Lắp 100kw mặt trời 1 ngày được bao nhiêu kwh năm 2024

Theo nguồn dữ liệu của cơ quan năng lượng quốc tế IEA cập nhật ngày 30 tháng 6 năm 2020, giá tấm pin năng lượng mặt trời đã giảm hơn 400 lần kề từ năm 1975 đến năm 2020.

Cụ thể vào năm 1975 giá trung bình của tấm pin là 105,7 USD cho mỗi watt, thì đến năm 2020 giá trung bình chỉ khoảng 0,25 USD mỗi watt.

Lắp 100kw mặt trời 1 ngày được bao nhiêu kwh năm 2024

Vì vậy nếu trước đây điện mặt trời là điện đắt đỏ chỉ ứng dụng trong ngành hàng không vũ trụ như các vệ tinh của Nasa hoặc các trạm nghiên cứu thời tiết của chính phủ Hoa Kỳ ở bắc cực, nam cực…thì ngày nay điện mặt trời đã chính thức là nguồn điện rẻ nhất trong tất cả các nguồn điện.

Xem bài :

https://www.iea.org/reports/world-energy-outlook-2020

Vậy thời gian hoàn vốn như thế nào?

Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu cách tính thời gian hoàn vốn theo các tính của hội đồng năng lượng Úc (xem tài liệu theo Link cuối bài viết)

Định nghĩa :

Trước tiên thời gian hoàn vốn được xác định là năm mà khoản tiết kiệm tích lũy lớn hơn chi phí tích lũy của hệ thống điện mặt trời. Khoản tiết kiệm thể hiện chi phí tiêu dùng tránh được (nhờ có hệ thống điện mặt trời) và cộng thêm bất kỳ doanh thu nào nhận được từ FiT. Chi phí tích lũy phát sinh thể hiện khoản đầu tư ban đầu và giá trị thời gian của tiền (ví dụ thay vì đầu tư điện mặt trời thì gởi ngân hàng sẽ sinh ra lãi).

Phép tính :

Thời gian hoàn vốn xảy ra khi :

Tổng tiết kiệm > Tổng chi phí.

Trong đó :

Tổng tiết kiệm = (chi phí sử dụng) x (1 + CPI)t x tiêu thụ/100) + (điện thừa x FiT)

Tổng chi phí = tiền đầu tư x (1 + tỷ lệ chiết khấu thực)t

t = năm.

Chi phí tránh được và FiT :

Mức tiêu thụ tại chổ (hay tự dùng) được nhân với giá bán điện lẻ của EVN, CPI đã được áp dụng để cho phép tăng giá bán lẻ, mặc dù do covid-19 nên năm 2020 giá điện không tăng nhưng lịch sử đã tăng và tương lai chắc chắn sẽ tăng.

Năng lượng dư thừa được xuất vào lưới điện và khách hàng sẽ nhận được một khoản tiền từ việc bán lại lượng điện thừa này.

Các yếu tố liên quan đến thời gian hoàn vốn :

Theo trên thì thời gian hoàn vốn sẽ được tính như sau :

T = (Tổng chi phí)/(Tổng tiết kiệm)

T được tính bằng năm.

Như vậy, thời gian hoàn vốn phụ thuộc vào chi phí đầu tư, giá bán điện lẻ của EVN, giá mua điện mặt trời thông qua cơ chế FiT của chính phủ, chi phí tài chánh…và suy hao hiệu suất tấm pin theo thời gian (khoảng 0.5%/năm cho các tấm pin có chất lượng)

Nó còn phụ thuộc vào sản lượng điện của hệ thống lắp đặt, điều đó có nghĩa là phụ thuộc vào nơi lắp đặt, thí dụ hệ thống 100 KW lắp ở TP.HCM và các tỉnh phía nam sản lượng điện tạo ra trung bình 12,000 KWh mỗi tháng.

