Năng lực cạnh tranh phí marketing là gì

của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, như tạo ra nhiềuloại hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm, phù hợp với mức thu nhập của từng đối tượng khách hàng. Có như vậy hàng hóacủa doanh nghiệp bán ra mới ngày càng nhiều, tạo được lòng tin đối với khách hàng. Muốn tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp cần phải phát huy hếtnhững ưu thế của mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra những điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh từ đó doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại,phát triển và thu được lợi nhuận cao1.5 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu

1.5.1 Các yếu tố phi marketing

1.2.1.1 Năng lực tài chính Tình hình tài chính là yếu tố đánh giá khả năng của doanh nghiệp có thể mởrộng sản xuất, đạt tăng trưởng, thực hiện các chiến lược cạnh tranh như chi phí thấp nhờ lợi thế dựa vào quy mô. Xây dựng cơ sở hạ tầng, tiến hành nghiên cứu vàphát triển nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh. Cơng ty có hoạt động tài chính tốt có thể làm giảm lượng hàng tồn kho, thời gian quay vòng vốn, ưu đãi về tín dụng,thu nhiều lợi nhuận, cải tiến được tốt hơn chi phí sản xuất. Tình hình tài chính giống như mạch sống của doanh nghiệp.a Nhóm các chỉ số về khả năng thanh tốn Phân tích khả năng thanh tốn của Cơng ty cho biết năng lực tài chính củatrước mắt và sau này của Công ty. Do vậy, phân tích khả năng thanh tốn của Cơng ty sẽ cho phép các nhà quản lý đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại,tương lai cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và góp phần đảm bảo an ninh tài chính của Cơng ty. Nhóm các chỉ số về khả năng thanh tốn bao gồmcác chỉ số sau: - Hệ số thanh toán hiện thời= tổng tài sản lưu động nợ ngắn hạn- Hệ số thanh toán tức thời = tiền và các khoản tương đương tiền nợ ngắn hạn - Hệ số thanh toán nhanh =tổng tài sản lưu động-hàng tồn kho nợ ngắn hạn- Hệ số thanh toán lãi vay = LN trước lãi vay và thuế lãi vay phải trả trong kỳ b Nhóm các chỉ số hoạt độngNó phản ảnh các tài sản trên bảng cân đối kế toán có hợp lí hay khơng? Nếu cơng ty đầu tư quá nhiều vốn làm cho lượng vốn dư thừa, gây ảnh hưởngđến giá trị cổ phiếugiảm, tác động đến các cổ đông . Ngược lại nếu công ty đầu quá ít làm lượng vốn không đủ để tiến hành cáchoạt động kinh doanh làm cho doanh thu và lợi nhuận giảm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh. Khi tiến hành phân tích các chỉ số để đưa ra các quyết định đầu tư hợplí tránh lãng phí, là điều cần thiết mà mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào đều phải tính đến. Bao gồm các chỉ tiêu sau:-Vòng quay hàng tồn kho= giá vốn hàng bán bình quân hàng tồn kho - Số ngày một vòng quay hàng tồn kho=360 số vòng quay hàng tồn kho- Kì thu tiền bình quân= các khoản phải thu bình quân doanh thu thuần360 - Vòng quay tổng vốn= doanh thu thuần tổng vốn- Vòng quay vốn lưu động= doanh thu thuần vốn lưu động bình quân - Hiệu suất sử dụng vốn cố định= doanh thu thuần vốn cố định bình qnc Nhóm các chỉ số sinh lời Chỉ số sinh lời là thước đo đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinhdoanh của Cơng ty. Nó sẽ cho biết một đơn vị đầu vào hay đầu ra sẽ đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu cao chứng tỏ khả năng sinh lời cao kéo theohiệu quả kinh doanh cao. Ngược lại nếu chỉ tiêu thấp chứng tỏ khả năng sinh lời thấp dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp- Doanh lợi doanh thu ROS=lợi nhuận sau thuế doanh thu thuần - Doanh lợi tổng tài sản ROA= lợi nhuận sau thuế tổng tài sản- Doanh lợi vốn chủ ROE= lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu 1.5.1.1 Trình độ đội ngũ nhân viênNguồn nhân lực trong doanh nghiệp là yếu tố then chốt cấu thành nên năng lực cạnh tranh. Một cơng ty mà có dây truyền máy móc kỹ thuật hiện đại đến đâu,mà khơng có người sử dụng được nó thì cũng vơ dụng. Để phát huy tốt sức mạnh nguồn nhân lực thì cần phải có hoạt dộng quản trị nguồn nhân lực tốt. Hoạt độngquản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp mà tốt, sẽ giúp cho doanh nghiệp giảmđược chi phí sản xuất, tối đa được nguồn lực. Và đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .Hoạt động quản trị nguồn nhân lực là yếu tố ngầm, tạo năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong dài hạn, và các đối thủ cạnh tranh rât khó bắt trước và khóhọc