Nồng độ estrogen trong chu kỳ kinh nguyệt

Xét nghiệm LH là một xét nghiệm để đánh giá sự hoạt động của hệ thống sinh sản cơ thể nam và nữ. Vậy thông qua xét nghiệm này, chúng ta có thể biết được những gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về xét nghiệm này để bạn đọc tham khảo.

1. Cùng tìm hiểu về hormone LH

LH (Luteinizing hormone) là hormone sinh dục được sản xuất bởi tuyến yên của cơ thể. Nồng độ LH có sự liên quan chặt chẽ với khả năng sinh sản của con người, đóng vai trò quan trọng trong sự hoạt động của buồng trứng ở nữ giới và tinh hoàn ở nam giới.

Tuyến yên sản xuất LH theo từng thời điểm, thời gian bán hủy ngắn, chính vì vậy mà nồng độ LH cũng sẽ thay đổi và không ổn định. Sự bài tiết LH chịu sự điều hòa của hormon vùng dưới đồi và các hormone sinh dục như testosterone, estrogen, progesterone.

Hình 1: LH được tiết ra từ thùy trước tuyến yên.

Ở nữ giới: LH có tác dụng kích thích buồng trứng sản sinh ra estradiol. Đến thời điểm giữa chu kỳ nồng độ LH tăng cao đạt đỉnh, quá trình rụng trứng sẽ xảy ra. Nếu trứng tiếp tục được thụ tinh, LH sẽ kích thích hoàng thể sản sinh ra progesterone để duy trì thai kỳ phát triển.

Ở nam giới: LH kích thích tế bào Leydig trong tinh hoàn sản sinh ra testosterone. Hormone này sẽ kích thích sự sản sinh tinh trùng và làm rõ nét các đặc điểm dậy thì ở nam giới như tóc và lông phát triển, vỡ giọng,...

Đối với phụ nữ mang thai, nếu thấy những dấu hiệu bất thường trong thai kỳ thì nên đi kiểm tra xét nghiệm LH sớm để xác định tình trạng sức khỏe bản thân và đảm bảo an toàn cho bé.

2. Xét nghiệm LH có vai trò như thế nào đối với sức khỏe sinh sản?

Nồng độ LH ở người trưởng thành thay đổi theo giới nam và nữ. Đặc biệt, nồng độ LH ở nữ giới còn thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt:

- Nam giới: 1,7 - 8,6 mIU/mL.

- Giai đoạn thể nang: 2.4 - 12.6 mIU/mL.

- Đỉnh rụng trứng: 14.0 - 95.6 mIU/ml.

- Giai đoạn hoàng thể 1.0 - 11.4 mIU/mL.

- Giai đoạn mãn kinh: 7.7 - 58.5 mIU/mL.

Hormone LH là một thành phần quan trọng trong trục nội tiết sinh sản từ tuyến sinh dục (buồng trứng ở nữ giới và tinh hoàn ở nam giới) tới tuyến yên và vùng dưới đồi. Do đó, khi có những bất thường về nồng độ LH cũng chứng tỏ các cơ quan trên đang gặp vấn đề.

Khi nồng độ LH tăng quá cao:

Sự tăng LH quá mức có thể coi là dấu hiệu cảnh báo vô sinh. LH cao có thể do tinh hoàn giảm sản xuất testosterone hoặc buồng trứng giảm sản xuất steroid. Tình trạng này thường gặp khi bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm hoặc suy tinh hoàn sớm.

Nồng độ LH tăng cao cũng cảnh báo nguy cơ mắc buồng trứng đa nang. Đây là một hội chứng khá phổ biến ở phụ nữ và gây giảm chức năng sinh sản.

Bên cạnh đó, LH cao cũng là dấu hiệu nghi ngờ mắc các bệnh lý di truyền như hội chứng Klinefelter ở nam giới và hội chứng Turner ở nữ giới.

