M12 dùng cờ lê bao nhiêu

Trong các lĩnh vực lắp ráp, chế tạo máy, thi công xây dựng,sửa chữa lốp ô tô…yêu cầu về độ chính xác của lực xiết ốc, bulong là rất cao.

Lực xiết là yếu tố quyết định tất yếu tới chất lượng và hiệu quả của công việc,  nếu xác định lực không chuẩn, lực chưa đủ sẽ dễ dẫn tới hiện tượng các con ốc, bulong bị lỏng,

Là nguyên nhân khiến các điểm tiếp nối, gắn kết, kết cấu máy bị giảm chất lượng đi rất nhiều.

Đặc biệt là trong ngành xây dựng, thi công kết cấu thép, lắp ráp phương tiện giao thông trên đường thì yếu tố lực xiết lại càng yêu cầu độ chính xác cao… Vì thế mà cần phải sử dụng tới các dụng cụ kiểm tra lực xiết

Cách xác định và tính lực xiết vô cùng quan trọng, vì thế mà trong quá trình bán hàng, chúng tôi nhận được khá nhiều câu hỏi của khách hàng xung quanh việc xác định lực xiết, lựa chọn cần xiết lực thích hợp như: xiết ốc M30 thì chọn cờ lê lực nào? Bulong M20 thì dùng cờ lê bao nhiêu ? Hay là Bulong M8 nên dùng cờ lê lực ½” hay 3/8” ,….

Tất cả thắc mắc của khách hàng, là do chưa nắm được cách tính lực xiết bulong theo quy chuẩn , để lựa chọn  dụng cụ có lực xiết phù hợp.

Trong bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ chia sẻ tới khách hàng về cách tính lực xiết sao cho Chuẩn Xác nhất.

I. 2 yếu tố ảnh hưởng đến lực xiết bulong cần Phải Biết  :

Mỗi loại bulong, ốc vít đều có một lực vặn tiêu chuẩn, giá trị này được qui định theo tiêu chuẩn chung của Quốc tế.

Để xác định được lực xiết bulong nhanh và chính xác nhất, chúng ta sẽ dựa vào bảng tính lực xiết bulong, thông qua hai yếu tố quan trọng đó là : đường kính bulong [ đường kính ngoài của ren ] và cấp độ bền của bulong .

– Độ cấp bền của bulong được nhà sản xuất in trên đỉnh mặt bulong [ ở Việt Nam, thông thường bulong hoạt động với cấp bền 8.8 ]

  • Bộ dụng cụ tháo đồ nhựa nội thất ô tô 20 chi tiết

II. Các bước tính lực xiết bulong tiêu chuẩn :

Bước 1: Xác định cỡ bulong

– Trong bảng kiểm tra lực xiết của bulong, các bạn có thể thấy cột đầu tiên, chính là cột thể hiện thông số đường kính của bulong [d]

– Cột thứ 2 :  [s] – thể hiện size bulong [ kích thước ecu vặn vào bulong ]

Hai thông số này hoàn toàn khác nhau, có những khách hàng thì gọi theo cỡ đường kính, khách thì gọi theo kích thước của Ecu.

Tuy nhiên, chúng có mối quan hệ với nhau bằng công thức sau  s = 1.5 * d.

– Khách hàng cần hết sức lưu ý khi đi mua cờ lê lực, các bạn cần phải cung cấp chính xác cỡ của bulong, hiểu rõ sự khác biệt giữa hai thông số này.

Không ít khách hàng nghĩ rằng bulong M16 có nghĩa là kích thước 16mm, dẫn tới người tư vấn sẽ cung cấp nhầm dụng cụ.

Vd : Bulong M16 sẽ đi với ecu size 24mm

       Bulong M24 sẽ đi với ecu size 36mm

Lưu ý : Một số trường hợp nhân ra không chẵn ,vd : M5 x 1.5 = 7.5mm, ta sẽ làm tròn lên là 8mm [ Dung sai cho phép ].

– Cột thứ 3: với các thông số từ 4.8, 8.8,..đến 12.9 chính là độ cấp bền của bulong [ thông số này được in trên đỉnh bulong ].