hỏi. Năng lực cạnh tranh về đội ngũ nhân viên thể hiện các yếu tố sau:+ Trình độ nhân viên + Tính chuyên nghiệp trong công việc+ Khả năng tạo ra giá trị thặng dư Để có đội ngũ người lao động có tay nghề cao, Doanh Nghiệp phải có chiếnlược đào tạo và giữ người tài. Trong xã hội hiện đại đào tạo nguồn nhân lực, nhà nước và người lao động cóvai trò quyết định. Để nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện cho người lao động sáng tạo, mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu,phù hợp với yêu cầu của mình.Do đó, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo hiệu quả chính là một trong những phương thức mà doanh nghiệp sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh.Đồng thời, doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng chính sách đãi ngộ như chính sách lương, thưởng hợp lý để giữ ổn định lực lượng lao động của mình, nhất lànhững lao động giỏi.1.5.1.2 Trình độ cơng nghệ Công nghệ theo cách hiểu của các nhà kinh tế học: “là hệ thống các quy trìnhkỹ thuật chế biến vật chất, thông tin nhằm biến đổi các nguồn lực tự nhiên thànhnguồn lực được sử dụng”.1Công nghệ bao gồm yếu tố phần cứng và yếu tố phần mềm. Phần cứng của cơng nghệ chính là dây truyền trang thiết bị. Phần mềm cuả công nghệ gồm thôngtin, con người, và sự tổ chức sản xuất . Con người ở đây là những người trực tiếp vận hành, sử dụng máy móc.1 Theo giáo trình chuyển giao cơng nghệ, ĐH NgoạiThương.Thông tin ở đây là sự hiểu biết của người sử dụng các dây truyền máy móc thiết bị về các thơng số của máy móc, cách lắp ráp, điều khiển, bảo trì, bảo dưỡng,đổi mới... Cơng nghệ ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đếnlượng sản phẩm sản xuất ra, chất lượng sản phẩm, sự đổi mới sản phẩm, sự tiêu giảm chi phí, sự thay đổi trong phương pháp sản xuất.Quy trình, Cơng nghệ sẽ tạo ra được rào cản gia nhập ngành tốt hơn đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, tạo ra lợi thế về sự khác biệt hoá so với đối thủ hiệntại.Sự thay đổi về mặt công nghệ là một sự đương nhiên của quá trình sản xuất. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở yếu tố quy trình,cơng nghệ sản xuấtđược thể hiện qua: + trang thiết bị máy móc hiện đại hơn so với đối thủ cạnh tranh.+ lực lượng lao động có kỹ thuật, tay nghề, trình độ. + chi phí đầu tư mới trang thiết bị so với lợi nhuận hàng năm.+quy trình sản xuất hợp lý.Ở mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì sự đóng góp của yếu tố công nghệ là khác nhau. Do vậy mỗi một doanh nghiệp tuỳ vào lĩnh vực hoạt động của mình,mà có chiến lược đầu tư vào cơng nghệ hợp lí nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh.Tuy rằng ảnh hưởng của yếu tố công nghệ ở từng doanh nghiệp là khác nhau. Nhưng nhìn một cách tổng thể doanh nghiệp nào có sự đầu tư tốt cho cơng nghệ,thì khả năng cạnh tranh trên thị trường được nâng cao so với các đối thủ. 1.5.1.3 Năng lực lãnh đạo và quản lýĐây là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Năng lực này phụ thuộc vào một số người lãnh đạo trong Doanh nghiệp, nên tínhchủ quan cao. Do vậy con thuyền doanh nghiệp có chống chịu được trước những cơn sóngdữ hay khơng, là tuỳ vào khả năng lèo lái của những vị thuyền trưởng này. Năng lực này thể hiện qua các yếu tố+ Khả năng ra quyết định+ Q trình phân cơng và bố trí cơng việcdùng người + Việc tuyển dụng và thương thuyếtNgày nay, thị trường cán bộ quản lý cao cấp đã hình thành, nhưng số cán bộ quản lý giỏi có tình trạng cung ít hơn cầu. Vì thế, bản thân doanh nghiệp phải tựtìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có được đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngồi yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phảiđịnh hình rõ triết lý dùng người, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập được cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi.Tóm lại ở mỗi doanh nghiệp dù hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh hay là hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau, thì mỗi doanh nghiệp có cách đi riêngcủa mình. Tuỳ vào những người lãnh đạo trong cơng ty mà chính sách hay phương hướng kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Quyết định của nhữngngười đứng đầu doanh nghiệp có tính chất đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của công ty. Do vậy khả năng quản lí và điều hành doanh nghiệp củanhững người lãnh đạo công ty quyết định năng lực cạnh tranh của công ty.

Năng lực cạnh tranh là gì? Đây là một khái niệm phổ biến và được sử dụng nhiều trong kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu và nắm bắt được khái niệm này. Cùng tìm hiểu các thông tin về năng lực cạnh tranh qua bài viết dưới đây với Luanvan24!

Năng lực cạnh tranh là gì? Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh

1. Khái niệm năng lực cạnh tranh là gì? 

Khái niệm năng lực cạnh tranh là gì
  • Năng lực cạnh tranh [có tên tiếng anh là Competitiveness] là những ưu điểm và lợi thế nổi trội của chủ thể so với đối thủ cạnh tranh [bao gồm đối thủ trực tiếp và đối thủ gián tiếp] trong việc thỏa mãn các yêu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu để có thể tạo ra ngày càng nhiều doanh thu và lợi nhuận. 
  • Năng lực cạnh tranh phải được đặt trên bàn cân với các đối thủ cụ thể, kinh doanh cùng loại hàng hàng hóa và trong cùng một thời gian.

2. Ví dụ 

  • Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về năng lực cạnh tranh, cùng tìm hiểu 1 ví dụ về năng lực cạnh tranh dưới đây. 
  • Ví dụ: Năng lực của công ty A lớn hơn so với công ty B khi cùng kinh doanh mặt hàng đồ uống giải khát trong vòng 1 tháng Tết. Công ty A có nguồn vốn lớn hơn, sản phẩm của công ty A có đặc điểm nổi bật, thu hút khách hàng hơn. 

3. 3 cấp độ của năng lực cạnh tranh

Sau khi tìm hiểu khái niệm năng lực cạnh tranh là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp về các cấp độ của năng lực cạnh tranh. Có ba cấp độ nghiên cứu với năng lực cạnh tranh đó là:

  • Năng lực cạnh tranh của quốc gia
  • Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
  • Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ

Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu cụ thể từng loại năng lực cạnh tranh này.

Ba cấp độ của năng lực cạnh tranh là gì? 