Khi nồng độ LH quá thấp:

Nếu nồng độ LH quá thấp sẽ ảnh hưởng đến chức năng của tinh hoàn và buồng trứng. Hàm lượng không đủ dẫn đến việc giảm kích thích sản sinh ra các hormone sinh dục. Từ đó có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì và khó thụ tinh.

Phụ nữ nếu nồng độ LH quá thấp dẫn đến việc khó rụng trứng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, vô kinh.

Hình 2: Nồng độ LH thấp có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Nam giới nếu LH thấp sẽ không thể kích thích sản sinh tinh trùng, thậm chí bị vô sinh.

Do đó, xét nghiệm hormone LH lại càng đóng vai trò quan trọng đối với các cặp vợ chồng muốn kiểm tra sức khỏe sinh sản của mình. Xét nghiệm LH cũng được tiến hành trẻ bước vào tuổi dậy thì không như mong đợi: dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn. Nồng độ LH thấp là nguyên nhân dậy thì muộn, và khi nồng độ này ở mức độ cao gây ra dậy thì sớm. Dấu hiệu dậy thì sớm bao gồm bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt, phát triển vú và lông mu ở con gái; tăng trưởng dương vật và tinh hoàn ở con trai.

3. Nên đi làm xét nghiệm LH vào thời điểm nào là tốt nhất?

Đối với nam giới, xét nghiệm được tiến hành bất kể khi nào bạn muốn kiểm tra sức khỏe sinh sản của mình hoặc kiểm tra các vấn đề liên quan tới tuyến yên - vùng dưới đồi. đối với nữ giới, nồng độ LH trong máu có thể thay đổi tùy từng giai đoạn, do đó, thông thường các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện xét nghiệm này vào ngày thứ 2 - 3 của chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm đồng thời xét nghiệm hormon FSH và LH như:

- Phụ nữ bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc mất kinh, tắc kinh.

- Nam giới bị giảm ham muốn tình dục, xét nghiệm thấy nồng độ testosterone thấp hơn so với bình thường.

- Người bị rối loạn tuyến yên như: cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, yếu cơ,...

- Các cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn mong muốn có thai. Khi đó bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành xét nghiệm FSH và LH để xác định chính xác thời điểm rụng trứng.

Hình 3: Các cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn được khuyên nên làm xét nghiệm LH.

- Các trường hợp trẻ bị dậy thì sớm hoặc muộn.

4. Tiến hành xét nghiệm LH như nào và ở đâu ?

Hiện nay cách để kiểm tra nồng độ LH nhanh và chính xác nhất đó chính là xét nghiệm máu. Bạn không cần phải chuẩn bị quá nhiều trước khi tiến hành xét nghiệm. Nếu có điều gì cần chú ý, các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ thông báo trước cho bạn.

Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện xét nghiệm LH nói riêng và tất cả các xét nghiệm khác nói chung. Việc lấy máu xét nghiệm diễn ra đơn giản, nhanh chóng và không gây ảnh hưởng gì quá lớn. Quy trình thực hiện phân tích được đảm bảo chất lượng và kiểm soát kết quả trước khi trả cho khách hàng.

Hình 4: Lấy máu xét nghiệm đơn giản, nhanh chóng tại MEDLATEC.

Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại được vận hành bởi đội ngũ y bác sỹ chuyên môn cao và tận tâm với nghề, chắc chắn mang lại sự tin tưởng và hài lòng cho quý khách.

Đến với MEDLATEC, bạn có thể yên tâm về chi phí khám chữa bệnh bởi tất cả thông tin đều sẽ được công khai trên bảng giá và website bệnh viện. Đặc biệt MEDLATEC sẽ bảo lãnh viện phí cho khách hàng có thẻ bảo hiểm ở các đơn vị sau: Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm Liberty, Công ty dịch vụ Nam Á, Bảo hiểm Dầu khí PVI, Bảo hiểm Quân đội MIC, Bảo hiểm BIDV,... Lưu ý chương trình chỉ áp dụng với những khách hàng sử dụng dịch vụ y tế tại 2 cơ sở là:

- Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tại 42 - 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.