Theo dự thảo FiT3 thì giá mua điện mặt trời như sau :

Lắp 100kw mặt trời 1 ngày được bao nhiêu kwh năm 2024

Biểu giá mua bán điện mặt trời theo cơ chế FiT3 dự thảo (chưa duyệt)

Bảng giá điện bán lẻ cho hộ kinh doanh mà EVN đang áp dụng theo quyết định 648/QĐ-BCT ban hành ngày 20 tháng 3 năm 2019 :

Lắp 100kw mặt trời 1 ngày được bao nhiêu kwh năm 2024

Biểu giá lẻ điện cho đối tượng kinh doanh mà EVN đang áp dụng

Để cho cách tính đơn giản chúng tôi giả sử bỏ qua chi phí tài chánh, vì chúng tôi đang giả thuyết lợi nhuận từ tiền gởi ngân hàng và mức tăng giá điện hàng năm là tương đương nhau.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi thử tính thời gian hoàn vốn của hệ thống 100KW nối lưới không lưu trữ và hệ thống điện mặt trời vừa nối lưới vừa lưu trữ 100KW/100KWp/100KWh.

  1. Thời gian hoàn vốn hệ thống điện mặt trời 100 KW nối lưới (không tích trữ điện) :
    Lắp 100kw mặt trời 1 ngày được bao nhiêu kwh năm 2024

Sản lượng điện hệ thống 100 kW ở TP.HCM bình quân là 12,000 kWh mỗi tháng.

Hệ thống này giả sử lắp đặt ở TP.HCM với sản lượng điện trung bình hàng tháng là 12000 kWh (400kWh/ngày x 30 ngày = 12000 KWh/tháng). Cách tính theo công thức thực nghiệm (1kWp = 4kWh/ngày) và bằng mô phỏng bằng phần mềm Helioscope của Mỹ cho kết quả tương đồng. Thực tế lắp đặt ngoài hiện trường của các khách hàng LITHACO sản lượng cho nhiều hơn phụ thuộc vào công nghệ lựa chọn.

Tổng chi phí đầu tư của hệ thống này là : 1,8 tỷ đồng (một tỷ tám trăm triệu đồng).

Tính tổng tiền tiết kiệm :

Giả sử trong 12000 kWh mà hệ thống tạo ra mỗi tháng, doanh nghiệp sử dụng

25% vào giờ cao điểm buổi trưa (9h30 đến 11g30 giá điện là 4,586đ/KWh) 45% sử dụng vào giờ giá điện bình thường (2666đ/KWh) và 30% điện thừa bán cho lưới điện với giá 5,89 cent tương đương 1,362 đồng/Kwh.

Ta có :

Tổng tiền tiết kiệm = (25% ×12000 ×4587) + (45% x 12000 x 2666) + (30% x 12000 x 1362) = 33,060,600 VNĐ.

Suy ra tiền tiết kiệm mỗi năm là : (12 x 33,060, 600)x1.1 VNĐ = 436,399,920 VNĐ.

Như vậy thời gian hoàn vốn :

Tổng tiết kiệm = (chi phí sử dụng) x (1 + CPI)t x tiêu thụ/100) + (điện thừa x FiT)

Tổng chi phí = tiền đầu tư x (1 + tỷ lệ chiết khấu thực)t

t = năm.

T1 = (1,800,000,000) x 1.1 /(436,399,920) = 4,54 tháng (1)

ii) Thời gian hoàn vốn hệ thống điện mặt trời 100KW nối lưới cộng lưu trữ.

Trong bài viết này chúng tôi chọn hệ thống 100KW/100KWp/100kWh.

Hệ thống này suất đầu tư khoảng 2,3 tỷ (hai tỷ ba trăm triệu đồng)

Hệ thống có công suất định mức của inverter là 100 KW, kết nối 100 kWp công suất tấm pin (thực tế có thể mở rộng đến 200 kWp), và chọn hệ lưu trữ 100 kWh.

Bạn có thể liên hệ LITHACO để được tư vấn thêm.

