 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 18 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 18 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 19 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 19 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Đề số 20 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

    Đáp án và lời giải chi tiết - Đề số 20 - Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn

  • Soạn bài Rừng xà nu - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành. Câu 1: a. Ý nghĩa nhan đề Rừng xà nu :

  • Soạn bài Những đứa con trong gia đình - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 12 ngắn gọn nhất tập 2 bài Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi. Câu 1: – Truyện “Những đứa con trong gia đình” được trần thuật lại chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt.

  • Điểm giống và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình

    Những đứa con trong gia đình thuộc số những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi.

  • Nét tính cách tiêu biểu của nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu

    Những năm tháng đánh Mĩ của con người Tây Nguyên đã khơi nguồn cho cảm hứng và những sáng tác thành công về vùng đất cao nguyên mang sức sống mãnh liệt này.

Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn năm 2021 có đáp án [Đề 6]

Trang trước Trang sau

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

Năm học 2021

Bài thi môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút

[không kể thời gian phát đề]

Link tải PDF Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn năm 2021 có đáp án [Đề 6]

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. Đó chính là sự cho và nhận trong cuộc đời này.

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.

[Trích- Lời khuyên cuộc sống, nguồn Internet]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản [0,5 điểm]

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn bản là gì? [0,5 điểm]

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình”?[1,0 điểm]

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác” hay không? ”?[1,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]:

Viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong phần đọc - hiểu : “Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi”

Câu 2[5,0 điểm]

Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã có những lần miêu tả dòng Sông Đà:

Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” [Tản Đà]. Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.

[Nguyễn Tuân - Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, Tập 1]

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp dòng Sông Đà trong đoạn văn trên, từ đó nhận xét về cái tôi tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

I. ĐỌC- HIỂU [3,0 điểm]

Câu 1: [0,5đ Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2: [0,5đ] Nội dung chính: Bàn về mối quan hệ giữa cho và nhận của con người trong cuộc sống.

Câu 3:[1đ] Vì: đó là sự “cho” đi xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương thực sự, không vụ lợi, không tính toán hơn thiệt. Khi đó cái ta nhận lại sẽ là niềm vui, hạnh phúc thực sự.

Câu 4: [1đ]

-Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cần có cách lí giải hợp lí, lôgich, đúng chuẩn mực.

+ Đồng tình hoặc không đồng tình

+ Lí giải hợp lí, lôgich, đúng chuẩn mực.

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]:

Viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ ] trình bày suy nghĩ về về ý kiến được nêu trong phần đọc-hiểu : “Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi”.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân- hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao thác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:

*Giải thích

Cho : là sự san sẻ, giúp đỡ, quan tâm, yêu thương người khác xuất phát từ cái tâm, từ tấm lòng.

Nhận: là sự đền ơn, là được đáp lại những điều tốt đẹp.

=> Câu nói nhấn mạnh mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống con người, đặc biệt là phải biết cho đi nhiều hơn.

*Bàn luận

- Con người cho đi nhiều sẽ nhận lại được nhiều điều tốt đẹp hơn. Cái cho đi đa dạng phong phú cả giá trị vật chất lẫn tinh thần.

- Cho đi một cách chân thành những gì tốt đẹp nhất mà không hề hi vọng nhận lại bạn đã đem đến niềm vui và hạnh phúc, giảm bớt sự khốn khó, bất hạnh cho người khác đồng thời đem đến sự thanh thản, hạnh phúc cho chính mình.

- Phê phán những con người sống ích kỉ, cá nhân, vụ lợi, chỉ mong đợi nhận được của người khác mà không hề biết cho đi.

*Bài học:

- Đây là lời khuyên về lối sống đẹp, biết yêu thương, sẻ chia.

- Cần luôn cố gắng rèn luyện hoàn thiện bản thân mình giàu có về vật chất và tinh thần để có thể cho đi nhiều hơn.

Câu 2[5,0 điểm]

Cảm nhận về vẻ đẹp dòng sông Đà qua đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, từ đó nhận xét cái tôi tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về đoạn văn; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Cảm nhận đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân từ đó nhận xét cái tôi tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Khái quát chung về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.

* Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Đà qua đoạn văn:

- Nội dung: đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Đà:

+Thác ghềnh lúc này chỉ còn là nỗi nhớ. Thuyền tôi trôi...câu văn mở đầu toàn thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng, mơ màng; phép điệp “thuyền tôi trôi....lặng tờ, thuyền tôi trôi...không bóng người, thuyền tôi trôi....lững lờ” nhắc lại trùng điệp như một điểm nhấn của cảm xúc, cảm giác làm cho đoạn văn như một dòng cảm giác, cảm xúc cứ tràn đi, lan toả, bâng khuâng.

