Nghiên cứu đánh giá điều trị liệt 7 năm 2024

- Mã số: 099039 - Tên đề tài: Nhận xét điều trị liệt dây VII ngoại biên băng kích thích điện một chiều qua điện cực nhỏ đặt trên da vùng huyệt - Cấp quản lý: Sở Y tế HT - Lĩnh vực: y tế - Đơn vị chủ trì: Bệnh viện Đa khoa tỉnh - Thời gian thực hiện: từ 8/2012 đến 8/2014 - Mục tiêu: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng liệt dây VII NB của nhóm nghiên cứu. 2. Đánh giá kết quả phương pháp kích điện qua điện cực nhỏ đặt trên da vùng huyệt và một số yếu tố tiên lượng tiến triển phục hồi bệnh.

Nguyễn Tuấn Anh, Phạm Hữu Hiếu và cộng sự

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Theo dõi, điều trị 69 bệnh nhân (BN) liệt dây VII ngoại biên (NB) do lạnh, bằng kích điện một chiều qua điện cực nhỏ đặt trên da vùng huyệt ở hai đối tượng trẻ em và bệnh nhân tiểu đường. Nhận thấy: tuổi nhỏ nhất 21 tháng cao nhất 79 tuổi, tỷ lệ Nam/Nữ là 2,45. Bệnh xuất hiện từ 0 đến 12 giờ 81,15%. Dấu hiệu mắt nhắm không kín 82,6%, miệng méo 100%, nhân trung lệch 100%, Charles- Bell 82,6%, Souques 17,4%.

Nhóm có khe hở mi ≤5 mm tiến triển tốt hơn nhóm >5mm. Nhóm có gócα >15°, hồi phục chậm hơn nhóm có góc α≤ 15°. Một số yếu tố độc lập có giá trị tiên lượng điều trị ở nhóm nghiên cứu: Charles- Bell, độ hở khe mi, gócα. Khi phân tích hồi quy Logisstic đa biến thấy: Hồi phục của bệnh = (-1.845) + (-0.043) X (gócα) + (0.461) X (khe hở mi).

Quan hệ giữa tiến triển bệnh và kích thước khe hở mi là quan hệ thuận chiều (tùy kích thước khe hở mi nhiều, nhưng khả năng hồi phục bệnh không chậm đi). Ngược lại, quan hệ giữa gócα và tiến triển bệnh là quan hệ nghịch chiều (góc α càng cao thì tiến triển của bệnh chậm lại).

ĐẶT VẤN ĐỀ

Liệt dây thần kinh VII NB, là tổn thương từ nhân dây VII ra ngoài, được gọi liệt Bell YHCT gọi là Khẩu nhãn oa tà [1]. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, khá phổ biến trong lâm sàng chung cũng như trong chuyên nghành YHCT. Theo Hồ Hữu Lương và cộng sự 2003 chiếm 2,95% bệnh thần kinh [7]. Khoảng 23/100.000 người/năm [11]. Thời La mã 600, Paulus Acginata là người đầu tiên khâu sụn mi điều trị liệt bell. Năm 1852, Charles Bell hiệu đính lại các điểm cơ bản của liệt bell. 1853 Berna nhấn mạnh nhiễm lạnh, có sự rối loạn của tuần hoàn mạch nuôi dây VII trong cống Fallope. Còn Lei Bowitz nhận thấy lạnh là yếu tố thuận lợi cho Virus vùng tai mũi họng phát triển. Nước ta cũng đã có một số nghiên cứu về lâm sàng, điều trị châm cứu, bấm huyệt… Trong những năm qua. Liệt dây VII NB do lạnh ở các đối tượng là trẻ nhỏ, Bệnh tiểu đường. Nên dùng kim châm cứu gặp nhiều trở ngại như: Trẻ sợ kim châm, nhiễm trùng lỗ kim khi BN chưa kiểm soát được đường huyết. Với đặc điểm trên chúng tôi đã tìm hiểu và quyết định nghiên cứu đề tài: “Nhận xét điều trị liệt dây VII ngoại biên do lạnh bằng kích thích điện một chiều qua điện cực nhỏ đặt trên da vùng huyệt” với hai mục tiêu:

  1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng liệt dây VII NB của nhóm nghiên cứu.
  2. Đánh giá kết quả phương pháp kích điện qua điện cực nhỏ đặt trên da vùng huyệt và một số yếu tố tiên lượng tiến triển phục hồi bệnh.

CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Đối tượng nghiên cứu

1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Gồm 69 bệnh nhân liệt dây VII ngoại biên do lạnh. Trong đó nhóm bệnh Tiểu đường 48BN (69,7%), trẻ em 21(BN). Tuổi từ 21 tháng đến 79 tuổi. Điều trị nội trú tại khoa YHCT từ tháng 8/2012 đến tháng 8/2014. Vào viện trong 3 ngày đầu kể từ ngày khởi phát bệnh .

