Nhà máy sản xuất Samsung tại Việt Nam

Trong quý 2, bốn nhà máy lớn của Tập đoàn Samsung tại Việt Nam đạt tổng doanh thu xấp xỉ 13 tỷ USD. Trong đó, Samsung Electronic Việt Nam Thái Nguyên [SEVT] đem về 5 tỷ USD, Samsung Electronics Việt Nam [SEV] 3,4 tỷ USD, Samsung Display Việt Nam [SDV] 3 tỷ USD doanh thu, và Samsung Electronics HCMC CE Complex [SEHC] 1,5 tỷ USD.

Doanh thu của 4 nhà máy Samsung tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng tăng 1,6 tỷ USD. Đồng thời, tất cả các nhà máy đều chứng kiến sự tăng trưởng về doanh thu. Trong đó tăng với tỷ lệ nhiều nhất là SDV, tăng 25%, tương ứng 0,6 tỷ USD.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu các nhà máy Samsung đạt 29,5 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ.

Về lợi nhuận, tổng lợi nhuận trong quý 2 đạt 0,99 tỷ USD, tăng 80%. Nửa đầu năm các nhà máy lãi ròng 2,19 tỷ USD, tăng 23,7%.

Quý 2 thường là thấp điểm trong kết quả kinh doanh của các nhà máy Samsung Việt Nam, trong khi cao điểm là quý 3.

Xét trên toàn cầu, trong quý 2, Samsung Electronics đạt doanh thu kỷ lục 63,67 nghìn tỷ KRW, tăng 20%; lợi nhuận hoạt động 12,57 nghìn tỷ KRW, tăng 34%.

Mảng bán dẫn chưa được Samsung triển khai tại Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2020, trong chuyến thăm Việt Nam của Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae Yong, Thủ tướng Việt Nam khi đó là ông Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn công ty Hàn Quốc đầu tư thêm mảng bán dẫn để khép kín chuỗi sản xuất trong lĩnh vực điện, điện tử.

Bộ phận kinh doanh truyền thông di động sụt giảm so với quý trước do thiếu hụt nguồn cung linh kiện và gián đoạn sản xuất do ảnh hưởng của COVID-19. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh đã đạt được lợi nhuận vững chắc khi Samsung tận dụng được khả năng quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu hiệu quả, cải thiện cấu trúc chi phí, đồng thời đóng góp từ sản phẩm máy tính bảng và thiết bị đeo tay tiếp tục được cải thiện.

Trong nửa cuối năm, Samsung cho rằng điều kiện thị trường sẽ thuận lợi cho mảng kinh doanh linh kiện. Trong lĩnh vực điện thoại thông minh và điện tử tiêu dùng, công ty đặt mục tiêu duy trì lợi nhuận ổn định bằng cách củng cố vị trí dẫn đầu ngành hàng cao cấp. Tuy nhiên Samsung cũng lưu ý, sự gián đoạn trong nguồn cung cấp linh kiện và những bất ổn liên quan đến COVID-19 có thể vẫn tồn tại.

Việt Nam phải đối mặt với làn sóng đại dịch lần thứ tư hết sức nghiêm trọng, trong đó khu vực phía Nam bị ảnh hưởng nặng nề.

Cuối tháng 8/2021, tờ Korea JoongAng Daily cho biết nhà máy SEHC đặt tại TP HCM sử dụng khoảng 7.000 lao động có thời điểm hoạt động với số lượng công nhân chỉ đáp ứng 30% năng lực sản xuất.

Một lãnh đạo của Samsung Electronics cho biết: "Tốc độ hoạt động chậm lại do các biện pháp hạn chế, nhưng điều này không có nghĩa chúng tôi đang tạm dừng sản xuất. Các dịch vụ hậu cần tối thiểu vẫn tiếp tục được duy trì tại TP HCM".

Trong tháng 9, Samsung ra thông báo tìm kiếm 1.000 công nhân sản xuất cho nhà máy tại Bắc Ninh. Trước đó một tháng, Samsung muốn tuyển dụng 3.000 nhân viên cho nhà máy Thái Nguyên.

Trên thực tế, Samsung có kế hoạch mở rộng sản xuất nhằm tăng sản lượng điện thoại Z Fold và Z Flip lên 25 triệu chiếc mỗi năm.

Cùng với đó, Samsung cũng đang có kế hoạch tuyển dụng hàng nghìn nhân viên làm việc trong bộ phận R&D. Tập đoàn Hàn Quốc đang xây dựng một trung tâm R&D với tổng mức đầu tư 220 triệu USD, quy mô từ 2.200 – 3.000 nhân sự dự kiến hoạt động vào năm 2022.

Trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu điện thoại - linh kiện của Việt Nam đạt 35,7 tỷ USD, xuất khẩu điện tử - máy tính - linh kiện đạt 31,3 tỷ USD, đều tăng trưởng 13% so với cùng kỳ.

Nguồn tin này cho biết, đơn vị sản xuất màn hình Samsung Display có dự án mở rộng nhà máy tại Bắc Ninh trong nửa cuối năm nay, mục tiêu đưa vào hoạt động toàn bộ vào cuối năm hoặc chậm nhất là đầu năm sau. Các chuyên gia cho rằng một khi Samsung hoàn thành mở rộng nhà máy này, công ty sẽ có thể sản xuất 10 triệu chiếc Z Fold và 15 triệu chiếc Z Flip mỗi năm.

Quyết định mở rộng nhà máy của Samsung chủ yếu do nhu cầu thị trường tăng cao. Smartphone mẫu gập lại thế hệ thứ ba của hãng ghi nhận 920.000 đơn hàng đặt trước tại Hàn Quốc, gấp 1,8 lần so với mẫu trước đó Galaxy S21. Số lượng đặt trước cho bộ đôi Z Fold và Z Flip ở Trung Quốc thậm chí còn cao hơn với trên 1 triệu đơn. Các nguồn tin cho biết số lượng đơn hàng đặt trước ở Mỹ cũng vượt qua mẫu "đàn anh" trước đó.

"Các nhà máy sản xuất thiết bị màn hình gập của Samsung đã hoạt động hết công suất. Công ty không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở rộng các cơ sở của mình", nguồn tin thân cận cho biết doanh nghiệp Hàn Quốc có thể sẽ bổ sung thêm ba dây sản xuất nữa bên cạnh bảy dây chuyền hiện tại, điều này sẽ cho phép công ty quản lý khối lượng sản xuất linh hoạt hơn.

Nhà máy Samsung Việt Nam tại Bắc Ninh nhìn từ trên cao. Ảnh: Samsung

Đến thế hệ thứ ba, Samsung mới thành công trong việc sản xuất smartphone màn hình gập. Điện thoại màn hình gập đầu tiên của hãng, Galaxy Fold, ra mắt vào năm 2019 chỉ bán được 500.000 chiếc trên toàn cầu. Năm ngoái, công ty đã tung ra thế hệ thứ hai, Galaxy Z Fold 2 và Galaxy Z Flip, cũng đã bán được khoảng 1,5 triệu chiếc trên thế giới. Trong khi đó, chỉ với hai tháng qua, Samsung đã sản xuất hơn 3 triệu chiếc Galaxy Z Fold 3 và Z Flip 3 để đáp ứng nhu cầu tăng cao, bằng cách vận hành các nhà máy hết công suất 1,5 triệu chiếc mỗi tháng.

Công ty nghiên cứu thị trường Display Supply Chain Consultants [DSCC] đưa ra dự báo vào tháng 6 rằng, ngành công nghiệp màn hình sẽ sản xuất 8,9 triệu màn hình có thể gập lại trong năm nay. Sang tháng 8, DSCC tăng mạnh dự báo của mình lên 10,4 triệu đơn vị do nhu cầu ngày càng cao đối với các thiết bị Samsung. Con số dự báo của công ty cho năm 2022 là 16,4 triệu chiếc.

"Samsung sẽ dẫn đầu ngành công nghiệp smartphone, khi các mẫu điện thoại có thể gập lại mới trở nên quen thuộc và phổ biến hơn với người tiêu dùng toàn cầu", Kim Ji San, trưởng nhóm nghiên cứu của Kiwoom Securities cho biết.

Tại Việt Nam, Samsung có 6 nhà máy và đang xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển. Samsung đã đầu tư hơn 17,7 tỷ USD vào Việt Nam và hiện có 110.000 cán bộ, nhân viên với kim ngạch xuất khẩu trị giá hơn 56 tỷ USD năm 2020.

Trong bối cảnh dịch bệnh, từ tháng 1 tới tháng 7 vừa qua, Samsung vẫn đạt mức tăng trưởng 10% so với cùng kỳ. Đại diện Samsung Việt Nam cho biết, nếu nhà máy tại TP HCM trở lại hoạt động bình thường trong thời gian tới, doanh nghiệp này có thể vượt mục tiêu xuất khẩu của năm nay.

Dự kiến cuối năm 2022, Samsung sẽ khánh thành trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hà Nội, đóng góp vào sự phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam. Dự kiến, khoảng 3.000 kỹ sư người Việt Nam làm việc tại đây.

