Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam

Từng bước phát triển mạnh mẽ

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, trong thời gian hình thành và phát triển, ngành chứng khoán nói chung và TTCK nói riêng đã không ngừng hoàn thiện về cấu trúc, từng bước phát triển mạnh mẽ, góp phần cơ cấu lại hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng cân đối, bền vững hơn. Tính đến ngày 15-10-2021, chỉ số VN-Index đạt 1.392,7 điểm, tăng 573,4% so với cuối năm 2000. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 384,84 điểm, tăng 58,4% so với cuối năm 2006. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7.166.000 tỷ đồng, tăng 626,8% so với cuối năm 2000, tương đương 113,9% GDP; quy mô niêm yết thị trường trái phiếu đến cuối tháng 9-2021 có 432 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1.464.000 tỷ đồng, tương đương 23,3% GDP. TTCK Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện về cấu trúc thông qua việc hình thành các khu vực thị trường: Thị trường cổ phiếu (cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu đăng ký giao dịch), thị trường trái phiếu (trong đó có trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu Chính phủ) và TTCK phái sinh.

Dù mới thành lập được 4 năm nhưng TTCK phái sinh đã phát triển nhanh chóng, cung cấp thêm các công cụ đầu tư và quản lý rủi ro hữu hiệu. Cơ cấu sản phẩm, dịch vụ cho TTCK ngày càng được hoàn thiện và phát triển đa dạng các loại sản phẩm. Không chỉ bao gồm các sản phẩm đầu tư truyền thống như trước đây là cổ phiếu, trái phiếu, thị trường còn có nhiều sản phẩm mới, sản phẩm cơ cấu như: Các chứng chỉ quỹ, sản phẩm đầu tư và phòng ngừa rủi ro (như chứng quyền, hợp đồng tương lai chỉ số VN30, hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ 5 năm, 10 năm). Bên cạnh đó, các nghiệp vụ kinh doanh trên TTCK cũng khá đa dạng như: Giao dịch ký quỹ, nghiệp vụ vay và cho vay chứng khoán để hỗ trợ thanh toán chứng khoán (SBL), giao dịch mua lại (Repo)...

Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam
Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam
Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam
Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam
Mô hình thị trường chứng khoán Việt Nam

Cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thị trường chứng khoán tăng điểm. Khách hàng giao dịch tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội.

Ảnh: HỒNG NHUNG

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển ngành chứng khoán; hệ thống tổ chức thị trường, mô hình và cấu trúc thị trường dần được nâng cấp phát triển. Các định chế trung gian thị trường đã có sự phát triển mạnh về số lượng, quy mô, tính chuyên nghiệp và sức cạnh tranh ngày càng cao; hệ thống nhà đầu tư phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, từ 3.000 tài khoản năm 2000, đến ngày 15-10-2021 đã đạt 3,7 triệu tài khoản.

Vụ Pháp chế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, đến nay, Chính phủ đã ban hành 5 nghị định và Bộ Tài chính đã có 15 thông tư quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thực hiện Luật Chứng khoán năm 2019. Nhờ vậy đã tạo khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ tốt của quốc tế, góp phần thúc đẩy thị trường phát triển an toàn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn phát sinh và thông lệ quốc tế, bảo đảm nền tảng pháp lý cần thiết cho giai đoạn phát triển mới của TTCK nước ta. Đồng thời, thu hút vốn của nhà đầu tư trong và ngoài nước trên TTCK; nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường, tăng tính công khai, minh bạch, bảo đảm TTCK hoạt động bền vững, an toàn, chuyên nghiệp, hiện đại.

VN-Index vượt mốc 1.500 điểm

Theo phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán MB, trong phiên giao dịch ngày 24-11, chỉ số VN-Index tăng 25,24 điểm (tương đương 1,72%) lên 1.488,87 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng vọt tăng 32,17 điểm (tương đương 2,1%) lên 1.565,29 điểm. Thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 287 mã tăng/164 mã giảm. Thanh khoản khớp lệnh trên sàn HOSE phiên này tăng trở lại ở mức 33.763 tỷ đồng. Thị trường trong nước vượt đỉnh thành công nhờ lực kéo chủ lực từ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Các cổ phiếu ngân hàng đã có sự hỗ trợ thị trường trong phiên tăng điểm này là: VCB, TCB, MBB, CTG... Đáng chú ý là nhóm VN30 cũng vượt đỉnh lịch sử và thanh khoản đột biến. Nhóm này vừa đóng vai trò lực kéo chủ yếu, vừa tạo sự lan tỏa giúp nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ tiếp đà phục hồi, qua đó giúp thị trường đi lên bền vững trên diện rộng. Thị trường đang được kỳ vọng sẽ chinh phục ngưỡng 1.500 điểm ngay trong tuần này.

Bộ Tài chính nhấn mạnh, trong thời gian tới sẽ tăng cường giám sát việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có khối lượng phát hành trái phiếu lớn, phát hành không có tài sản bảo đảm, tình hình tài chính yếu. Thực hiện giám sát chặt chẽ các giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường; kịp thời phối hợp với các sở giao dịch chứng khoán có đánh giá, phân tích, tiến hành kiểm tra đối với các giao dịch có dấu hiệu vi phạm quy định. Xem xét hồ sơ công ty đại chúng; hướng dẫn, nhắc nhở, yêu cầu các công ty niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK theo quy định...

