Mẫu phiếu đánh giá nhân viên trường học năm 2024

Phiếu đánh giá năng lực nhân viên có thể được hiểu là những tiêu chí dùng để đánh giá mức độ thực hiện công việc được giao, nhận xét nhân viên để làm cơ sở xét duyệt và ghi nhận nhân viên có thành tích xuất sắc, nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ đó, công ty đưa ra mức thưởng, những chính sách động viên khen thưởng hợp lý.

Việc đánh giá năng lực nhân viên được xem là một công việc quan trọng trong quản lý và phát triển nhân sự của một công ty. Việc này giúp đánh giá năng lực, kết quả làm việc, mức độ đóng góp và hiệu quả làm việc của từng nhân viên, từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp cho nhân viên nhằm giúp nhân viên và công ty định hướng hoạt động hiệu quả hơn.

Hiện nay, mẫu đánh giá năng lực nhân viên không bắt buộc phải tuân theo một mẫu cụ thể nào hay được quy định mẫu trong văn bản pháp luật nào. Do đó, bạn đọc có thể tham khảo mẫu phiếu đánh giá năng lực nhân viên mới nhất năm 2024 theo mẫu dưới đây:

Mẫu phiếu đánh giá nhân viên trường học năm 2024

Mẫu đánh giá năng lực nhân viên mới nhất năm 2024

Tải về mẫu đánh giá năng lực nhân viên mới nhất năm 2024: Tại đây.

Lưu ý: đây là mẫu đánh giá năng lực nhân viên được xây dựng dựa trên những tiêu chí cần có đối với một công việc cơ bản. Tùy từng công việc cụ thể mà cá nhân, tổ chức có thể tham khảo và đưa ra những tiêu chí đặc thù khác cho phù hợp.

Mẫu phiếu đánh giá nhân viên trường học năm 2024

Mẫu đánh giá năng lực nhân viên là mẫu nào mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)

Nhân viên có bị trừ lương do không hoàn thành công việc theo phiếu đánh giá năng lực nhân viên không?

Căn cứ theo Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 quy định về khấu trừ tiền lương như sau:

Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Thông thường, nhiều công ty sẽ đặt ra chính sách thưởng khi nhân viên hoàn thành vượt các chỉ tiêu công việc, và còn quy định cả cơ chế phạt đối với nhân viên của mình. Theo đó, tùy vào mức độ không hoàn thành nhiệm vụ công việc mà nhân viên sẽ bị trừ một khoản tiền nhất định.

Tuy nhiên, việc làm này là không đúng với quy định của pháp luật. Bởi lẽ theo khoản 1 Điều 102 Bộ luật Lao động năm 2019, chỉ quy định duy nhất một trường hợp công ty được trừ lương nhân viên đó là: trừ tiền lương của nhân viên để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của công ty.

Do đó, theo quy định pháp luật thì công ty không được trừ lương của nhân viên do không hoàn thành công việc theo phiếu đánh giá năng lực nhân viên.

Công ty trừ lương nhân viên không đúng quy định thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 2, điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tiền lương như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
...

Theo đó, công ty trừ lương nhân viên không đúng quy định có thể bị xử phạt hành chính theo mức phạt của tổ chức vi phạm, tức là bị phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng một hành vi vi phạm, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể đó là:

- Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 nhân viên;

- Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 nhân viên;

- Bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 nhân viên;

- Bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 nhân viên;