Nấu nước dashi để được bao lâu

Show

Vậy nước dùng dashi là gì ?

Nhiều mẹ khi chuẩn bị cho con ăn dặm vô cùng hoang mang bởi nghe nhắc nhiều đến khái niệm “nước dùng dashi”, không biết đây là loại nước gì và vì sao các mẹ cho con ăn dặm kiểu Nhật đều sử dụng loại nước này.

Cơ thể con người không thể tự sản sinh ra muối và đây là vi chất quan trọng mà chúng ta cần phải bổ sung hàng ngày. Do đó, việc muối xuất hiện trong đồ ăn dặm là cần thiết.

Nấu nước dashi để được bao lâu

Nước dùng dashi cho bé ăn dặm

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu ăn dặm, việc thêm các loại hạt nêm, mì chính hay muối tùy ý hoặc với lưu lượng giống như người lớn vẫn hay ăn vào các loại đồ ăn của các bé là điều tối kị. Bởi lúc này, các cơ quan nội tạng của trẻ nhỏ còn non nớt, đặc biệt là gan và thận chưa thể chuyển hóa, lọc và bài tiết muối một cách tối ưu và có thể gây hại nghiêm trọng tới hệ thống nội tiết của các bé.

Trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối chỉ khoảng 1g-2g/ngày. Đối với những trẻ bú mẹ, trong sữa mẹ đã có thành phần muối phù hợp với bé. Sữa công thức cũng được bổ sung một lượng muối có tỷ lệ y hệt sữa mẹ. Do đó trẻ dưới 1 tuổi, khi sữa vẫn còn là nguồn dinh dưỡng chính, việc nêm muối lại càng không cần thiết.

Chính vì thế dùng nước dashi trộn vào cháo và các món khác cho bé là một trong những phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật được các mẹ sử dụng nhiều nhất. Nước dùng daishi có 2 loại là : nấu từ rong biển, cá bào hoặc từ rau củ quả, phổ biến nhất trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật là nước dashi nấu từ rau củ quả. Nước dùng dashi ngoài tác dụng điều chỉnh độ đặc loãng cho món ăn, còn rất bổ dưỡng và đảm bảo cung cấp đủ chất cho bé.

Các lưu ýkhi nấu nước dùng rau củ đảm bảo dinh dưỡng cho bé ăn dặm.

Chọn loại rau củ gì?

Nguyên tắc đầu tiên khi nấu nước dùng rau củ đó chính là cách kết hợp nhiều loại rau củ (thường là 4-5 loại khác nhau) để mang đến hương vị đậm đà. Một số loại rau củ thường được sử dụng để chế biến nước dùng cho bé ăn dặm đó là: cà rốt, hành tây, tỏi tây, rau thì là, cần tây, hành lá, rau diếp, hành boa-rô, ớt chuông, cà tím, bí, măng tây, nấm, cà chua, đậu, lê, tảo biển, bí đỏ, nấm…

Điều đặc biệt, dù chọn nguyên liệu nào thì bố mẹ cần luôn đảm bảo nguyên liệu còn tươi mới như vậy mới cho ra nước dùng vị ngọt tự nhiên và thơm hấp dẫn. Bố mẹ nên sử dụng các loại rau củ theo mùa, để hạn chế các nguyên liệu có chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Nấu nước dashi để được bao lâu

Rau củ nấu nước dùng dashi

Bên cạnh rau củ thì các loại thảo mộc như húng quế, rau mùi tây, lá hương thảo, kinh giới, húng tây, thì là, hẹ, húng chanh, hạt tiêu, gừng, hạt nhục đậu khấu, lá chanh…cũng có thể cho vào nồi nước dùng nhằm làm tăng hương vị cho món ăn.

Cắt nhỏ rau củ

Khi bố mẹ đã chọn được các nguyên liệu phù hợp, bố mẹ nên làm sạch rồi cắt chúng thành các miếng nhỏ. Việc cắt rau củ thành miếng/ khúc nhỏ giúp việc nấu nước dùng nhanh hơn và tinh chất từ rau củ dễ dàng thoát ra ngoài hơn so với việc để nguyên củ hoặc rau chế biến.

