Nhân 2 số nguyên cùng dấu luyện tập

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 90: Tính
  • Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 90: Hãy quan sát kết quả bốn tích đầu và dự đoán kết quả của hai
  • Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 90: Tính:
  • Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 91: Cho a là một số nguyên dương. Hỏi b là số nguyên dương hay nguyên âm nếu:
  • Bài 78 (trang 91 SGK Toán 6 Tập 1): Tính:
  • Bài 79 (trang 91 SGK Toán 6 Tập 1): Tính 27.(-5). Từ đó suy ra các kết quả:
  • Bài 80 (trang 91 SGK Toán 6 Tập 1): Cho a là một số nguyên âm. Hỏi b là số nguyên âm hay số nguyên dương nếu biết:
  • Bài 81 (trang 91 SGK Toán 6 Tập 1): Trong trò chơi bắn bi vào các hình tròn vẽ trên mặt đất (h.52), bạn Sơn bắn được ba viên điểm 5, một viên điểm 0 và hai viên điểm -2; bạn Dũng bắn được hai viên điểm 10, một viên điểm -2 và ba viên điểm -4. Hỏi bạn nào được điểm cao hơn?
  • Bài 82 (trang 92 SGK Toán 6 Tập 1): So sánh:
  • Bài 83 (trang 92 SGK Toán 6 Tập 1): Giá trị của biểu thức (x – 2).(x + 4) khi x = -1 là số nào trong bốn đáp số A, B, C, D dưới đây:
  • Luyện tập (Trang 92-93)
    1. Bài 84 (trang 92 SGK Toán 6 Tập 1): Điền các dấu “+”, “-” thích hợp vào ô trống:
  • Luyện tập (Trang 92-93)
    1. Bài 85 (trang 93 SGK Toán 6 Tập 1): Tính:
  • Luyện tập (Trang 92-93)
    1. Bài 86 (trang 93 SGK Toán 6 Tập 1): Điền số vào ô trống cho đúng:
  • Luyện tập (Trang 92-93)
    1. Bài 87 (trang 93 SGK Toán 6 Tập 1): Biết rằng 32 = 9. Có còn số nguyên nào khác mà bình phương của nó cũng bằng 9?
  • Luyện tập (Trang 92-93)
    1. Bài 88 (trang 93 SGK Toán 6 Tập 1):
  • Luyện tập (Trang 92-93)
    1. Bài 89 (trang 93 SGK Toán 6 Tập 1): Sử dụng máy tính bỏ túi
  • Luyện tập (Trang 92-93)
    1. Bài 89 (trang 93 SGK Toán 6 Tập 1): Sử dụng máy tính bỏ túi
  • Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

    Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

    • Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 6
    • Sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1
    • Sách Giáo Khoa Toán lớp 6 tập 2
    • Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 1
    • Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 2
    • Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 1
    • Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 2

    Sách giải toán 6 Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

    Muốn nhân hai số nguyên khác dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu $"-"$ trước kết quả nhận được.

    • Lưu ý:

    - Với mọi  $a \in \mathbb{Z}$: a . 0 = 0

    - Mỗi khi đổi dấu của một thừa số trong tích a.b thì tích đổi dấu:

    (-a) . b = a . (-b) = - ab

    Ví dụ:
    $5. (-3) = -(5.3) = -15\\ 6.(-4) = -(6.4) = -24\\ (-2).3 = - (2.3) = - 6\\ (-4).10 = -(4.10) = -40\\ 8.(-5) = -(8.5) = -40\\ 9.0 = 0.9 = 0\\$

    2. Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu:

    Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.

    Ví dụ: 

    a. Nhân hai số nguyên dương
    $2.5 = 10; 7.3 = 21\\ 6.5 = 30;  4.10 = 40$

    b.  Nhân hai số nguyên âm
    $(-4).(-25) = 4.25 = 100\\ (-3).(-4) = 3.4 = 12\\  (-3).(-5) = 3.5 = 15$

    Chú ý:

    +)  $a. 0 = 0 . a = 0$

    +) Nếu a, b cùng dấu thì $a . b=| a |. | b|$

    +) Nếu a, b khác dấu thì $a . b= - | a |. | b |$

    +) Nếu $a . b = 0$ thì $a = 0$ hoặc $b = 0$

    +) Nếu đổi dấu cả hai thừa số trong tích $a . b$ thì tích không thay đổi:

    $a . b = ( -a ). ( -b)$

    • Cách nhận biết dấu của tích:

    $(+) . (+) → (+) \\ \\ (+) . (-) → (-) \\ \\ (-) . (+) → (-)\\ \\ (-) . (-) → (+)$

    Ví dụ:

    (-4).(-5) = 4.5 = 20

    3.(-9) = -(3.9) = -27

    3. Tính chất của phép nhân số nguyên

    •    Tính chất giao hoán: Với mọi $a,b\in \mathbb{Z}:a.b=b.a$

    •    Tính chất kết hợp: Với mọi $a,b,c\in \mathbb{Z}:\left( a.b \right).c=a.\left( b.c \right)$

    •    Nhân với số 1 Với mọi $a\in \mathbb{Z}:a.1=1.a=a$

    •    Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng (và phép trừ):

    Với mọi $a,b,c\in \mathbb{Z}:a.\left( b+c \right)=a.b+a.c.$

    (Với mọi $a,b,c\in \mathbb{Z}:a.\left( b-c \right)=a.b-a.c$)

    •    Lưu ý: Trong một tích các số nguyên khác 0:

    - Tích một số chẵn thừa số nguyên âm sẽ mang dấu $"+”$.

           - Tích một số lẻ thừa số nguyên âm sẽ mang dấu $“-”$.

    Ví dụ:

    Giao hoán: 2.(-3) = (-3).2 = -6

    Kết hợp: [9.(-5)].2 = 9.[(-5).2] = 9.(-10) = -90

    Phân phối của phép nhân với phép cộng (và phép trừ):

     2.(2 + 4) = 4 + 8 = 12

    4.(7 - 3) = 28 - 12 = 16

    Chú ý:

    • Khi thực hiện phép nhân nhiều số nguyên, ta có thể dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách tùy ý.

    • Ta cũng gọi tích của n số nguyên a là lũy thừa bậc n của số nguyên a (cách đọc và ký hiệu như số tự nhiên).