Luyện tập bài tiểu đồi xe không kính

Loạt bài Soạn văn lớp 9 | Soạn bài lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 9 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

  • Bố cục Bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • II. Hướng dẫn soạn văn 9 Bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • Câu 1:
  • Câu 2:
  • Câu 3:
  • Câu 4:
  • III. Luyện tập
    • Câu 1 trang 133 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
    • Câu 2 trang 133 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1
  • IV. Kết luận
  • “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật là một trong số những tác phẩm thơ tiêu biểu và vô cùng quan trọng trong mảng văn học về đề tài chiến tranh. Đồng thời, đây cũng là một bài thơ cần được chú trọng ôn tập trong số các tác phẩm văn học ôn thi vào 10. Nhằm giúp các bạn học sinh có thể hiểu sâu hơn về tác phẩm, trong bài viết này, cùng Kienguru soạn Bài thơ về tiểu đội xe không kính nhé!

    Hệ thống kiến thức hỗ trợ soạn văn 9 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

    Là một nhà thơ trong hàng ngũ quân đội nhân dân Việt Nam, Phạm Tiến Duật đã mang khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” vào từng trang thơ, áng văn của mình để tái hiện hiện thực cuộc chiến đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” là một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất tinh thần ấy của ông.

    Tác giả

    – Tên khai sinh: Phạm Tiến Duật

    – Sinh năm 1941, mất năm 2007

    – Quê quán: huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ

    – Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt nhà thơ tiêu biểu thuộc thời kì chống Mĩ cứu nước

    – Trong suốt sự nghiệp sáng tác, Phạm Tiến Duật đã sở hữu những tập thơ chính bao gồm:

    • Tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” (1970)
    • Tập thơ “Ở hai đầu núi” (1981)
    • Tập thơ “Vầng trăng và những quầng lửa” (1983)
    • Tuyển tập thơ “Thơ một chặng đường” (1994)
    • Tập thơ “Nhóm lửa” (1996)
    • Trường ca “Tiếng bom và tiếng chuông chùa” (1997)

    – Phong cách nghệ thuật trong thơ Phạm TIến Duật:

    • Thơ Phạm Tiến Duật được giới phê bình nghệ thuật đánh giá cao và có nhiều nét riêng có như: giọng điệu thơ sôi nổi, trẻ trung, vừa có cái “tinh nghịch” của những người lính trẻ, vừa mang nhiều hàm ý sâu sắc.
    • Thơ ông tập trung khắc họa hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ qua hình tượng những người lính và nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đầy gian khổ, ác liệt.
    • Phạm Tiến Duật vừa tham gia chiến đấu trong vai trò người lính, vừa quan sát chiến tranh trong tư cách một phóng viên mặt trận khiến thơ của ông vừa mang hơi thở thời đại, vừa có khí phách ngang tàng, bụi bặm của người lính thời chống Mỹ.
    Luyện tập bài tiểu đồi xe không kính
    Nhà thơ Phạm Tiến Duật 

    Tác phẩm

    Hoàn cảnh sáng tác

    – “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được viết năm 1969, sau đó được in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”, xuất bản năm 1970. Đây là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra cực kỳ khắc nghiệt ở cả hai miền Nam – Bắc.

    Ý nghĩa nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

    – Đây là một tác phẩm văn học có nhan đề khá dài và đặc biệt: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Tưởng chừng như nhan đề bài thơ có chỗ thừa ở hai từ “bài thơ” nhưng chính điều này lại tạo sự thu hút người đọc bởi vẻ khác lạ và độc đáo. Hình ảnh những chiếc xe không kính được tập trung chú ý hơn khi tác phẩm được đặt tên như vậy.

    – Hai từ “bài thơ” như một sự nhấn mạnh chất thơ trong một tác phẩm viết về chiến tranh, nhấn mạnh chất thơ trong cuộc sống chiến đấu vô cùng khắc nghiệt đồng thời là chất thơ trong tâm hồn những người lính “mình đồng da sắt”.

    Tên gọi của tác phẩm thể hiện niềm tự hào của tác giả về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Cuộc sống dẫu thiếu thốn, khắc nghiệt đến vậy nhưng họ vẫn luôn lạc quan, dũng cảm vượt qua.

    – Mục đích của việc đưa hình ảnh “tiểu đội xe không kính” được đưa vào nhan đề bài thơ:

    • Nhằm gợi tả hiện thực trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
    • Đưa ra đối tượng tiêu biểu, tái hiện hiện thực vô cùng gay go, khốc liệt của cuộc chiến.
    • Ca ngợi vẻ đẹp của người lính lái xe với lòng dũng cảm, ý chí, nghị lực và sự kiên cường trong hành trình lái xe vượt Trường Sơn.