Nấu nước dashi để được bao lâu

Rau củ cắt nhỏ

Hãy bắt đầu với nước lạnh

Mỗi loại thực phẩm sẽ có quá trình hòa tan hương vị, chất dinh dưỡng ở các mức nhiệt khác nhau. Do đó, khi nấu nước dùng cho bé ăn dặm, bố mẹ nên sử dụng nước lạnh, sau đó bật bếp và để nhiệt độ tăng dần dần, như vậy các chất dinh dưỡng và hương vị từ thực phẩm sẽ được chiết xuất ra hết tại các nhiệt độ thích hợp.

Hầm với lửa vừa

Nguyên tắc khi nấu nước dùng rau củ đó chính là hầm trên ngọn lửa vừa, nhiệt độ vừa sẽ giúp hạn chế bay hơi hương vị và các vitamin, khoáng chất có trong rau củ. Đầu tiên khi mới bật bếp đun, bố mẹ để lửa lớn sau đó khi nước đã sôi, điều chỉnh lại lửa vừa và để ninh như vậy khoảng 1-2 giờ.

Cách lưu trữ và bảo quảnnước dùng dashi

Phần nước dùng sau khi đã ninh xong, bố mẹ để nguội rồi tiến hành lọc lại qua rây hoặc túi lọc để loại bỏ phần nguyên liệu, chỉ lấy phần nước trong. Xem thêm: Phương Pháp Bảo Quản Áo Da Đúng Cách Bảo Quản Áo Khoác Da Đơn Giản Mà Hữu Dụng

Nấu nước dashi để được bao lâu

Cách bảo quản nước dùng dashi

Nước dùng bố mẹ có thể cho vào túi zip, chia nhỏ thành từng bữa ăn dặm của con bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 1 tuần, hoặc để trong ngăn đông dùng dần trong vòng 1 tháng.

Cách làm nước dashi với rong biển kombu và cá ngừ bào khô

Nguyên liệu

– Rong biển kombu: 20g

– Cá ngừ bào khô: 40g

– Nước: 2 lít

Cách làm

– Dùng khăn đã vắt cạn nước để lau qua miếng rong biển kombu. Sau đó, cho rong biển kombu vào nước ngâm khoảng 30 phút.

– Cho rong biển vào nồi, đổ thêm 2 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút thì vớt rong biển ra. Lưu ý, tránh đun lâu vì sẽ làm nước dashi bị đắng.

Nấu nước dashi để được bao lâu

Nước dùng dashi cá bào và rong biển

– Cho cá ngừ bào khô vào nồi nước đang sôi, nấu cho đến khi cá ngừ chìm hết xuống đáy nồi thì tắt bếp. Chú ý, không đảo cá để tránh làm nước dùng bị đục, mất ngon.

– Chuẩn bị một cái rây lọc để lọc nước dashi. Khi lọc, để nước chảy xuống tự nhiên, không nên vắt vì có thể làm cho nước dùng bị đắng và bị lẫn những mảnh vụn nhỏ rong biển hoặc cá bào.

Cách làm nước dùng dashi rau củ

Dashi rau củ cũng là một loại nước dùng phổ biến thường được dùng trong chế biến các món ăn dặm cho bé. Chỉ cần là các loại rau củ không tạo vị đắng, chát thì loại nào cũng có thể làm nước dùng dashi cho bé được. Thậm chí, có thể tận dụng nước luộc rau củ (các loại rau cải ngọt, cải thảo, cà rốt, su su…) của gia đình làm nước dùng nấu món ăn cho trẻ.

Trong nước dùng có vị ngọt tự nhiên tiết ra từ rau củ nên sẽ góp phần tạo thêm sự ngon miệng và hương vị mới cho món ăn của bé.

Nguyên liệu:

Rau củ quả mua về rửa sạch xắt khúc (tùy theo sở thích các bé mà mua rau củ quả ví dụ : bí rợ, mướp, bắp ngô, bắp non, cà rốt, khoai tây , mía, su su…)

Cách nấu:

– 250g rau củ quả tương ứng 800ml nước, cứ thế bao nhiêu rau củ quả thì nhân nước lên nấu. Bỏ rau củ lâu mềm (như mía, bắp ngô, cà rốt …) vào nấu trong 20 phút, sau đó bỏ rau củ còn lại vào (khoai tây, su su, khoai lang, mướp, bắp cải….) nấu tiếp 10 phút.