NGUYỄN ANH VIỆT

Thị trường chứng khoán là nơi mà các cổ phiếu, trái phiếu ( gọi chung là chứng khoán) được mua và bán bắt đầu từ việc 1 công ty huy đông vốn, bằng cách bán cổ phần ra công để nhằm mục đích tăng vốn, tăng dòn tiền tài trợ cho các dự án, kế hoạch phát triển cua công ty.

Thị trường mà các doanh nghiệp phát hành các chứng khoán tới tận tay nhà đầu tư,  được gọi là thị trường sơ cấp. Trên thị trường này tổ chức phát hành sẽ nhận được tiền từ nhà đầu tư thông qua huy động vốn ( nếu phát hành cổ phiếu) hay vay nợ ( nếu họ phát hành trái phiếu)

Các chứng khoán sau khi được phát hành lần đẫu ở thị trường sơ cấp sẽ được các nhà đầu tư mua bán qua lại trên thị trường thứ cấp.  Phiên giao dịch tập trung đầu tiên của thị trường thứ cấp ở Việt Nam là ngày 28/7/2000 do trung tâm giao dịch chứng khoán Tp HCM tổ chức, đây cũng là tiền thân của Sở giao dịch chứng khoán TPHCM.  Sau này Thị trường tập trung cũng ghi nhận thêm sự có mặt của Sở Giao Dịch chứng khoán Hà Nội

Thường khi nói thị trường tăng giảm, tức là nói đến thị trường thứ cấp này, đó là nơi các nhà đầu tư mua bán với nhau nên họ cũng quan tâm đến biến động chỉ số của các sàn giao dịch chứng khoán tập trung, hay giá cả các loại chứng khoán mà họ quan tâm

Thị trường giảm là thị trường con gấu, thị trường giá xuống ( bear market) là thị trường mà gía cả các cổ phiếu có xu hướng giảm. Gọi là thị trường con gấu vì con gâu khi tấn công thường nhảy bổ từ trên xuống bất ngời và mạnh mẽ, đặc điểm này rất giống thị trường gía xuống

Thị trường tăng là thị trường con bò ( bull market) đó là thị trường mà giá cả cổ phiếu có xu hương tăng (bull market). Gọi là bull market vì con bò rất hung hăng, khi tấn công sẽ múc cặp sừng từ dưới lên. Đặc điểm này giống như thị trường giá lên, tức sau khi tạo đáy sẽ tăng từ giá thấp lên cao.

Một trong các đợt giảm ấn tượng trên thị trường chứng khoán là đợt giảm từ 2007-2009 khi thị trường chứng khoán giảm từ 1200 điểm xuống còn 200 điểm

Đó là nơi kết nối giữa người mua và người bán, giúp họ giao dịch mua bán cổ phiếu, trái phiếu hoặc các chứng khoán khác.

Khi bạn mua bán chứng khoán qua sàn sẽ giúp quá trình thanh toán nhanh chóng và đáng tin cậy hơn, bạn không sợ mua sợ chứng khoán giả, cũng không lo người mua không thanh toán tiền, hay người bán thay đổi không chịu bán…

Bạn có thể thấy rõ danh sách các cổ phiếu (được niêm yết) : ví dụ như SAM, REE, FPT, VNM  với các thông tin về giá mua bán, giá lịch sử, thậm chí bạn có thể tìm hiểu được rất nhiều thông tin doanh nghiệp như tinh hình tài chính, kế hoạch kinh doanh, tình hình làm ăn hiệu quả không

Qua các sàn san giao dịch như HSX ( sở giao dịch chứng khoán tphcm), HNX( sở giao dịch chứng khoán hà nội), Upcom ( các cổ phiếu đăng ký giao dịch tại hà nội) với các lợi ích ở trên

Hoặc bạn có thể mua các loại chứng khoán chưa niêm yết hoặc mới cổ phần hóa qua thị trường OTC, đó là thị trường giao dịch phi tập trung nơi người bán sẽ gặp nhau thương lượng giá cả mà không thông qua hệ thống đặt lệnh giao dich của các sàn. Vì các cổ phiếu OTC không được chuẩn hóa nên có khá nhiều rủi ro nếu nhà đầu tư chưa xác thực thông tin

Mô hình suy thoái sẽ chỉ ra tốc độ hồi phục của nền kinh tê và hình dạng của đà hồi phục nền kinh tế

  • Mô hình chữ V: đây là mô hình hồi phục mạnh mẽ nhất. Nền kinh tế nhanh chóng tăng trở lai. Thường mô hình này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn
  • Mô hình chữ U: Nền kinh tế hồi phục chậm hơn hình chữ V, Đây là kiểu suy thoái mà đà phục hồi xuất hiện rất chậm. Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi suy thoái. Trong thời kỳ thoát khỏi suy thoái, có thể có các quý tăng trưởng dương và tăng trưởng âm xen kẽ nhau.
  • Suy thoái hình chữ W: Đây là kiểu suy thoái liên tiếp. Nền kinh tế vừa thoát khỏi suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái.
  • Suy thoái hình chữ L: Đây là kiểu suy thoái mà nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng rồi suốt một thời gian dài không thoát khỏi suy thoái. Một số nhà kinh tế gọi tình trạng suy thoái không lối thoát này là khủng hoảng kinh tế. Thường mô hình này sẽ có thời gian kéo dài

Các mô hình suy thoái này cũng thường xảy ra trên thị trường chứng khoán, đây cũng là các mô hình tại đáy thường gặp sau khi xu hướng downtrend diễn ra.

Có một tip rất thú vị: Bạn sẽ không biết mình ở mô hình suy thoái nào cho đến khi trải qua hết giai đoạn suy thoái đó.