Tất Đạt

Báo Giáo Dục Online – Hôm nay, hãng điện tử Hàn Quốc Samsung đã chính thức khởi công dự án xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại thứ 2 tại Việt Nam trong khu công nghiệp Yên Bình, Phổ Yên, Thái Nguyên với tổng vốn đầu tư lên tới 2 tỷ USD.

Lễ khởi công xây dựng nhà máy Samsung Thái Nguyên diễn ra sáng nay, ngày 25/3.

Nhà máy Samsung Thái Nguyên [SEVT] là dự án nằm trong giai đoạn đầu tiên của tổ hợp công nghệ cao của Samsung tại khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên với mức đầu tư lên tới 3,2 tỷ USD. Tổ hợp công nghệ cao thứ 2 này bao gồm: Nhà máy sản xuất, gia công lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ cao, quy mô 2 tỷ USD; Nhà máy sản xuất, lắp ráp các bộ vi xử lý và mạch tích hợp, quy mô 1,2 tỷ USD. Ngoài ra các công ty con của Tập đoàn sẽ đầu tư thêm các nhà máy sản xuất các loại linh kiện điện và điện tử, phụ tùng các sản phẩm di động, điện tử viễn thông công nghệ cao như: máy hút bụi, máy tính xách tay, máy ảnh kỹ thuật số,…

Nhà máy SEVT với tổng diện tích 100 hecta, có công suất thiết kế 100 triệu điện thoại và các thiết bị di động mỗi năm. Đây được xem là nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất của Samsung. Theo dự kiến, nhà máy sẽ hoàn tất quá trình xây dựng, và đi vào hoạt động chuyên sản xuất điện thoại di động và các linh kiện cho điện thoại di động từ vào cuối năm 2013, sử dụng khoảng 2.000 lao động.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Phó tổng giám đốc Công ty Điện tử Samsung Vina, cho biết SEVT là một dự án được hình thành, và quyết định một cách nhanh chóng. Chỉ cuối năm ngoái, lãnh đạo Samsung mới bắt đầu tham quan địa danh Thái Nguyên nhưng với đề nghị từ Chính phủ và tỉnh Thái Nguyên, ngay sau đó Samsung đã quyết định nâng mức đầu tư vào Việt Nam bằng một dự án nhà máy thứ 2.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Lễ khởi công dự án Samsung Thái Nguyên.
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao việc Samsung xác định Việt Nam là “cứ điểm sản xuất quan trọng” và quyết định tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam.

Theo Thủ tướng, việc Samsung xây là máy sản xuất điện thoại thứ 2 tại Việt Nam sau nhà máy SEV Bắc Ninh là một quyết định có ý nghĩa chiến lược, góp phần thiết thực phát triển quan hệ Hợp tác đối tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc theo hướng đi vào chiều sâu, hiệu quả.

Tại Lễ khởi công, ông JK Shin – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Ngành Công nghệ thông tin & Truyền thông di động Samsung Electronics – cho biết: “Việc triển khai thêm dự án đầu tư tại Thái Nguyên thể hiện cam kết đầu tư lâu dài của Samsung tại Việt Nam. Thông qua các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình, cùng với sự hợp tác giúp đỡ của Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương, Samsung sẽ tiếp tục nỗ lực đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam.”

Trước đó, từ tháng 4/2009, nhà máy SEV Bắc Ninh chính thức đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 670 triệu USD, và là nhà máy sản xuất điện thoại lớn nhất trên thế giới của Samsung. Sau những thành công đáng ghi nhận của dự án đầu tư đầu tiên này, năm 2012, Samsung đã quyết định nâng tổng vốn đầu tư lên 1,5 tỷ USD, phát triển SEV thành Khu tổ hợp công nghệ cao Samsung Việt Nam [Samsung Complex Việt Nam]. Năm 2012, SEV đã xuất xưởng hơn 100 triệu sản phẩm, trong đó hơn 95% được xuất khẩu đến các thị trường EU, Trung Đông, Nga và các nước Châu Á. SEV đạt mức tăng trưởng ngoạn mục năm 2012 khi doanh thu xuất khẩu đạt 12,7 tỷ USD, đóng góp hơn 11% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, góp phần vào thành tích đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất siêu sau gần 20 năm.

Trong 2 năm qua, Samsung đã phát triển mạnh mẽ trên thị trường smartphone và di động, trở thành hãng sản xuất di động lớn nhất trên thế giới. Theo thống kê mới nhất của GFK, Samsung hiện đang chiếm 34,2% thị phần trên thị trường di động và giữ 47% thị phần trên thị trường smartphone toàn cầu.

Nguồn: Dân Trí

Video liên quan

Chủ Đề