1.1.2. Ti êu chuẩn loại trừ

Không đưa vào nghiên cứu những trường hợp: có kèm theo liêt dây VI, dây VIII. Có liệt nửa người đi kèm. Zona. Chấn thương vùng xương đá. Viêm tai xương chũm.

1.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng so sánh trước sau điều trị

1.2.2. Dấu hiệu cần thu tập

Tuổi, giới, lâm sàng ở trạng thái tĩnh, ở trạng thái động, khe hở mi ≤5mm và >5mm. Góc α ≤ 150, góc α >150 [10]. Đánh giá kết quả điều trị 20 ngày và 30 ngày theo tiến triển tốt (khe hở mi hết, góc α=0) và chậm (mắt nhắm kín, rãnh mũi má hết, góc α <5

  1. Huyệt sử dụng: Giáp xa, Địa thương, Quyền liêu, Nghinh hương, Dương bạch, Ngư yêu, Toản trúc, Tình minh, Hợp cốc.
  2. Các bước tiến hành

- Khám trực tiếp làm bệnh án, khám vận động ở trạng thái tĩnh và trạng thái động (trẻ khóc và cười

- Nhắm mắt, nhe răng tối đa). Làm các xét nghiệm cơ bản cho chẩn đoán và theo dõi.

- Đánh giá sự hồi phục trong 30 ngày và hẹn tái khám sau hai tuần.

1.2.5. Đánh giá một số yếu tố trong tiên lượng tiến triển bệnh

- Khe hở mi.

- Góc α.

- Thời gian khởi phát bệnh trong 24 giờ đầu.

2.5. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Mã hóa và xử lý số liệu bằng SPSS 16.0. tính trị số trung bình, so sánh tỷ lệ, kiểm định χ2 khi so sánh cặp. phân tích đơn biến xem liên quan đến hồi phục bệnh. Bằng phân tích hồi quy Logistic đa biến xem sự tương tác giữa các biến với nhau trong tiên lượng sụ hồi phục bệnh.

CHƯƠNG II

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

2.1. Đặc điểm chung

2.1.1. Phân bố theo giới Biểu đồ 2.1: phân bố theo giới tính

Nhận xét:

Tỷ lệ nam (66,6%) nhiều hơn nữ (33,4%), tỷ lệ nam/nữ = 2,45. Theo Trần Thị Thanh, Nguyễn Quốc Huy là 2,3 [10].

2.1.2. Phân bố trong nhóm tuổi trẻ em

Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nhóm trẻ em độ tuổi từ 2-4 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (52,4%).

2.2. Lâm sàng và các yếu tố liên quan

2.2.1. Thời gian khởi phát bệnh trong ngày

Bảng 2.1: thời gian xuất hiện trong ngày

Thời gian xuất hiện

Bệnh nhân mắc

p

n

%

Từ 0-12 giờ

56

81,15

<0,05

Sau12-24 giờ

13

18,85

Tæng

69

100

Nhận xét:

Chủ yếu khởi bệnh gặp nhiều từ: 0-12 giờ (66,67%), cao hơn rất nhiều trong các thời điểm khác trong ngày và có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

2.2.2. Triệu chứng lâm sàng lúc tĩnh

Bảng 2.2. Các dấu hiệu lâm sàng ở trạng thái tĩnh (không cử động)

DẤU HIỆU

Dễ quan sát

Khó quan sát

n

%

n

%

Lông mày sụp xuống

60

86,9

9

13,1

Góc mép-miệng mất cân đối

69

100

0

0

Nếp nhăn trán mờ

60

86,9

9

13,1

Khe mi mất cân đối

64

92,8

5

7,3

Rãnh nhân trung lệch

66

95,7

3

4,4

Nhận xét: Trạng thái tĩnh: một số trường hợp khó quan sát dấu hiệu lâm sàng. Trong đó mất cân đối góc mép-miệng (100%) nên cần khám kỹ tránh bỏ sót bệnh.

2.2.3. Triệu chứng lâm sàng lúc động

Bảng 2.3: các dấu hiệu lâm sàng ở trạng thái động (khi cử động)

DẤU HIỆU

BỆNH NHÂN MẮC

n

%

Miệng méo

69

100

Rãnh nhân trung lệch

69

100

Dấu hiệu Charles-Bell

57

82,6

Dấu hiệu Souques

12

17,4

Nhận xét: Trạng thái động: dấu hiệu Souques 17,4% ít gặp nên chú ý xem các dấu hiệu khác.

2.3. Kết quả điều trị

Nhận xét:

Tiến triển tốt trong 20 ngày điều trị (79,7%), tiến triển chậm sau 30 ngày điều trị (2,9%). Theo dõi đến tuần thứ 6 còn 1 bệnh nhân tiến triển rất chậm 1,2% .

