Máy biến áp thường được sử dụng ở đâu

Máy biến áp hay máy biến thế dùng để làm gì? Máy biến áp là thiết bị có vai trò quan trọng được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điện. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về công dụng của máy biến áp.

  

Máy biến áp dùng để làm gì

Để tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý, phân loại máy biến chúng ta có thể xem lại bài viết trước Máy biến áp là gì.

1.  Máy biến áp là gì

Máy biến áp là máy đin tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số.

Nếu điện áp thứ cấp lớn hơn sơ cấp là máy biến áp tăng áp. Nếu điện áp thứ cấp nhỏ hơn điện áp sơ cấp gọi là máy biến áp giảm áp.

2.  Máy biến áp dùng để làm gì

2.1 Máy biến áp trong truyền tải điện năng

Các nhà máy điện công suất lớn thường ở xa trung tâm tiêu thụ điện [khu công nghiệp, độ thị, …] vì thế cần phải xây dựng các đường dây truyền tải điện năng. Điện áp máy phát thường là 6,3; 10,5; 15,75; 38,5 kV.

Máy biến áp trong truyền tải điện năng

a.  Máy biến áp tăng áp

Để nâng cao khả năng truyền tải và giảm tổn hao công suất trên đường dây, phải giảm dòng điện chạy trên đường dây, bằng cách nâng cao điện áp. Vì vậy đầu đường dây cần đặt máy biến áp tăng áp.

b.  Máy biến áp giảm áp

Điện áp ở tải tiêu thụ thường ở khoảng 127V –  500V, động cơ công suất lớn thường 3 hoặc 6 kV, vì vậy ở cuối đường dây cần đặt máy biến áp giảm áp.

2.2 Máy biến áp dùng trong đo lường

a.  Máy biến áp điện áp

Dùng biến đổi điện áp cao xuống điện áp thấp để đo lường bằng các dụng cụ thông thường. Như thế số vòng dây thứ cấp phải nhỏ hơn số vòng dây sơ cấp.

Khi mắc dây, cuộn dây sơ cấp nối song song với điện áp lớn cần đo, cuộn dây thứ cấp nối với vôn kế hoặc cách mạch điện áp của các dụng cụ khác như cuộc dây điện áp của oát kế, …

Máy biến áp điện áp

b.  Máy biến áp dòng điện

Dùng để biến đổi dòng điện lớn xuống dòng điện nhỏ để đo lường và một số mục đích khác. Vì dòng điện thứ cấp nhỏ hơn dòng điện sơ cấp, nên số vòng dây thứ cấp w2 nhiều hơn số vòng dây sơ cấp.

Biến dòng và đồng hồ hiển thị

Khi mắc dây, cuộn dây sơ cấp đấu nối tiếp với dòng điện cần đo; cuộn dây thứ nối với ampe kế hoặc mạch dòng điện của các dụng cụ khác như cuộn dòng điện của oát kế, …

Máy biến áp dòng điện

2.3 Máy biến áp hàn hồ quang

Là loại máy biến áp đặc biệt dùng để hàn bằng phương pháp hồ quang điện. Người ta chế tạo các máy biến áp hàn có điện kháng tản lớn, và thêm cuộn điện kháng ngoài để cho dòng điện hàn không vượt quá 2 đến 3 lần dòng điện định mức. Vì thế đường đặc tính ngoài của máy rất dốc, phù hợp với yêu cầu hàn điện.

Máy hàn hồ quang thực tế

Cuộn dây sơ cấp nối với nguồn điện, còn cuộn thứ cấp một đầu nối với cuộn điện kháng và que hàn, còn đầu kia nối với kim hàn.

Khi dí que hàn vào tấm kim loại sẽ có dòng điện lớn chạy qua, làm nóng chỗ tiếp xúc. Khi nhấc que hàn cách tấm kim loại một khoảng nhỏ, vì cường độ điện trường lớn làm ion hóa chất khí, sinh hồ quang và tỏa ra nhiệt lượng lớn làm nóng chảy chỗ hàn.

Máy biến áp hàn hồ quang

Muốn điều chỉnh dòng điện hàn có thể thay đổi số vòng dây quấn thứ cấp hoặc thay đổi điện kháng cuộn K, bằng cách thay đổi khe hở không khí của lõi thép.

Chế độ làm việc của máy biến áp hàn là ngắn mạch ngắn hạn thứ cấp, điện áp thứ cấp định mức hàn thường 60 – 70V.

>>> Xem thêm:

+ Máy biến áp là gì

+ Máy điện là gì

Video về máy biến áp dùng để làm gì?

Tài Liệu Tham Khảo “Máy biến áp dùng để làm gì”

[1]

L. V. D. Đặng Văn Đào, “Kỹ thuật điện,” 2002.

[2]

//hoc24.vn/ly-thuyet/bai-16-truyen-tai-dien-nang-may-bien-ap.119/, 16/11/2020.

Máy biến áp hay máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp, là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ.

Máy biến áp

Máy biến áp

LoạiThụ độngKý hiệu điện

Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ. Khi đưa dòng điện với điện áp xác định vào cuộn sơ cấp, sẽ tạo ra trường điện từ. Theo định luật cảm ứng Faraday trường điện từ tạo ra dòng điện cảm ứng ở các cuộn thứ cấp. Để đảm bảo sự truyền đưa năng lượng thì bố trí mạch dẫn từ qua lõi cuộn dây. Vật liệu dẫn từ phụ thuộc tần số làm việc.

  • Ở tần số thấp như biến áp điện lực, âm tần thì dùng lá vật liệu từ mềm có độ từ thẩm cao như thép silic, permalloy,... và mạch từ khép kín như các lõi ghép bằng lá chữ E, chữ U, chữ I.[1]
  • Ở tần số cao, vùng siêu âm và sóng radio thì dùng lõi ferrit khép kín mạch từ.

Ở tần số siêu cao là vùng vi sóng và sóng truyền hình, vẫn có các biến áp dùng lõi không khí và thường không khép mạch từ. Tuy nhiên quan hệ điện từ của chúng khác với hai loại nói trên, và không coi là biến áp thật sự.

Các cuộn sơ cấp và thứ cấp có thể cách ly hay nối với nhau về điện, hoặc dùng chung vòng dây như trong biến áp tự ngẫu. Thông thường tỷ số điện áp trên cuộn thứ cấp với điện áp trên cuộn sơ cấp tỷ lệ với số vòng quấn, và gọi là tỷ số biến áp. Khi tỷ số này >1 thì gọi là hạ áp, ngược lại

Chủ Đề