Bảng tính lực xiết bulong

Bước 2: Xác định lực xiết

Cuối cùng khi đã xác định được “d” và “s”, ta dóng sang phải, kết hợp với cột thông số độ cấp bền  của bulong dóng từ trên xuống [như hình] sẽ tìm được ra ô giao nhau, đây chính là lực xiết bulong tiêu chuẩn cần tìm [N.m]

VD : Như ở hình vẽ trên, lực xiết bulong tiêu chuẩn của bulong M24, đai ốc 36mm, độ cấp bền 8.8 là 691 N.m

  Bulong M16, đai ốc 24mm, độ cấp bền 10.9 có lực xiết bulong tiêu chuẩn là 291 N.m

Lưu ý : Đối với bulong lục giác chìm, cột thứ 3 từ trái sang  chính là thông số size bulong tương ứng. Thông số này không thể sử dụng công thức “ d x 1.5 “ được, mà các bạn cần phải tra theo bảng trên. Cách tìm lực xiết bulong như trên.

  • Giá bộ dụng cụ dán phim cách nhiệt xe hơi chuyên dụng

III. [Tổng Hợp] cách lựa chọn dụng cụ kiểm tra lực xiết bu lông

– Sau khi đã xác định được lực vặn bulong tiêu chuẩn, các bạn cần nhìn vào danh sách các loại cờ lê cân lực để tìm sản phẩm có khoảng lực phù hợp

Click vào hình ảnh để xem chi tiết

– Với mỗi cần xiết chỉnh lực sẽ có một dải lực theo tiêu chuẩn, chẳng hạn Cần xiết lực Kingtony ½” 34423-2A có dải lực 50~ 350 N.m ,Cờ lê lực Kingtony ¾” 34662-2DG có dải lực 150~ 800 N.m ,…..

Ví dụ : Với bulong M16, có lực xiết tiêu chuẩn là 291Nm cầm chọn cần xiết lực có dải lực chứa lực xiết này, chẳng hạn như cờ lê 34423-2A dải lực 50~350 N.m ;

Lưu ý:  Với một Cờ lê lực, ta có thể dùng cho nhiều bulong nhưng phải có lực vặn tiêu chuẩn nằm trong dải lực ấy.

Bảng tính lực xiết này chỉ áp dụng đối với những bu lông mới, sẽ có sai số với những bu lông đã

sử dụng nhiều lần, hoặc đã qua xử lý nhiệt luyện.

Ví dụ : Cờ lê lực Kingtony ¾” 34662-1DG có dải lực 100~600 N.M, dùng được cho bulong M14 với lực vặn 127 N.m, bulong M22 với lực vặn 522 N.m, ….

>> Để sử dụng cờ lệ lực đúng cách vui lòng tham khảo tại: Cách sử dụng cờ lê lực cho bất cứ ai cũng có thể dùng được ngay

Cờ lê là một công cụ cơ khí phổ biến mà ai cũng biết. Nhưng khi bạn đang cần một chiếc cờ lê để mở bu lông thì bạn lại đắn đo không biết cách chọn cờ lê cho bù lông loại nào phù hợp. Bạn phải mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu và hỏi thăm những người có kinh nghiệm mới có được câu trả lời. Vậy cách chọn cờ lê cho bu lông sao cho chuẩn và chính xác? Bài viết này CTEG sẽ phân tích và giúp bạn dễ dàng nhận biết khi lựa chọn cờ lê cho bu lông một cách chính xác nhé.

Cờ lê là gì?

Cờ lê là dụng cụ cầm tay trong cơ khí nó giúp cho việc giữ và xoay, siết bu lông, đai ốc, chốt hay các chi tiết cơ khí có ren. Nhờ nhỏ gọn nên nó trở thành một phần thể thiếu trong cuộc sống. Đặc biệt là đối với những người tiếp xúc với bu lông nhiều hằng ngày như thợ cơ khí, thợ sửa chữa xe máy….

Vật liệu tạo nên cờ lê có tính chất cứng và độ bền cao như thép mạ crome hay các hợp kim cứng tùy vào mục đích sử dụng. Cờ lê phải có khả năng chịu lực uốn tốt, không han gỉ và gãy khi thao tác cần lực lớn. Việc lựa chọn cờ lê phù hợp giúp thuận tiện và tăng hiệu quả của công việc. 

>>> Xem thêm: Cách Tính Toán Và Biện Pháp Thi Công Bulong Neo Chân Cột

Phân loại cờ lê

Do tính chất của công việc và độ phù hợp với bu lông nên cờ lê cũng có khá nhiều kiểu đa dạng như cờ lê mở, cờ lê vòng, cờ lê đóng, cờ lê móc, cờ lê đuôi chuột, cờ lê dây xích….