– Xong ta tắt bếp, lấy rau củ từng loại ra nghiền hoặc ray (ray khi còn nóng sẽ mịn và không bị lợn cợn).

– Nước nấu xong để nguội ta lọc qua ray thấm giấy đổ vào khay trữ đông.

Chú ý: Tất cả rau củ quả nghiền và nước dashi dùng trong 1 tuần.

Hướng dẫn cách sử dụng nước dùng dashi đúng cách

Thông thường, khi chế biến nước dashi, các bà mẹ đã chia thành từng viên nhỏ và trữ đông. Vì thế, khi sử dụng mẹ cần rã đông dashi. Để tận dụng hiệu quả của nước dashi trong việc chế biến món ăn dặm cho bé, mẹ cũng cần phải biết cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả.

Cháo dinh dưỡng Viansoupxin hướng dẫn hai trường hợp thông dụng như sau:

Với việc nấu cháo thịt, cá với nước dashi: thì mẹ chỉ cần rã đông thịt cá cùng cháo với nước dashi trong khoảng 7 phút để cho các nguyên liệu rã đông ra. Sau đó tiếp tục nấu thêm khoảng 3 phút là có thể cho bé dùng được. Xem thêm: Làm Thế Nào Để Bảo Quản Và Vệ Sinh Chiếu Trúc Đúng Cách Bảo Quản Chiếu Tre (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nấu nước dashi để được bao lâu

Sử dụng nước dùng dashi cho bé ăn dặm

Trường hợp nấu cháo mà chỉ trữ đông nước dashi thì có thể thêm khoảng 15ml đến 30ml nước dashi đã rã đông vào nấu chung. Nấu cho sôi trong vòng 5 phút là có thể cho bé dùng được.

Mẹ chỉ cần bỏ ra một chút thời gian là đã áp dụng được cách nấu nước dashi rau củ để cho bé dùng trong vài ngày. Cháo dinh dưỡng anthienphat.com chúc các mẹ thành công và sáng tạo thêm nhiều cách chế biến mới để bé có những bữa ăn thú vị và đầy đủ dinh dưỡng nhé !

See more articles in category: Cách bảo quản

  • Cách làm nước dùng dashi với rong biển kombu và cá ngừ bào khô
  • Cách làm nước dùng dashi rau củ
  • Cách bảo quản nước dùng dashi
  • Cách dùng nước dùng dashi

Tùy theo từng loại nguyên liệu được dùng để nấu nước dashi như rau của quả hay rong biển, cá cơm, cá ngừ mà nước dùng dashi sẽ có tên gọi khác nhau, cũng mang theo nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau. 

Nước dùng dashi thường được cho vào nấu cùng cháo ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi. Đối với các bé trên 1 tuổi đã ăn được cơm, mẹ có thể nấu nước dùng dashi chung với rau, củ, thịt, cá cho bé ăn kèm. 

Nấu nước dashi để được bao lâu

Nước dùng dashi là một trong những món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật (Ảnh: Internet)

Theo khuyến cáo, dưới 1 tuổi mẹ không nên nêm nếm gia vị vào thức ăn cho trẻ. Nếu mẹ sợ bé ăn bị “nhạt” (dù cho lúc này bé chưa biết phân biệt mặn/nhạt đâu), mẹ có thể nấu nước dùng dashi rồi pha loãng cho bé ăn cùng, vừa bổ sung khoáng chất, vừa tăng hương vị lại giúp món ăn thêm đậm đà mà không cần lo “gia vị” làm hại đến hệ tiêu hóa của bé.

Trong cuốn “Ăn dặm không nước mắt”, tác giả Mẹ Xoài - một bà mẹ thông thái sống tại Nhật đã chia sẻ công thức nấu nước dùng dashi “chuẩn không cần chỉnh”. Mẹ có thể học theo công thức nấu nước dùng dashi của Mẹ Xoài dưới đây nhé. 

Rong biển kombu là một loại rong biển có hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất xơ, chất sắt và canxi được người Nhật rất ưa thích. Trong khi đó, cá ngừ bào khô có mùi thơm hấp dẫn, thường được dùng để làm nước dùng dashi, mang lại vị thơm ngon đậm đà cho món ăn. 