    Luyện tập bài tiểu đồi xe không kính

    Bố cục Bài thơ về tiểu đội xe không kính

    Bài thơ được chia thành 2 phần với những nội dung chính sau:

    – Phần I: 2 khổ thơ đầu: từ “Không có kính không phải vì xe không có kính…” đến “…Như sa, như ùa vào buồng lái”

    Nội dung chính: Tư thế ung dung, hiên ngang của người lính khi lái những chiếc xe không kính

    – Phần II gồm 6 khổ thơ còn lại: từ “Không có kính, ừ thì có bụi,…” đến “….Chỉ cần trong xe có một trái tim”

    Nội dung chình: Hình tượng người lính lái xe trên đường Trường Sơn

    Trong đó:

    Khổ 1,2: Tư thế ung dung, hiên ngang của người lính khi lái những chiếc xe không kính

    Khổ 3,4: Tinh thần lạc quan, sôi nổi và bất chấp khó khăn hiểm nguy của người lính

    Khổ 5,6: Tình đồng chí cao đẹp và tinh thần đoàn kết của người lính lái xe dọc Trường Sơn

    Khổ thơ cuối: Lòng yêu nước, ý chí chiến đấu và lý tưởng cách mạng của người lính

    II. Hướng dẫn soạn văn 9 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

    Câu 1:

    Điểm khác biệt ở nhan đề bài thơ là:

    • Số lượng chữ trong tiêu đề dài hơn bình thường, vô cùng độc đáo và biểu lộ rõ dụng ý nghệ thuật của nhà thơ.
    • Nhan đề gợi mở chủ đề và nội dung bài thơ: Hình ảnh chiếc xe không kính và người lính trên tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mỹ.
    • Nhan đề có từ “bài thơ” tưởng như thừa nhưng thực chất là để tăng tính hiện thực cho tác phẩm.

    Câu 2:

    Những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn được Phạm Tiến Duật khắc họa rất nổi bật với một tư thế và phong thái rất đỗi mạnh mẽ, hiên ngang.

    • Tư thế: ung dung, đường hoàng ngồi trong buồng lái (“Ung dung buồng lái ta ngồi”).
    • Phong thái: Hiên ngang, lạc quan, coi thường hiểm nguy, vất vả (mưa, bụi, ướt áo, vỡ kính, hỏng xe, xước thùng, hỏng mui,..).
    • Tâm hồn lãng mạn, yêu đời khi đối mặt với gian nan.

    Họ là những gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thanh nên Việt Nam thời kì chống Mỹ.

    Câu 3:

    Giọng thơ ngang tàn, pha chút nghịch ngợm nhưng lại rất phù hợp dùng để miêu tả tư thế và phong thái những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn đầy gian nan hiểm trở. Ngôn ngữ giản dị gần gũi với lời nói thường ngày, như lời đối thoại tâm tình:

    “Không có kính không phải vì xe không có kính

    Bom giật bom rung kính vỡ mất rồi”

    Câu 4:

    Cảm nhận về hình ảnh những người lính lái xe:

    • Vẻ đẹp người lính lái xe với tư thế hiến ngang ung dung, tự tin và yêu đời( “Ung dung buồng lái ta ngồi/Nhìn đất nhìn trời, nhìn thẳng”).
    • Vẻ đẹp của họ làm nên một bức chân dung tinh thần của người lính bất chấp tất cả những gian khó hiểm nguy.
    • Họ có một tình đồng chí, đồng đội cao đẹp.

    III. Luyện tập

    Câu 1 trang 133 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

    Học sinh tự học thuộc lòng bài thơ

    Câu 2 trang 133 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1

    Những cảm giác ấn tượng của người lính lái xe không kính trên đường Trường Sơn được tác giả Phạm Tiến Duật khắc họa một cách chân thực và sống động:

    Họ nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng, gió như sa như ủa vào buống lái, làm cho đôi mắt người lính cay xè.

    Họ thấy những con đường dài tăm tắp chạy thẳng vào tim, sao trời và cánh chim.

    Nghệ thuật được tác giả sử dụng rất nhiều đó là nghệ thuật phóng đại và ẩn dụ, làm cho hình ảnh người lính càng trở nên rõ nét và chân thật.

    IV. Kết luận

    Trên đây là toàn bộ nội dung bài soạn “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật. Hy vọng với những nội dung mà Kienguru tổng hợp trên đây, các bạn học sinh đã có thêm sự tự tin trước các kỳ thi học kỳ cũng như kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới!