Nghĩa của từ thanh khiết trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm là gì

????

ĐỀ SỐ 1: “Cốm là một thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi … Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quí, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngot sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.” Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản có đoạn trích trên là ai? Câu 2: Văn bản có chứa đoạn trích được viết theo thể loại nào? Câu 3: Các từ “thanh đạm”, “ngọt sắc” thuộc từ loại nào? Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn: “Cốm là một thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Câu 5: Nêu nội dung đoạn trích trên? Câu 6: Từ nội dung của đoạn, hãy nêu suy nghĩ, tình cảm của em về những đặc sản của thành phố quê hương. GỢI Ý: 1. - Văn bản “Một thứ quà của lúa non, Cốm”, tác giả: Thạch Lam 2. - Thể loại: tùy bút 3. - Tính từ 4. - Phân tích ngữ pháp Chủ ngữ: Cốm Vị ngữ 1: là một thức quà riêng biệt của đất nước Vị ngữ 2: là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh Vị ngữ 3: mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. 5. - Nội dung đoạn trích: Cốm là thứ quà độc đáo làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê mà cánh đồng dâng tặng con người, nó trở thành món quà văn hóa, phong tục, nhất là phong tục sêu tết trong hôn nhân 6. Suy nghĩ, tình cảm của em đối với đặc sản của thành phố quê hương - Thành phố Hải Phòng có rất nhiều đặc sản nổi tiếng của vùng sông nước như mắm cáy, mắm nước, thuốc lào Vĩnh Bảo, bánh đa cua, nem bể, bánh mì cay,… - Đây là những món ăn có giá trị về vật chất và tinh thần, văn hóa của quê hương, tuy bình dị nhưng chứa đựng tất cả tinh túy của thiên nhiên và con người. Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của thành phố quê hương tạo nên thế mạnh cho ngành du lịch và kinh tế phát triển. - Tự hào về quê hương và thấy cần phải giữ gìn và phát huy nét đẹp của thành phố. ĐỀ SỐ 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Cốm không phải là thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may chút bụi nào. Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve ... Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố tiềm tàng và nhẫn nại của thần lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm. a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? b. Theo tác giả, cần phải thưởng thức cốm như thế nào? Vì sao? Qua cách thưởng thức này, tác giả thể hiện thái độ nào với món ăn dân giã mà đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc? c. Nhận xét về cách miêu tả, giộng văn được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nó. d. Qua đoạn văn, em hãy viết đoạn văn thể hiện những việc làm để giữ gìn, phát huy những giá trị vật chất, tinh thần của quê hương. GỢI Ý: Phần I Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả. Câu 2 - Cốm không phải là thức quà của người vội vì: Nếu ăn vội sẽ không cảm nhận được hương vị thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc, mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. - Cách cảm nhận, thưởng thức cốm của tác giả cho em thấy: Tình cảm yêu mến, cẩn trọng, nâng niu bằng cả tấm lòng; biểu hiện sự lịch sự, văn hóa trong thưởng thức cốm của Thạch Lam. Câu 3 - Cách miêu tả: Chi li, tỉ mỉ, cặn kẽ. - Giọng văn: Đối thoại nhẹ nhàng như lời tâm sự, nhắn nhủ rất ân tình, thân mật. - Tác dụng: + Giúp người đọc hình dung được cách ăn và mua cốm nhã nhặn, lịch sự, trang nhã. + Làm cho đoạn văn trở nên sinh động. + Thể hiện tình yêu, niềm tự hào và thái độ nâng niu, trân trọng của tác giả đối với món quà đặc sắc của dân tộc. Câu 4 Giữ gìn và phát huy những giá trị tinh thần, vật chất của quê hương: - Nâng niu, trân trọng. - Quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong nước và quốc tế. - Tiếp tục sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần mang đậm bản sắc Việt Nam để làm giàu cho quê hương đất nước.

Bài văn đã viết về những phương diện nào?

Theo tác giả, điều gì đã gợi nhớ đến cốm và nguồn gốc của cốm?

Theo tác giả, cốm ở làng nào của Hà Nội là nổi bật nhất?

Cốm gắn liền với tục lệ nào của văn hóa dân tộc?

Đoạn trích dưới đây sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Cơn gió mùa thu hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phản phất hương vị mùi hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúc càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

Nghĩa của từ “thanh khiết” là gì?

Câu văn nói rõ nhất giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm?

Sách giải văn 7 bài trắc nghiệm: một thứ quà của lúa non: cốm (Cực Ngắn), giúp bạn soạn bài và học tốt ngữ văn 7, sách giải ngữ văn lớp 7 bài trắc nghiệm: một thứ quà của lúa non: cốm sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập văn lớp 7 của bạn, bạn sẽ có những lời giải hay, những bài giải sách giáo khoa ngữ văn lớp 7, giải bài tập sgk văn 7 đạt được điểm tốt:

A. Kí sự

B. Hồi kí

C. Truyện ngắn

D. Tùy bút

Đáp án:

A. Nguồn gốc và cách thức làm cốm

B. Vẻ đẹp và công dụng của cốm

C. Sự thưởng thức cốm

D. Cả 3 phương diện trên

Đáp án:

A. Giọn văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc

B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm cao

C. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo

D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn

Đáp án:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 4- 9:

Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi…Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Đáp án:

A. Miêu tả cách thức làm cốm

B. Bàn luận về cách làm cốm

C. Ca ngợi giá trị của cốm

D. Kể về nguồn gốc của cốm

Đáp án:

A. Trong sạch

B. Cao cả

C. Vắng vẻ

D. Tươi tắn

Đáp án:

Những phép tắc và lẽ phải của xã hội mà mọi người phải làm, phải theo.

A. Lễ nghi

B. Lễ nghĩa

C. Lễ phép

D. Lễ phục

Đáp án:

A. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam.

B. Không còn gì hợp hơn với sự vấn vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.

C. Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già.

D. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để được hạnh phúc lâu bền.

Đáp án:

A. Qủa hồng

B. Tơ hồng

C. Giấy hồng

D. Hoa hồng

Đáp án:

A. Sử dụng nhiều tính từ có giá trị biểu cảm cao

B. Sử dụng ngôn từ tinh tế, giàu giá trị biểu cảm

C. Phát hiện ra giá trị văn hóa ẩn chứa trong thức quà giản dị

D. Cả 3 ý trên

Đáp án:

A. Ca ngợi lúa non, cốm, thức quà ngon và độc đáo

B. Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, những cánh đồng, mang trong mình hương vị mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê nội cỏ.

C. Những khám phá, phát hiện ra giá trị độc đáo, đặc trưng của thức quà cốm, giản dị

D. Cả B và C đều đúng

Đáp án: