Nhịn ăn 7 ngày thanh lọc cơ thể

Anh Đỗ Thiện Hưng, một chàng trai sở hữu vẻ ngoài có phần dữ dằn và thân hình khá to lớn, nhưng lại là một trong những thành viên nổi tiếng với sự vui tính, hài hước của một diễn đàn Du Lịch. Và mới đây, người đàn ông ham mê phượt này đã gây bất ngờ với bạn bè bởi ngoại hình của anh thay đổi rõ rệt. Từ người có vòng bụng to, gương mặt có đôi chút phù vì quá béo, nay anh đã sở hữu thân hình gọn gàng hơn, rắn chắc và trẻ trung hơn rất nhiều. Chia sẻ về sự thay đổi này, anh Hưng cho biết anh đã thực hiện chế độ nhịn ăn 12 ngày để thanh lọc cơ thể.


Anh Đỗ Thiện Hưng, một người đã theo đuổi phương pháp nhịn ăn 12 ngày thanh lọc cơ thể.

Để có quyết tâm thực hiện phương pháp này, theo anh Hưng thì khi ở cân nặng 73kg với chiều cao 1m69, anh nhận thấy làm việc gì cũng khó khăn và dễ mệt mỏi. Đặc biệt là khi phải ngồi xuống, đứng lên rất vướng víu, khó thở, mặc đồ thì rất xấu, béo cũng làm anh già hơn tuổi. Nhờ sự động viên của bạn bè và quyết tâm của bản thân, anh Hưng đã bắt đầu thực hiện quá trình nhịn ăn giảm cân 12 ngày. Và sau 12 ngày, anh đã giảm được 7,5 kg, vòng bụng giảm được 8cm, sức khỏe có phần tốt hơn, đầu óc cũng minh mẫn hơn.


Hình ảnh trước và sau khi giảm được 7,5kg của anh Thiện Hưng.

Trước khi bước vào quá trình nhịn ăn thanh lọc cơ thể, anh Hưng cũng đã rất cẩn thận xin ý kiến tư vấn của các chuyên gia và bác sĩ để tránh những điều không tốt xảy ra. Theo anh phương pháp này phải kết hợp với thiền và trong những ngày nhịn ăn thì chỉ uống nước chanh. Và dưới đây là nhật ký giảm cân 12 ngày của anh:


Anh Hưng thực hiện phương pháp nhịn ăn thanh lọc cơ thể 12 ngày và chỉ uống nước chanh hàng ngày.

Ngày 1: Bắt đầu nhịn ăn. Khi đó tinh thần rất cao, đến cơ quan làm việc bình thường, không có cảm giác đói.

Ngày 2: Ngủ nướng đến 9h30 mới dậy, uống nước chanh đường rồi lôi 1 số đồ điện hỏng trong nhà ra sửa chữa. Sức khỏe tốt, không có cảm giác đói và thèm ăn. 

Ngày 3: Giống ngày 2

Ngày 4: Đi lại cầu thang có cảm giác hơi mệt, có hiện tượng nhạt miệng. Không có cảm giác đói, cũng không thèm ăn [mấy chi em ở phòng ăn miến cua trước mắt mà mình ngồi lạnh lùng, không phản ứng].

Ngày 5: Vẫn cảm giác mệt nhẹ, vẫn nhạt miệng, không có cảm giác đói, thèm ăn. Cái chân bị đau do Gout nên tôi có dùng thuốc đặc trị [không biết có ảnh hưởng đến quá trình trên không nhưng đau qua ko chịu được đành phải uống].

Ngày 6: Tình hình vẫn bình thường, không cảm giác đói, không cảm giác thèm ăn. Khi nói có hiện tượng "bở hơi tai", ngồi làm việc máy tính vẫn đâu vào đấy, đầu óc minh mẫn. 

Ngày 7: Sức khỏe bình thường, có cảm giác thèm ăn vào buổi tối. Để khắc phục tình trạng này tôi thường nhấm nhấm chút soup [gia vị] trong gói mỳ gà ăn liền. Gia vị này có cả tiêu, ớt bột, hành khô… nên đánh lừa miệng, vượt qua cơn thèm.