3.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia

  • Năng lực cạnh tranh của quốc gia là khả năng của một đất nước trong việc đạt được những thành quả vượt trội, bền vững, nhanh chóng về mức sống. Hay nói một cách đơn giản hơn, đó là thành quả mà một đất nước đạt được trong việc tăng trưởng kinh tế, mức độ gia tăng tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người theo thời gian.
  • Xét trên góc độ quốc gia, năng lực cạnh tranh được hiểu là hiệu quả sản xuất của quốc gia. Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm hiệu suất sử dụng nguồn nhân lực [con người], nguồn vốn và nguồn tài nguyên của quốc gia.
  • Bởi hiệu suất, năng lực sẽ quyết định trực tiếp đến mức sống của người dân thông qua tiền lương, tỷ suất lợi nhuận thu được từ nguồn vốn bỏ ra, tỷ suất lợi nhuận từ việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên.
  • Năng lực cạnh tranh của một quốc gia không thể hiện ở việc quốc gia đó dùng lĩnh vực gì để phát triển và cạnh tranh, mà nằm ở việc quốc gia đó sử dụng các nguồn lực để cạnh tranh hiệu quả trong tất cả các lĩnh vực như thế nào.

3.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là các doanh nghiệp đó sử dụng các nguồn lực bên trong và tận dụng các yếu tố bên ngoài hiệu quả như thế nào trong việc:

  • Tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được các nhu cầu cần thiết, hấp dẫn khách hàng mục tiêu
  • Giúp doanh nghiệp thu được nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn
  • Cải thiện vị trí, vị thế của mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.

Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

a] Thị phần

  • Thị phần là yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi một doanh nghiệp sẽ có một thị trường nhất định, thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường mà doanh nghiệp đó chiếm lĩnh trên tổng thị trường kinh doanh.
  • Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường này càng lớn thì sự chiếm lĩnh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường ngày càng cao.

b] Năng suất lao động

  • Năng suất lao đồng được tính dựa trên các số liệu thống kê về số lượng sản phẩm, giá trị tạo ra trong một khoảng thời gian xác định.
  • Năng suất lao động là yếu tố giúp đánh giá trình độ của người lao động, trình độ quản lý của các cán bộ cấp cao và trình độ phát triển công nghệ của doanh nghiệp

c] Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

  • Lợi nhuận là phần doanh thu còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận là hiệu quả sử dụng nguồn vốn trên mức lợi nhuận tạo ra. 
  • Một doanh nghiệp có đồng thời lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh càng lớn trên thị trường.
  • Nếu doanh nghiệp chỉ có một trong hai yếu tố vượt trội, thì cần xem xét để cải thiện các yếu tố bên trong để tăng năng lực cạnh tranh. Cụ thể:
  • Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp, cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp chưa cao. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc lớn vào nguồn vốn từ các cổ đông. Một biến động nhỏ về nguồn vốn cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận không cao, nhưng tỷ suất lợi nhuận cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhưng chi phí chưa tối ưu, có thể là chi phí nhân lực, chi phí nguyên vật liệu, vật tư,… Doanh nghiệp cần xem xét lại các vấn đề này để tăng năng lực cạnh tranh cho mình trên thị trường.

d] Thương hiệu của doanh nghiệp

  • Thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng, nhất là trong thời đại công nghệ hiện nay. Sự nghi ngờ của khách hàng ngày càng tăng khi mà các tin giả và các vụ lừa đảo công nghệ ngày càng nhiều. 
  • Thương hiệu của doanh nghiệp dành được càng nhiều lòng tin từ khách hàng và công chúng thì doanh nghiệp đó càng có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường.