Với hệ thống trên thì tổng lượng điện mỗi tháng sẽ là 15,000 kWh. Trong đó 12,000 kWh do hệ thống điện mặt trời sinh ra như trên, và 3000 kWh do hệ thống pin lưu trữ từ việc sạc giờ thấp điểm buổi tối từ 22h đêm đến 4 giờ sáng để sử dụng giờ cao điểm. Nếu chỉ sạc bằng điện mặt trời (dĩ nhiên) vào buổi trưa và sử dụng buổi tối cũng là một phương án, tuy nhiên không tối ưu hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

Sơ đồ hệ thống :

Lắp 100kw mặt trời 1 ngày được bao nhiêu kwh năm 2024

Hệ thống này có thể điều chỉnh thời gian sạc và xả thí dụ sạc lúc giá điện rẻ nhất (1,622 đồng/Kwh) và xả sử dụng lúc giá điện đắt nhất (5,046 đồng/Kwh).

Đồng thời nhờ đồng hồ thông minh và hệ thống quản lý điện thông minh thông qua BMS của pin lưu trữ, chúng ta có thể điều khiển để sử dụng 100% lượng điện mặt trời tạo ra thay vì bán cho lưới điện.

Để đơn giản chúng ta giả sử trong 15,000 kWh trên chúng ta sử dụng 70% ở khung giờ cao điểm và 30% sử dụng lúc bình thường.

Vì vậy kết quả tính toán như sau :

Tổng tiền tiết kiệm = (70% ×15,000 ×5,046) + (30% x 15,000 x 2,933) = 66,181,500 VNĐ.

Suy ra tiền tiết kiệm mỗi năm là : 12 x 66,181,500 VNĐ = 794,178,000 VNĐ.

Như vậy thời gian hoàn vốn :

T2 = (2,300,000,000) x 1.1 /(794,178,000 đồng) = 3,185 năm.(2)

Hệ số K=1.1 trong công thức (1) và (2) chính là hệ số tài chánh, chúng tôi quy đổi từ (1 + CP)t , theo cách tính của hội đồng năng lượng Úc (Australian Energy Council) họ tính hệ số này là 0.5 đến 0.7.

Như vậy mặc dù suất đầu tư của hệ thống điện mặt trời có lưu trữ cao hơn hệ thống điện mặt trời không có lưu trữ điện (2,3 tỷ so với 1,8 tỷ ) tuy nhiên thời gian hoàn vốn lại sớm hơn. Mấu chốt của vấn đề là do giá mua điện mặt trời theo FiT 3 quá rẻ so với tự tiêu thụ, đối tượng kinh doanh đang chịu giá điện giờ cao điểm rất cao, cho nên tự tiêu thụ sẽ tiết kiệm nhiều hơn là bán điện cho lưới điện, yếu tố khác chính là bộ lưu trữ điện, thông qua cơ chế sạc giờ thấp điểm và xả để sử dụng giờ cao điểm (lúc giá điện cao) giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm thêm đáng kể.

Chúng tôi hiểu rằng cách tính trên chỉ là tương đối do khó tính chính xác chi phí tài chánh, chỉ số tăng giá điện cũng chỉ ước tính theo lịch sử tăng giá của EVN trong 10 năm qua và suy hao hiệu suất tấm pin khoảng 0.5% mỗi năm đối với các tấm pin chất lượng, cơ chế FiT 3 cũng chỉ mới dự thảo… Tuy nhiên thông qua bài viết này chúng tôi hy vọng chia sẻ cho bạn đọc và các chủ đầu tư ước lượng được thời gian hoàn vốn của từng hệ thống điện mặt trời phù hợp với thực trạng của Việt Nam.

Chúng tôi rất mong nhận được mọi góp ý hoặc ý kiến khác mang tính xây dựng và mang tính chia sẻ về cách tính hoàn vốn của tất cả các quý bạn đọc có quan tâm.