Ngày 8: Tình hình sức khỏe vẫn bình thường, không thấy đói nhưng vẫn có cảm giác thèm ăn. Da dẻ rất mịn màng, mát mẻ. Phát hiện ra là trước khi nhịn ăn, mắt thường có hiện tượng khô và đùn gỉ ở đuôi mắt, giờ thì đã hết. 

Ngày 9: Sức khỏe bình thường, đầu óc tỉnh táo, không thấy đói, không thấy cảm giác thèm ăn.

Ngày 10: Bụng thỉnh thoảng nhâm nhẩm đau [nhưng đây là dấu hiệu bình thường của phương pháp nhịn ăn này]. Không có cảm giác đói nhưng rất thèm ăn.

Ngày 11: Như ngày thứ 10.

Ngày 12: Đi tiểu tiện nhiều, không đại tiện. Sức khỏe vẫn bình thường, không cảm giác đói nhưng rất thèm ăn. 

Ngày 13: Cứ nghĩ là sau 12 ngày nhịn ăn thì chén cái gì cũng ngon, cũng thích và sẽ ăn như hổ…Nhưng ngược lại, rất bình thản. Sáng ăn 1 bát cháo tiết, cảm giác cũng bình thường, cũng chả thấy ngon lành lắm Và từ lúc đó đến bữa trưa cũng chắng thấy hồi hộp, đợi chờ gì. Và theo phương pháp này thì đến ngày được ăn cũng chỉ nên nhấp nháp chút cháo loãng để cho cơ thể quen dần với việc tiêu hóa, không nên ăn uống nhiều như bình thường sẽ rất nguy hiểm.

Theo ThS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: "Chế độ ăn kiêng dù khoa học không có nghĩa là áp dụng đồng loạt được với tất cả mọi người, tốt với người này nhưng có thể có hại với người khác, đặc biệt với người có các bệnh lý kèm theo. Do đó, bất kể người nào khi muốn thực hiện chế độ ăn kiêng, giảm cân cần phải được khám sức khỏe tổng thể và thực hiện chế độ kiêng khoa học theo tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng".

Thời gian gần đây, cộng đồng mạng và nhiều chị em công sở đang xôn xao một phương thức giảm cân mới có tên gọi là “Nhịn ăn thanh lọc cơ thể”. Xung quanh phương pháp giảm cân này, có rất nhiều ý kiến trái chiều. Đặc biệt mới đây khi có thông tin chưa rõ ràng về một thanh niên đã qua đời vì thực hiện cách giảm cân này. Vậy những ai có thể theo đuổi việc nhịn ăn 12 ngày thanh lọc cơ thể? Và cách thức này có những mặt lợi, mặt hại gì? Những vấn đề này chúng tôi đã đưa ra trong một bài viết gần đây. Bạn có thể tham khảo tại đây.

“Nhịn ướt”, “nhịn khô” là tên gọi của hai trào lưu nhịn ăn thanh lọc cơ thể đang được không ít người theo đuổi. Với nhịn ướt, bạn sẽ bỏ hẳn thức ăn trong một vài ngày hoặc lâu hơn và vẫn uống các loại nước không chứa calo. Trong khi đó, để nhịn khô, bạn sẽ nhịn ăn và nhịn cả uống tất cả các loại nước trong nhiều ngày liên tục. Thực hiện phương pháp này, cơ thể chỉ hoạt động ở mức ít tiêu hao năng lượng nhất có thể, do đó không phù hợp với những ai đang cần làm việc.

Trong khi chưa có những bằng chứng và lập luận rõ ràng, khoa học về cơ chế và hiệu quả của việc nhịn ăn, nhịn uống dài ngày này, những tác động tiêu cực lên cơ thể lại khá rõ ràng.

Tác hại của nhịn ăn dài ngày, hay “nhịn ướt”

Ngoài mục đích nhịn ăn giảm cân, phương pháp này được tin là cho cơ thể có dịp sử dụng hết năng lượng tích trữ lâu ngày dưới dạng đường, mỡ máu, năng lượng dự trữ trong mô mỡ. Phương pháp này cũng được cho là sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa tăng cường đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể một cách toàn diện, triệt để.