3.3. Năng lực cạnh tranh sản phẩm

  • Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được xác định bằng phần trăm thị phần của sản phẩm trên thị trường. Các nhà nghiên cứu sẽ xem xét đánh giá năng lực sản phẩm dựa trên chi phí và năng suất sản xuất của doanh nghiệp đó so với đối thủ cạnh tranh.
  • Một sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường có thể góp phần giúp gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thậm chí nếu sản phẩm đó có tầm ảnh hưởng quốc tế thì nó còn giúp tăng năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế.
  • Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm bao gồm các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính, cụ thể như sau:
  • Chỉ tiêu định lượng gồm: thị phần trên thị trường, sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từng năm, doanh thu và lợi nhuận thu được. Tất cả các chỉ tiêu trên đều được thống kê theo từng năm để so sánh với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
  • Chỉ tiêu định tính: Chất lượng sản phẩm, mức độ hấp dẫn đối với khách hàng về màu sắc, mẫu mã bao bì, hình ảnh thương hiệu, mức độ nhận biết và lòng tin của khách hàng,… so với đối thủ cạnh.

4. Mối quan hệ giữa các cấp độ của năng lực cạnh tranh

  • Tất cả các cấp độ của năng lực cạnh tranh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Năng lực cạnh tranh của một cấp độ có tác động không nhỏ đến hai cấp độ còn lại.
  • Như đã trình bày ở trên, nếu năng lực cạnh tranh của sản phẩm mà tốt, nó sẽ là bước đệm, đòn bẩy giúp năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được tăng cao trên thị trường. 
  • Năng lực cạnh tranh của quốc gia dựa trên hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực hay các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực. Vậy nên nó cũng sẽ thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia lên cao.
  • Ngược lại nếu năng lực cạnh tranh quốc gia mà tốt, dĩ nhiên sẽ giúp cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung tốt lên. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tăng cao chứng tỏ năng lực của nhân viên, hiệu suất sản xuất và trình độ công nghệ cũng tăng lên, đồng thời doanh nghiệp có vị thế tốt trên thị trường. Các yếu tố này góp phần làm cho năng lực cạnh tranh của sản phẩm cũng tăng theo.

5. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh 

Năng lực cạnh tranh được chia ra làm 3 loại: Năng lực cạnh tranh sản phẩm, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh sản phẩm. Các loại cạnh tranh khác nhau sẽ được đánh giá theo các tiêu chí cụ thể. 

5.1. Cạnh tranh của doanh nghiệp 

Có 7 yếu tố chính được lựa chọn là tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Những yếu tố này được lựa chọn căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của chúng đến hoạt động của các doanh nghiệp trên bàn cân về năng lực cạnh tranh. 

Tieu chí đánh giá năng lực Cạnh tranh của doanh nghiệp

a] Thương hiệu

  • Thương hiệu là yếu tố đầu tiên khi so sánh năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Đây được coi là sức mạnh vô hình của một đơn vị, không chỉ trong kinh doanh. Thương hiệu được xây dựng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. 
  • Thương hiệu bao gồm độ tin cậy, phủ sóng và lựa chọn của khách hàng đối với thương hiệu đó. Thương hiệu càng uy tín, càng có độ ảnh hưởng cao đến lựa chọn của công chúng. 
  • Lợi thế về thương hiệu là một tiêu chí lớn, một lợi thế mang tính áp đảo mà không phải đối thủ nào cũng có được. Các doanh nghiệp lớn, lâu đời, có các chiến dịch truyền thông rộng lớn thường có lợi thế cao về thương hiệu. 

b] Chất lượng của nhân lực, trình độ quản lý

  • Trong hoạt động của một doanh nghiệp, nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng. Đây là chủ thể chính, quyết định trực tiếp đến thành công của một doanh nghiệp, tạo nên thương hiệu và sản phẩm kinh doanh. Có thể nhìn thấy rõ điều này qua hoạt động của dịch vụ du lịch.  
  • Vậy nên, chất lượng của nhân lực và trình độ quản lý là một yếu tố quan trọng khi xác định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Bên cạnh có một đội ngũ nhân viên tốt, doanh nghiệp cũng cần xây dựng các chiến lược kinh doanh hợp lý, đưa ra kế hoạch phù hợp phát huy tối đa năng lực của đội ngũ và biến điều đó thành năng lực cạnh tranh. 