- Phòng khám Đa khoa MEDLATEC tại 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.

Mọi thông tin thắc mắc quý khách có thể liên hệ tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Phụ nữ khi bước vào tuổi dậy thì sẽ bắt đầu xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng. Kinh nguyệt có vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản nên chị em cần chủ động trang bị kiến thức để theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe. Những thông tin cơ bản nhất về chu kỳ kinh nguyệt sẽ được MEDLATEC cung cấp qua bài viết dưới đây.

1. Bạn biết gì về chu kỳ kinh nguyệt?

chu kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi về mặt sinh lý được điều hành bởi hệ hormone sinh dục ở cơ thể của nữ giới. Kinh nguyệt xuất hiện khi nữ giới bắt đầu bước vào tuổi dậy thì và diễn ra đều đặn hàng tháng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển của nữ giới.

Kinh nguyệt sẽ xuất hiện đều đặn kể từ khi nữ giới bước vào tuổi dậy thì

Kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi hormone sinh dục của người phụ nữ. Trong mỗi chu kỳ hành kinh, cơ thể người phụ nữ sẽ rụng từ 1 - 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Lúc này, một số bộ phận khác của cơ quan sinh dục sẽ phối hợp làm việc: nội mạc sẽ bao phủ toàn bộ tử cung và xây dựng theo dạng đồng bộ hóa để sẵn sàng làm tổ cho trứng được thụ tinh và hình thành bào thai. Trong trường hợp trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, lớp nội mạc sẽ không cần thực hiện chức năng làm tổ cho trứng. Khi đó, lớp nội mạc sẽ bong ra và chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bắt đầu.

Như vậy, nếu kinh nguyệt xuất hiện hàng tháng tức là bạn không có thai. Một chu kỳ ở nữ giới thường sẽ diễn ra từ 3 - 7 ngày tùy từng người. Khoảng thời gian giữa các chu kỳ cách nhau từ 28 - 30 ngày, một số trường hợp có thể cách nhau đến 35 ngày. Nếu chu kỳ diễn ra quá ngắn hoặc dài hơn bình thường, có thể là do tình trạng sức khỏe của bạn không được ổn định và cần tới gặp bác sĩ.

2. Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người bắt đầu từ khi bước vào tuổi dậy thì (khoảng 12 - 17 tuổi) cho tới khi hết độ tuổi mãn kinh (khoảng 45 - 55 tuổi). Một chu kỳ kinh hành kinh gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn kinh nguyệt:

Đây chính là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh. Nó còn được gọi là giai đoạn hành kinh. Giai đoạn này xảy ra khi trứng ở chu kỳ trước không được thụ tinh hoặc quá trình mang thai không xảy ra. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra và rời khỏi cơ thể thông qua âm đạo, nồng độ Estrogen và Progesterone giảm xuống, trứng sẽ được giải phóng ra ngoài kèm theo đó là máu, chất nhầy, niêm mạc tử cung và hình thành nên kinh nguyệt.

Ở giai đoạn này, cơ thể bạn có thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: đau bụng kinh, đau tức ngực, đau nhức lưng dưới, đau đầu, dễ nóng giận, tâm trạng thất thường,… Đây là những dấu hiệu báo hiệu giai đoạn hành kinh.

Thông thường, một giai đoạn hành kinh kéo dài từ 3 - 7 ngày nhưng có nhiều người có thể có chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn.

Có nhiều bạn nữ bị đau bụng dưới khi đến giai đoạn hành kinh

Giai đoạn nang trứng:

Giai đoạn này xảy ra song song với giai đoạn hành kinh. Giai đoạn nang trứng bắt đầu khi ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt diễn ra và kết thúc khi rụng trứng.

Tuyến yên sẽ được nhận tín hiệu để giải phóng hormone kích thích nang trứng. Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất từ 5 - 20 nang nhỏ, mỗi nang sẽ có một quả trứng chưa trưởng thành. Số trứng không trưởng thành còn lại sẽ được tái hấp thụ vào cơ thể.