+ Con sông bây giờ không hẳn chỉ là của hiện tại, mà nó trôi ngược về quá khứ. Bởi người ngắm nó - người đang lênh đênh giữa dòng sông, đang chìm trong hoài niệm, mạch cảm xúc bơi ngược về với lịch sử dân tộc “Hình như từ đời Lí, đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế mà thôi”.

+ Thiên nhiên hài hòa mang vẻ đẹp trong trẻo, nguyên sơ, kì thú được cảm nhận bằng hệ thống hình ảnh phù hợp, hô ứng với nhau để tạo cảm giác, ấn tượng về vẻ hoang sơ và tĩnh lặng của không gian: đó là những hình ảnh non tơ nhất, tươi tắn và tinh khiết nhất như lá ngô non đầu mùa, búp cỏ gianh đồi núi, vạt cỏ gianh với những nõn búp đẫm sương đêm, con hươu thơ ngộ, đàn cá dầm xanh... Trong không gian ấy, ngay cả một âm thanh rất hiện đại là tiếng còi tàu cùng được cổ tích hoá, huyền thoại hoá: tiếng còi sương. Trong một không gian như thế, sự tương giao giữa lòng người và tạo vật là một tất yếu nên một người khách sông Đà đã nghe được câu hỏi của con hươu thơ ngộ về sự tồn tại của một tiếng còi sương.....

+ Nguyễn Tuân đã trải lòng mình ra với dòng sông, hoá thân vào nó để lắng nghe và xúc động: “Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”. Qua mỗi dặm đường đất nước, nhà văn đều thấy cảnh vật và con người gắn quyện với nhau rất chặt chẽ. Yêu sông Đà cũng chính là yêu Tổ quốc và yêu con người Việt Nam.

-Nghệ thuật:

+Giọng văn vừa trang trọng, trầm lắng, vừa da diết bâng khuâng vì thế tràn đầy xúc cảm. Từng câu, từng chữ, từng nhịp đi của hơi văn đều làm lộ ra cái dạt dào đó của cảm xúc.

+Ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế và giàu khả nàng gợi cảm: Những từ “lặng tờ” “hoang dại”, “hồn nhiên”, “con hươu thơ ngộ”, “tiếng còi sương” được dùng rất đắt, có sức lột tả tính chất của hình tượng. Cách so sánh độc đáo: so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng để trừu tượng hoá, thi vị hoá một hình ảnh cụ thể nhằm gây ấn tượng cảm giác hơn là gây ấn tượng thị giác “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa “. Sức tưởng tượng phong phú khiến Nguyễn Tuân hình dung và mô tả được nỗi niềm của cả con sông và của cả những sinh vật sinh sống trên bờ sông ấy.

→ Đoạn văn đã góp phần quan trọng trong việc tái hiện vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà, của thiên nhiên đất nước gấm vóc nên thơ đồng thời góp phần khẳng định tài năng của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật viết tuỳ bút.

* Nhận xét cái tôi tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân:

+ Tài hoa: Ở lối viết uyển chuyển, linh hoạt; cách so sánh, liên tưởng nhiều tầng bậc, bất ngờ, độc đáo. Ông nhìn sự vật bằng con mắt của người họa sĩ, dưới góc độ thẩm mĩ; tài hoa thể hiện ở những rung động, say mê của nhà văn trước vẻ đẹp mĩ lệ của thiên nhiên đất nước.

+ Uyên bác: thể hiện ở cách nhìn và khám phá hiện thực theo chiều sâu, ở sự vận dụng kiến thức sách vở và các tri thức của đời sống một cách đa dạng, phong phú; ở sự giàu có về chữ nghĩa. Hình ảnh dòng sông Đà được nhà văn miêu tả, tái hiện một cách ấn tượng từ nhiều góc nhìn, với những chi tiết điển hình, tiêu biểu; những liên tưởng, so sánh bất ngờ, thú vị. Tất cả đều cho thấy khả năng quan sát và sử dụng ngôn ngữ hết sức điêu luyện của Nguyễn Tuân.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo:

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Lưu ý: Giám khảo linh hoạt khi cho điểm. Khuyến khích điểm với những bài viết có sáng tạo. Điểm bài thi làm tròn đến 0,25.

Xem thêm các Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2021 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Chủ Đề