c] Năng lực về tài chính

  • Năng lực về tài chính hay còn nói cách khác là vốn, đây là điểm khởi đầu của mọi doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh. Vốn lớn giúp doanh nghiệp có ưu thế hơn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Với một số vốn lớn, doanh nghiệp có thể tăng cường đầu tư xây dựng sản phẩm, và thực hiện nhiều hoạt động kích cầu hơn. 
  • Tuy nhiên, không có nghĩa rằng chỉ cần vốn lớn là sẽ có năng lực về tài chính cao. Điều này còn được xem xét thông qua hiệu quả sử dụng vốn của mỗi doanh nghiệp. Mỗi đơn vị cần xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đúng đắn và phù hợp. 

d] Thị phần trong thị trường 

  • Sau một quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ xây dựng được cho mình một nhóm khách hàng nhất định. Nhu cầu sử dụng của những khách hàng này được xem là một thị phần trong thị trường. 
  • Thông qua ảnh hưởng của doanh nghiệp với thị phần của mình trên thị trường, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thúc đẩy cung – cầu, nâng cao lượng tiêu thụ sản phẩm. 
  • Từ đó có thể thấy, một doanh nghiệp có thị phần càng lớn trong thị trường, năng lực cạnh tranh càng mạnh. 

e] Cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ 

  • Khi xác định năng lực cạnh tranh, cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ cũng được xếp vào các tiêu chí đánh giá. Cơ sở vật chất hay các ứng dụng công nghệ có thể coi là yếu tố trực tiếp tác động đến chất lượng của sản phẩm cạnh tranh. 
  • Cốt lõi từ việc lựa chọn sản phẩm của khách hàng vẫn nằm ở chất lượng của sản phẩm. Doanh nghiệp có cơ sở vật chất tốt, có các ứng dụng tiến bộ về công nghệ sẽ có những sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng. 
  • Cơ sở vật chất tốt, ứng dụng công nghệ, tạo nên lợi thế bước đầu cho doanh nghiệp trong các hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Doanh nghiệp tạo ra sản phẩm tốt thì chu kỳ sống của sản phẩm càng lâu. 

f] Hoạt động marketing, nghiên cứu thị trường

  • Hoạt động marketing là chìa khóa mang sản phẩm gần hơn với người tiêu dùng, tăng độ nhận diệu của sản phẩm, của thương hiệu trong thị trường. Vậy nên khi đánh giá năng lực cạnh tranh không thể bỏ qua yếu tố này. 
  • Hoạt động marketing bao gồm các chiến dịch quảng bá, quảng cáo và các hoạt động nghiên cứu thị trường. Đặc biệt, thông qua các phương pháp thu thập thông tin trong marketing, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về khách hàng và nhu cầu của thị trường. 
  • Doanh nghiệp càng hiểu về khách hàng có thể đưa ra các chiến dịch phù hợp, xây dựng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của công chúng. 

g]Trách nhiệm với xã hội

  • Cuối cùng, khi đánh giá về năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp đó. Trách nhiệm với xã hội được doanh nghiệp thực hiện như thế nào? 

5.2. Cạnh tranh của sản phẩm

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng được đánh giá theo các tiêu chí cụ thể. Để có năng lực cạnh tranh cao, không chỉ cần doanh nghiệp mà còn cần xuất phát từ bản thân sản phẩm 

Tiêu chí đánh giá Cạnh tranh của sản phẩm

a] Theo chỉ tiêu cơ bản 

  • Các tiêu chí cơ bản về sản phẩm bao gồm: chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, hệ thống phân phối và độ uy tín của doanh nghiệp. 
  • Tuy quá trình mua hàng chịu tác động của nhiều yếu tố, xong những yếu tố trên vẫn quan trọng và có tính quyết định. Doanh nghiệp cần có sản phẩm ưu việt, có sức cạnh tranh tốt mới có thể xây dựng năng lực cạnh tranh cao. 