Các nang trứng trưởng thành làm thay đổi nồng độ Estrogen và làm dày niêm mạc tử cung để tạo ra một môi trường giàu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thụ thai và hình thành bào thai.

Giai đoạn rụng trứng:

Đây là giai đoạn duy nhất trong chu kỳ mà bạn có thể mang thai. Khi buồng trứng giải phóng một quả trứng trưởng thành, trứng sẽ di chuyển về phía ống dẫn trứng đến tử cung và được thụ tinh bởi tinh trùng.

Quá trình rụng trứng xảy ra vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Trong vòng 24h, khả năng mang thai sẽ diễn ra. Trong thời gian này, nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết hoặc tan ra ở bên trong cơ thể.

Dựa vào hình bạn có thể xác định được thời gian hành kinh và thời gian rụng trứng trong chu kỳ

Giai đoạn hoàng thể:

Giai đoạn này xảy ra khi nang trứng giải phóng trứng. Khi đó, cơ thể giải phóng hormone Progesterone và một số Estrogen. Nồng độ hormone này tăng cao giúp cho niêm mạc tử cung dày lên và sẵn sàng cho quá trình thụ tinh tiếp theo.

Trong trường hợp quá trình thụ tinh xảy ra, hormone gonadotropin sẽ duy trì hoàng thể và giữ cho niêm mạc tử cung dày lên, đảm bảo sự an toàn khi mang thai.

Trong trường hợp không mang thai, hoàng thể co lại và tái hấp thụ vào cơ thể. Nồng độ Estrogen và Progesterone giảm, chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ bắt đầu. Khi đó, lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra kèm theo máu, trứng và các chất dịch trong âm đạo tạo thành kinh nguyệt. Giai đoạn hoàng thể thường kéo dài từ 11 - 17 ngày. Nếu không mang thai, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Cụ thể như:

  • Ngực bị sưng đau.

  • Tâm trạng bị thất thường.

  • Bị chướng bụng, đầy hơi.

  • Khó ngủ, mất ngủ.

  • Ham muốn tình dục bị thay đổi.

  • Thèm ăn.

3. Bí quyết tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản nhất

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt rất có ích bởi nó sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng cơ thể của chính mình. Để tính chu kỳ hành kinh, bạn cần thực hiện một số bước sau:

  • Đầu tiên, bạn hãy đánh dấu ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của tháng này.

  • Tiếp theo, theo dõi liên tục ngày bắt đầu của chu kỳ tiếp theo và tiếp tục đánh dấu.

  • Khoảng cách các ngày giữa hai chu kỳ vừa ghi nhớ chính là thời gian kỳ kinh nguyệt của bạn.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt giúp kiểm soát sức khỏe của chính mình

Hiện nay có nhiều ứng dụng theo dõi thời gian hành kinh. Bạn có thể tải những ứng dụng này về máy và nhập ngày bắt đầu kỳ hành kinh của tháng đó, ứng dụng sẽ tự động tính theo chu kỳ cho bạn. Bên cạnh đó, những ứng dụng này còn có thể cập nhật những triệu chứng của chu kỳ hành kinh của người dùng dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp.

Trong cuộc sống, có một số yếu tố làm rối loạn chu kỳ hành kinh như: căng thẳng áp lực, mệt mỏi hoặc thói quen sinh hoạt bị thay đổi. Chính vì thế, bạn cần theo dõi và tính toán chu kỳ kinh nguyệt của mình trong 3 - 4 tháng liên tiếp để kiểm soát chu kỳ của mình.

Như vậy, mỗi chị em phụ nữ cần chủ động tìm hiểu những kiến thức cơ bản về chu kỳ kinh nguyệt để biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính mình. Hy vọng bài viết trên đã trang bị cho bạn những hiểu biết về vấn đề này.