Trong đó cờ lê ngàm miệng mở và một đầu vòng là thường được sử dụng phổ biến nhất. Với ngàm miệng mở thường nghiêng một góc 15 độ so với trục thân. Đảm bảo việc thao tác nhanh chóng và dễ sử dụng nhất.

>>> Xem thêm: Điểm Danh Top 5 Thương Hiệu Súng Bắn Bulong Bằng Điện Bán Chạy Nhất Hiện Nay

Vì sao cần phải có cách chọn cờ lê cho bu lông chuẩn xác?

Cờ lê là một dụng cụ không thể thiếu trong việc tháo lắp bu lông. Vậy cách chọn cờ lê cho bulong ảnh hưởng như thế nào đến các mối nối bu lông?

Khi bạn chọn cờ lê đúng và chuẩn với loại bu lông bạn muốn nới lỏng hay siết, điều chỉnh thì quá trình thao tác vô cùng nhanh chóng và thuận tiện. Bên cạnh đó sẽ giữ cho bulong đảm bảo ổn định về hình dạng. Đảm bảo an toàn trong lúc làm việc. 

Nhưng nếu bạn chọn một chiếc cờ lê không phù hợp thì việc gì sẽ xảy ra? Nó sẽ không giữ được đai ốc hay bu lông dẫn đến không thể siết hay nới được.

Trong trường hợp vẫn cố gắng làm được thì khả năng đai ốc hay bu lông bị biến dạng. Gây ra phải thay thế hoặc lần sau sẽ khó thao tác hơn.

Ngoài ra còn có thể gây ra tình trạng cong, gãy cờ lê rất nguy hiểm và mất an toàn trong lao động.

Dựa vào căn cứ nào để chọn cờ lê cho bu lông?

Đối với người chuyên về cơ khí hay có kinh nghiệm thì việc chọn cờ lê là điều khá đơn giản. Nhưng đối với những người mới hay chưa có kinh nghiệm thì việc này khá mất thời gian. Bạn có thể thử từng loại để xem loại nào phù hợp với kích thước. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn một công thức để lựa chọn cờ lê mà có thể áp dụng hiệu quả sau:

Đường kính ren ngoài bulong X 1,7 = Kích thước cờ lê phù hợp

Nếu bạn áp dụng công thức này thì việc chọn cờ lê cho bu lông đã trở nên đơn giản. Các thông số của bu lông bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy trên phần mũ của bu lông. Việc còn lại là tính và chọn loại cờ lê mong muốn thôi.

>>> Xem thêm: Bulong Mạ Dacromet Là Gì? Vì Sao Bulong Mạ Dacromet Lại Cho Hiệu Quả Sử Dụng Tốt?

Một số ví dụ cách chọn cờ lê cho bu lông thực tế

  • Đối với Bulong M8. Đây là loại bu lông có đường kính ren ngoài là 8mm. Áp dụng công thức 8x1,7 = 13,6 vậy chọn loại cờ lê số 13 là phù hợp nhất.
  • Đối với Bulong M6. là loại bulong có đường kính ren ngoài là 6mm. Áp dụng công thức tính như trên ta được 10.2. Vậy cờ lê số 10 là chính xác nhất.
  • Đối với bu lông M10 thì có kết quả tương ứng là 17 bạn chọn cờ lê số 17 nhé.

Bạn có thể tra thông số của các loại bulong tại đây!

Trên đây là vài ví dụ bu lông phổ biến hay dùng trong cuộc sống để bạn tham khảo. Nếu trong cuộc sống bạn có những công việc cần những loại cờ lê lớn hơn thì vẫn áp dụng được công thức này nhưng cần phải chú ý đến độ dài của cờ lê và chất liệu tạo nên cờ lê. Đối với những loại bulong lớn cần lực tác động mạnh hơn nên cờ lê phải có khả năng chịu uốn vô cùng lớn. Nếu chọn không đúng có thể gây ra tai nạn.

Thường thì đối với một số loại bulong lớn sẽ có các thiết bị nối dài để hỗ trợ, hoặc dùng súng hơi để siết hay mở bu lông.

Kết luận

Hy vọng qua thông tin mà bài viết cung cấp giúp bạn hiểu hơn về cờ lê và dễ dàng chọn được loại cờ lê phù hợp như mong muốn nhé.

Nó không khó và mất thời gian như bạn vẫn hay gặp. Việc chọn đúng cờ lê phù hợp vừa đảm bảo hiệu quả công việc, bảo vệ an toàn khi làm việc và việc tránh làm hư hỏng hay biến dạng của bu lông. 

Video liên quan

Chủ Đề