2.4. Mối liên quan giữa độ hở khe mi và tiến triển

Bảng 2.4: Mối liên quan độ hở khe mi và tiến triển

ĐỘ HỞ KHE MI

TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH

Tiến triển chậm

Tiến triển tốt

p

≤ 5mm

n

0

35

< 0,05

%

0

50,7

\> 5 mm

n

14

20

%

20,3

29,0

Tæng

n

14

55

69

%

20,3

79,7

100

Nhận xét:

  • Kích thước khe hở mi từ 5 mm trở xuống (50,7%) tiến triển tốt hơn nhóm trên 5mm (29,0%). Sự khác bietj này có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Theo Nghiêm Hữu Thành, nghiên cứu điện cơ liệt dây VII NB dẫn truyền khác nhau giữa 2 mức độ, p <0,05.

2.5. Mối liên quan giữa góc α và tiến triển

Bảng 2.5: mối liên quan giữa góc α và tiến triển

Góc Alpha (α)

TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH

Tiến triển chậm

Tiến triển tốt

p

≤ 15độ

n

1

55

< 0,05

%

1,4

79,7

\>15 độ

n

13

0

%

18,8

0,0

Tæng

n

14

55

69

%

20,3

79,7

100

Nhận xét:

- Nhóm bệnh có góc α trên 15°, hồi phục chậm hơn nhóm có góc α từ 15° trở xuống, sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Theo Vũ Thị Thu, Nguyễn Văn Chương nghiên cứu điện sinh lý tốc độ dẫn truyền khác nhau giữa 2 mức độ này p <0,05.

2.6. Mối liên quan giữa các dấu hiệu tiên lượng hồi phục trong phân tích hồi quy Logistic đa biến.

Khi phân tích hồi quy Logicstic, chóng t«i ®· xác định được phương trình hồi quy logicstic giữa biến phụ thuộc là tiến triển của bệnh với hai biến độc lập là khe hở mi và góc α:

Hồi phục của bệnh = (-1.845) + (-0.043) x (góc α ) + (0.461) x (khe hở mi).

Qua phân tích phương trình hồi quy Logicstic, chúng ta có thể thấy sự tiến triển của bệnh từ chậm đến tốt chịu ảnh hưởng của hai biến độc lập là kích thước khe hở mi và và gócα. Trong đó, mối quan hệ giữa tiến triển bệnh và khe hở mi là mối quan hệ thuận chiều với hệ số 0,461 (tuy kích thước khe hở mi cao nhưng sự phục hồi bệnh không xấu đi). Ngược lại, mối quan hệ giữa góc α và tiến triển bệnh là mối quan hệ nghịch chiều với hệ số (-0.043) tức là góc α càng lớn thì sự hồi phục càng chậm lại. Theo Vũ Thị Thu, Nguyễn Văn Chương: điện thế im lặng cơ vòng mi 26.3% và cơ vòng môi là 56.9% .

KẾT LUẬN

1. Đặc điểm lâm sầng liệt VII NB của nhóm nghiên cứu

-Tỷ lệ Nam/ nữ = 2,45; nhóm tuổi trên 2–4 tuổi 52,4%, tuổi thấp nhât 21 tháng; nhóm tiểu đường tuổi cao nhất 87 tuổi; thời gian khởi bênh từ 0 đến 12 giờ 81,15%.

- Dấu hiệu lâm sàng ở trạng thái tĩnh: khó quan sát 17,4%, dễ quan sát 82,6%.

- Dấu hiệu lâm sàng ở trạng thái động: Nhắm không kín 82,6%, miệng méo 100%, nhân trung lệch 100%, Charles- Bell 82,6%, Souques 17,4%.

- Độ hở khe mi từ 5mm trở xuống 50,7%. Góc α trên15 độ 84,1%.

2. Kết quả điều trị và một số dấu hiệu tiên lượng sự hồi phục của bệnh khi phân tích hồi quy Logistic đa biến:

- Nhóm tiến triển tốt trong 30 ngày điều trị 97.1%, tiến triển chậm sau 30 ngày điều trị 2,4 %. Theo dõi đến tuần thứ 6 còn một BN tiến triển rất chậm 1,2% .

- Kích thước khe hở mi từ 5 mm trở xuống tiến triển tốt hơn nhóm trên 5mm. Nhóm bệnh có góc α >15°, hồi phục chậm hơn nhóm có góc α ≤15°.

- Phương trình hồi quy Logistic đa biến: Hồi phục của bệnh = (-1.845) + (-0.043) x (góc α) + (0.461) x ( khe hở mi).

Mối quan hệ giữa hồi phục bệnh và khe hở mi là mối quan hệ thuận chiều với hệ số 0,461. Mối quan hệ giữa góc α và hồi phục bệnh là quan hệ nghịch chiều với hệ số (-0.043).

KIẾN NGHỊ

Qua nghiên cứu đề tài trên nên tiếp tục theo dõi phương pháp kích điện qua điện cực nhỏ có thể đưa vào áp dụng điều trị khi bệnh không thể châm cứu bằng hào châm.

Sau 20 ngày điều trị hồi phục chưa hoàn toàn thì nên duy trì đến 30 ngày và động viên Bệnh nhân.

Dựa vào khe hở mi và góc α để giải thích thời gian phục hồi cho bệnh nhân và người nhà yên tâm. Sự phục hồi cơ vòng mi nhanh hơn cơ vòng môi.