Nguyên liệu: 

  • Rong biển kombu: 20g

  • Cá ngừ bào khô: 40g

  • Nước: 2l

Cách làm: 

  • Bước 1: Dùng khăn đã vắt kiệt nước để lau qua miếng rong biển kombu, rồi cho vào nồi nước ngâm khoảng 30 phút. 

  • Bước 2: Cho nồi rong biển lên bếp đun đến khi sôi khoảng 5 phút thì vớt rong biển ra. Lưu ý tránh đun lâu vì sẽ làm nước dashi bị đắng. 

  • Bước 3: Tiếp theo, cho cá ngừ bào khô vào nồi và chờ cho chìm hết xuống thì tắt bếp. Chú ý không đảo để tránh làm nước dùng bị vẩn đục, mất ngon. 

  • Bước 4: Chuẩn bị một rổ mắt dày có trải sẵn khăn giấy, và đặt trên một chiếc bát tô để lọc nước dashi ở bước 3. Khi lọc, để nước chảy xuống tự nhiên, không vắt, tránh làm nước dùng bị đắng. 

  • Bước 5: Đợi nước dùng dashi nguội cho vào khay đông đá. Mỗi khi nấu lấy ra một viên, rất tiện lợi. 

Nấu nước dashi để được bao lâu

Nước dùng dashi rong biển kombu và cá ngừ bào khô (Ảnh: Internet)

Nếu khó kiếm nguyên liệu chế biến nước dùng dashi rong biển kombu và cá ngừ bào khô, mẹ có thể chế biến món nước dùng dashi rau củ ngọt thơm và giàu dinh dưỡng. Vị ngọt tự nhiên từ các loại rau củ sẽ giúp bé cảm thấy ngon miệng, tăng hương vị mới cho món ăn. 

Nguyên liệu: 

  • Mọi loại rau củ không có vị chát, còn lại mẹ có thể tự chọn rau củ theo sở thích. 

  • Một số loại rau củ như cà rốt, củ cải, bắp cải, cải thảo, su su,...

Thậm chí, mẹ có thể tận dụng luôn nước luộc rau củ của gia đình (không nên nếm gia vị) để làm nước dùng dashi cho trẻ. 

Cách làm: 

  • Bước 1: Rửa sạch các loại rau củ quả đã chọn, đêm thái nhỏ. 

  • Bước 2: Cho tất cả rau củ vào nồi, đun chín mềm ra cho ngọt nước. 

  • Bước 3: Lọc riêng lấy nước là xong. 

Nấu nước dashi để được bao lâu

Nước dashi rau ngủ ngọt, thơm (Ảnh: Internet)

Sau khi nấu xong nước dùng dashi, nếu chưa cho bé ăn ngay, mẹ có thể cho vào khay đá, loại khay có chia thành các ngăn nhỏ, cho vào túi zipper và để đông lạnh, sau đó dùng dần. Tuy nhiên, càng để lâu nước dashi sẽ càng mất đi vị thơm ngon và tươi, do đó mẹ cố gắng dùng hết trong vòng 1 tuần để đảm bảo hương vị và chất dinh dưỡng của nước dùng nhé.

Các viên nước dùng dashi sau khi rã đông không nên cấp đông lại lần nữa vì vi khuẩn đã có thể xâm nhập vào trong nước dashi đó rồi. Mẹ không nên cho bé ăn tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của thực phẩm. 

Nấu nước dashi để được bao lâu

Chia nước dashi vào các khay nhỏ để cấp đông (Ảnh: Internet)

Nếu mẹ trữ đông nước dùng dashi cùng cháo, thịt, cá, nghĩa là trộn nước dashi với cháo rồi 

mới cấp đông, mẹ có thể cho hỗn hợp cháo vào đun cách thủy chừng 5 - 7 phút, sau khi nguyên liệu rã đông và sôi thêm 1 - 2 phút là có thể cho bé dùng luôn được. 

Nếu mẹ chỉ trữ đông nước dùng dashi, mẹ có thể tiến hành rã đông trong ngăn mát trước, tức là chuyển nước dashi từ ngăn đá xuống ngăn mát và để qua đêm. Đến sáng hôm sau khi nước dashi đã rã đông mẹ chỉ cần cho vào cháo và đun lại một chút là có món ăn nóng hổi, thơm ngon cho bé yêu.