Tuy nhiên, phương pháp nhịn ăn “ướt” quên rằng những quá trình này luôn diễn ra đồng thời và linh hoạt trong một cơ thể khỏe mạnh. Chỉ khi bỏ đói cơ thể đến mức độ cực đoan, những cơ chế tự điều hòa trên mới trở thành giải pháp tình thế bất đắc dĩ để cơ thể sống sót vượt qua.

Theo bác sĩ Maureen Gallagher, chuyên gia dinh dưỡng cấp cao của Tổ chức Hành động Đẩy lùi Nạn đói Toàn cầu [Action Against Hunger], cơ thể sẽ bắt đầu “ăn chính mình” khi bị bỏ đói nhiều ngày. Khi carbonhydrate và chất béo từ thức ăn và nguồn dự trữ không còn nữa, tế bào sẽ ăn protein của chính mình.

Khi tế bào phải dùng đến kho dự trữ của mình cho nhu cầu tồn tại cơ bản, các cơ quan thiết yếu như tim, phổi, buồng trứng, tinh hoàn… sẽ không được cung cấp chất dinh dưỡng nữa. Tự thực bào [tế bào tự ăn chính mình] không loại trừ tế bào cơ tim và tế bào não. Các cơ quan này đều sẽ teo nhỏ lại. Ở giai đoạn muộn của sự bỏ đói, cơ thể run tẩy, yếu ớt, nảy sinh ảo giác, thân nhiệt hạ, rối loạn nhịp tim.

Đầu những năm 2000, trong các khóa tập huấn cho lãnh đạo về dinh dưỡng khu vực châu Á, bác sĩ Hưng được giới thiệu chương trình giải độc cơ thể. Trong hàng loạt biện pháp, bà bị tò mò, thu hút bởi phương pháp nhịn ăn định kỳ và bắt đầu tìm hiểu. Sau khi dành thời gian đọc tài liệu về các liệu pháp chữa bệnh tự nhiên cũng như có dịp tiếp xúc với một vị giáo sư từng nhịn ăn để chữa bệnh, bà theo giáo sư đó để thử nghiệm nhịn ăn 7 ngày.

"Phương pháp này kết hợp nhịn ăn và thở khí công đơn giản nhưng hiệu quả. Khi mình hít thở, nén khí đúng cách, mình sẽ quên cảm giác đói", bác sĩ Hưng cho biết.Sau khi thử nghiệm, bà cảm thấy bản thân khỏe khoắn hơn.

Thở đúng cách còn quan trọng hơn ăn. Ảnh minh họa.

Theo bà Hưng, thở đúng cách còn quan trọng hơn ăn. Đa số mọi người không biết thở đúng, dẫn đến không cung cấp đủ oxy, quá trình thải độc cơ thể bị ảnh hưởng sinh ra bệnh tật.

Khi không ăn uống, không phải nhai, tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng..., cơ thể có thời gian nghỉ ngơi để lập sự quân bình. Trong chế độ ăn uống, thực phẩm ngay từ đầu nguồn đã bị ô nhiễm, không đủ dinh dưỡng, hoặc trong cách chế biến nấu nướng quá nhiều những thứ mất cân đối, khi mình không ăn thì cơ thể sẽ lập lại sự cân bằng. Nguyên lý của bệnh bây giờ là đa số chúng ta bị nhiễm độc nhưng không có thời gian giải độc.

Bà Hưng cho biết, nhịn ăn là phương pháp chữa bệnh có từ xa xưa,hướng con người đến lĩnh vực “bác sĩ tự nhiên” được chínhông tổ ngành y Hippocrates thừa nhận và áp dụng. Trong tự nhiên, những con vật khi đau ốm, bị thương cũng thường nhịn ăn để tự hồi phục.Hiện nay ở nước ngoài có những trung tâm giải độc chuyên nghiệp với chi phí rất đắt, áp dụng kết hợp nhiều liệu pháp khoa học để giải độc nhiều tầng.