b] Theo chỉ tiêu định lượng

  • Yếu tố này bao gồm: thị phần của sản phẩm đó trên thị trường, mức sản lượng, mức tiêu thụ, độ cạnh tranh về giá.,…
  • Có thể nói, những yếu tố này thể hiện sự khác biệt cụ thể trong số liệu phân tích kinh doanh của sản phẩm khi hoạt động và lưu thông trên thị trường. 

c] Theo chỉ tiêu định tính 

  • Cuối cùng, sức cạnh tranh của sản phẩm được xác định dựa trên các chỉ tiêu định tính. Các chỉ tiêu này bao gồm: Sự chênh lệch về chất lượng sản phẩm, độ hấp dẫn của sản phẩm,…
  • Các yếu tố này thường không thể đo trực tiếp bằng các con số cụ thể, song có thể thông qua quan sát và phân tích thị trường để đánh giá. 

Để hoàn thành các bài luận văn về năng lực cạnh tranh, về kinh tế cần tốn nhiều thời gian, công sức cũng như có vốn kiến thức sâu. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình làm tiểu luận, luận văn, bạn có thể tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn để nhận được những giúp đỡ, hỗ trợ. 

6. 2 môi trường cạnh tranh trong doanh nghiệp

Các hoạt động cạnh tranh thường diễn ra trong 2 môi trường: cạnh tranh vĩ mô và cạnh tranh theo mô hình Michael Porter. Tùy theo sự đánh giá và tác động của các yếu tố trong các môi trường này để có thể tạo ra môi trường cạnh tranh hoàn hảo. 

Hai môi trường cạnh tranh trong doanh nghiệp

6.1. Cạnh tranh vĩ mô 

Môi trường cạnh tranh vĩ mô là môi trường bao gồm toàn bộ các tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động cạnh tranh, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó bao gồm: 

  • Môi trường kinh tế: yếu tố này bao gồm các chỉ số về kinh tế trên cả nước như tỷ lệ lạm phát, thuế, chứng khoán,… Những nhân tố này được chi phối bởi nhà nước, được xây dựng theo các chính xác và định hướng phát triển của từng quốc gia. 
  • Chính trị – pháp luật: Đây là những quy tắc chung được Nhà nước đề ra và doanh nghiệp cần phải tuân thủ. Điều này bao gồm các quy tắc trong hoạt động kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh cùng các bên liên quan khác.
  • Văn hóa: Ở mỗi quốc gia lại có những sự khác nhau nhất định về văn hóa. Những giá trị này ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen mua hàng, nhu cầu mua hàng của khách hàng. 
  • Dân số: Đây là yếu tố cơ bản, có vai trò hình thành nên thị trường. Dân số sẽ chịu tác động từ những yếu tố trên và hình thành nên “cầu” trong cán cân “cung – cầu” trên thị trường. 

6.2. Cạnh tranh theo mô hình Michael Porter

Mô hình Michael Porter là mô hình được nhiều nhà kinh doanh, kinh tế vận dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của một đơn vị. Mô hình này bao gồm 5 lực lượng chính:

  • Nguy cơ đe dọa từ những doanh nghiệp mới vào cuộc

Nền kinh tế không ngừng phát triển đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp mới xuất hiện ngày càng nhiều. Những doanh nghiệp này tham gia vào thị trường và chiếm lĩnh phần nhỏ thị phần. Điều này tạo nên sức cạnh tranh cao, sức ép đối với các doanh nghiệp lạc hậu, dễ bị đào thải. 

  • Quyền lực thương lượng của người cung ứng

Một số ít nhà cung ứng có khả năng chi phối lớn đến doanh nghiệp do chiếm lĩnh một thị phần lớn trên thị trường. Đồng thời, nhà cung ứng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. 