"Bên trong mỗi người có một bác sĩ thực sự.Chỉ cơ thể mới có thể tự chữa lành, nhiệm vụ bác sĩ bên ngoài là hỗ trợ bác sĩ bên trong. Chẳng hạn khi đứt tay, gãy xương... bác sĩ chỉ băng bó, buộc rửa vết thương còn chính cơ thể mới có cơ chế tự chữa lành. Sự nhịn ăn nằm trong nguyên tắc đó", bác sĩ Hưng phân tích.

Khoảng 60% trọng lượng cơ thể chúng ta là dự trữ, nghĩa là khi không ăn cơ thể vẫn có dự trữ chứ không bị đói. Trung bình năng lượng dự trữ đó có thể sử dụng được trong 4 tuần lễ, ít hoặc nhiều hơn tùy từng người. Thông thườngphải mất trên 60% trọng lượng cơ thể mới nguy hiểm tính mạng.

Kể cả những người chết đói khi mổ tử thi thấy tim, não không bị "ăn". Tức là cơ thể biết cách nhận biết những bộ phận quan trọng và nó chỉ chọn những bộ phận không quan trọng, không cần thiết để "ăn", ví dụ mỡ dư thừa, mỡ trong các mạch máu, mụn cóc, các tế bào ung nhọt, già cỗi... Sau đợt nhịn ăn, tế bào sẽ được tái sinh, trẻ hóa, hệ miễn dịch được làm mới.

Bà Hưng khuyến cáo, chỉ nên áp dụng phương pháp nhịn ăn khi thực sự có hiểu biết, có niềm tin. Tùy từng người một mà có số ngày nhịn ăn, cách thở hợp lý. Sau khi nhịn ăn thì ăn uống trở lại như thế nào cho khoa học cũng rất quan trọng.

"Lần đầu tiên nhịn ăn để an toàn thì cần phải có hướng dẫn, còn những lần sau thì có thể tự thực hiện. Cơ thể mỗi người có những biểu hiện thải chất độc khác nhau nên cần phải tìm hiểu toàn bộ quy trình trước khi thực hiện. Cần có sự hỗ trợ của chính những người đã trực tiếp trải nghiệm thành công để giúp mình có kiến thức, ý chí", bà Hưng phân tích.

Từng là bác sĩ Nhi khoa nhưng sau đó bà Hưng chuyển qua lĩnh vực dinh dưỡng vì thích các liệu pháp chữa trị tự nhiên, trao quyền cho người bệnh. Nếu bệnh nhân hoàn toàn phụ thuộc vào bác sĩ, bệnh viện, mất quyền kiểm soát với chính sức khỏe của mình thì sẽ không giải quyết được tận gốc vấn đề.

Khi về hưu, bà Hưng tham gia giảng dạy tại Trung tâm giá trị sống TP HCM, tổ chức các khóa học miễn phí giáo dục kỹ năng, giúp cộng đồng hướng đếncác giá trị sống tốt đẹp, dịu bớt đi những khổ đau, vết thương trong tâm hồn và tìm thấy hạnh phúc thật sự trong cuộc sống.Các khóa học khoảng trời bình yên cho người bận rộn, chiến thắng giận dữ, quý trọng bản thân, lãnh đạo từ bên trong, sống không stress, giải độc thân tâm... của trung tâm hướng đến mục tiêu làm giàu thế giới nội tâm để ngăn ngừa bệnh tật.

Bác sĩ Hưng cho biết, việc lâu lâu nhịn ăn giải độc cơ thể thì rất tốt nhưng đó cũng chỉ là phương pháp cấp tốc. Điều quan trọng lâu dài là phải giữ cho bản thân không bị đầu độc bằng các suy nghĩ, hành động tiêu cực. Phương pháp của bà bây giờ là chú trọng từng bữa ăn, phải thanh khiết cả về dinh dưỡng, cách nấu nướng lẫn "thức ăn" cho tâm trí. Cuộc sống hiện đại,bản thân mỗi người đầu độc cơ thể bằng rất nhiều chất độc trong suy nghĩ, thức ăn.Mỗi người cần lắng nghe cơ thể, rèn luyện ý thức bằng các suy nghĩ tích cực, giữ sự bình yên cho tâm hồn để giải độc thân và tâm.

Lê Phương

Video liên quan

Chủ Đề