  • Quyền lực thương lượng của người mua. 

Không thể phủ định rằng, người mua có vai trò ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình buôn bán, trao đổi. Người mua có quyền trao đổi giá từ đó thống nhất và đưa ra những thay đổi trong giá thành của sản phẩm. 

  • Nguy cơ đe dọa về những sản phẩm và dịch vụ thay thế. 

Đây là một điều tất yếu trong mọi nền kinh tế. Khi xã hội càng phát triển, tiến bộ kỹ thuật cao sẽ dẫn đến nhiều sản phẩm tiện lợi hơn ra đời, đánh bay những sản phẩm cũ, doanh nghiệp cũ khỏi thị trường. Vậy nên doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới và cập nhật công nghệ để phù hợp với môi trường kinh tế chung.

  • Canh tranh giữa các đối thủ trong ngành. 

Đây là yếu tố phổ biến mà tất cả các doanh nghiệp cần phải đối mặt. Các doanh nghiệp không ngừng tranh giành từng thị phần trên thị trường vậy nên sẽ không ngừng tăng cường năng lực cạnh tranh

Cũng theo mô hình này, Vinamilk đã xây dựng mô hình 5 áp lực cạnh tranh. Bạn có thể tham khảo thêm qua bài viết: Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk

7. Vai trò, ý nghĩa của năng lực cạnh tranh 

Vai trò, ý nghĩa của năng lực cạnh tranh là gì? 

Năng lực cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong hoạt động của doanh nghiệp mà còn có tính chất quyết định đến sự thành bại của một đơn vị. Năng lực cạnh tranh có ba vai trò chính: 

7.1. Để tồn tại

  • Theo quy luật của cơ chế thị trường, cạnh tranh là quá trình không ngừng đào thải những sản phẩm lỗi thời, doanh nghiệp yếu kém ra khỏi thị trường, ra khỏi nền kinh tế. 
  • Cạnh tranh giúp nền kinh tế không ngừng phát triển, tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn. Để có thể tồn tại và không bị đào thải khỏi thị trường nhiều biến động và phát triển, doanh nghiệp cần có năng lực cạnh tranh. 

7.2. Để phát triển, đổi mới

  • Quy luật cạnh tranh không chỉ giúp thị trường phát triển mà còn là động lực để doanh nghiệp đổi mới, thay đổi để phù hợp hơn với những chuyển biến trong thị trường. 
  • Đồng thời, thông qua quá trình không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp có thể phát triển lớn hơn, tăng quy mô cũng như tính chuyên nghiệp và độ nhận diện trên thị trường. 

7.3. Để đạt được mục tiêu

  • Tùy theo từng giai đoạn khác nhau, doanh nghiệp sẽ xây dựng những đề án phù hợp nhằm đưa doanh nghiệp phát triển từng bước, vững mạnh. Nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình nhanh chóng hơn. 

8. Tài liệu tham khảo

  1. Michael E. Porter [1996], Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
  2. Trần Sửu [2005], Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa, NXB Lao động
  3. Nguyễn Đức Kiệm, Bạch Đức Hiểu [2008], Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Học viện tài chính, NXB Tài chính

Trên đây là những kiến thức về năng lực cạnh tranh cũng như vai trò, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh là gì. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp đỡ được cho bạn trong quá trình thực hiện các tiểu luận, luận văn của mình. 

Nếu bạn gặp khó khăn lớn trong quá trình làm tiểu luận, bạn nên tham khảo dịch vụ viết tiểu luận thuê của Luận văn 24 – đơn vị tiên phong hàng đầu trong ngành với hơn 17 năm kinh nghiệm. Liên hệ ngay qua số điện thoại: 0988 552 424 hoặc qua địa chỉ email: để được tư vấn nhanh nhất! 

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: //luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.

Video liên quan

Chủ Đề