Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ

Có thể nói trong tiêng việt các biện pháp tu từ được sử dụng rất nhiều và nó rất hữu ích trong cuộc sống của chúng ta để có thể so sánh, nhân hóa, nói giảm nói tránh… Vậy để bạn đọc hiểu rõ hơn về các biện pháp tu từ này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về nội dung ” Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ? Tác dụng là gì?” Hi vọng các nội dung này sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức tổng quát hơn.

Biện pháp tu từ là gì?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu hoặc cả đoạn văn bản) theo ngữ cảnh nhằm mục đích tăng tính gợi hình, gợi cảm diễn đạt. Qua đó tạo ấn tượng cho những người đọc hình dung rõ nét về hình ảnh, cảm nhận cảm xúc chân thực.

Trong tiếng Việt, biện pháp tu từ rất đa dạng, phong phú và được sử dụng để tăng tính thẩm mĩ, tạp dấu ấn riêng cho mỗi tác phẩm. Tác giả có thể dùng một hoặc kết hợp nhiều biện pháp tu từ khác nhau để biểu đạt, bày tỏ cảm xúc của mình.

Biện pháp tu từ hay còn được gọi là biện pháp nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ nào đó như từ, câu, văn bản… trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ra ấn tượng với người đọc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện.

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ tiếng anh là gì?

Biện pháp tu từ tiếng anh là ” Measures rhetoric

Biện pháp tu từ gồm 2 loại biện pháp tu từ về câu hoặc theo cấu trúc và được thể hiện theo các dạng như sau:

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ so sánh

Là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc hay hiện tượng khác có đặc điểm, tính chất tương đồng nhằm tăng tính gợi hình gợi cảm cho biểu đạt. Qua đó giúp người đọc dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc được nhắc đến và miêu tả một cách cụ thể sinh động.

Biện pháp tu từ so sánh thường được áp dụng nhiều trong truyện ngắn, tiểu thuyết hay thơ ca và được chia thành hai dạng:

+ So sánh ngang bằng: Ví dụ: Tóc đen như gỗ mun

+ So sánh không ngang bằng: Những ngôi sao thức ngoài kia, chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Trong câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh gồm 2 sự vật có điểm tương đồng và thường sử dụng các từ so sánh như (như, giống như, không bằng, cặp từ bao nhiêu… bấy nhiêu).

Biện pháp tu từ nhân hóa

Nhân hóa là sử dụng những từ ngữ vốn được gọi, tả về con người để tả hoặc gọi con vật, đồ vật hay cây cối trở nên gần gũi, thân thuộc và biểu thị suy nghĩ, tình cảm của con người. Tu từ nhân hóa cũng giúp cho lời văn thơ tăng tính biểu cảm, đối tượng hiện ra gần gũi, sinh động và có hồn hơn.

Biện pháp tu từ nhân hóa

Để làm được bài tập về tu từ nhân hóa, các bạn cần phân biệt được các dạng này như sau:

+ Dùng từ ngữ chỉ người để gọi vật. Ví dụ Chú gà trống, chị ông Nâu, ông Mặt trời…

+ Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động con người để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật. Ví dụ: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận,

Biện pháp tu từ ẩn dụ

Ẩn dụ là tu từ gọi tên sự vật sự việc này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng, đặc điểm chung với nó. Cách diễn đạt hàm súc, có tính biểu đạt cao, cô động gợi những liên tưởng sâu sắc. Biện pháp tu từ ẩn dụ gồm 4 loại với những ví dụ minh hoạt như sau:

+ Ẩn dụ hình thức: Người viết hoặc người nói giấu đi một phần ý nghĩa dựa trên nét tương đồng về hình thức.

Ví dụ: “Về thăm quê Bác làng Sen/ Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng“. Thắp và nở đều có điểm chung về hình thức thức chỉ sự phát triển, tạo thành . Thắp là ẩn dụ cách thức chỉ hoa râm bụt nở hoa.

+ Ẩn dụ cách thức: Gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có nét tương đồng về cách thức. Ví dụ: “Uống nước nhớ nguồn”.

+ Ẩn dụ về phẩm chất: Tương đông về phẩm chất. Ví dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền“

Trong phép ẩn dụ này, thuyền chỉ người con trai và bến là người con gái vì chúng đều có điểm chung về phẩm chất. Ẩn dụ chuyển đỏi cảm giác: Miêu tả tính chất, đặc điểm sự vật được nhận biết bằng giác quan này những được miêu tả qua từ ngữ dùng cho các giác quan khác. Ví dụ: “Ngày ngày đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.

Biện pháp tu từ hoán dụ

Là biện pháp tu từ gọi tên các khái niệm, sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho cách diễn đạt. Các dạng tu từ hoán dụ thường được chia thành 4 loại gồm: Lấy một bộ phận chỉ toàn thể, lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu sự vật để chỉ sự vật, lấy cái cụ thể để làm rõ cái trừu tượng.

Ngoài ra, còn có rất nhiều loại biện pháp tu từ khác như: Nói quá; Nói giảm nói tránh; Điệp từ, điệp ngữ; Chơi chữ, Tương phản hay Liệt kê và rất nhiều biện pháp tu từ khác. Cách phân biệt các tu từ này không quá khó khăn mà chỉ học theo kiến thức sách giáo khoa là chúng ta có thể làm được.

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ liệt kê

Liệt kê là một biện pháp rất phổ biến trong giao tiếp hàng ngày với các tác phẩm nghệ thuật, tác phẩm văn học và nhiều loại văn bản khác. Phép liệt kê được hiểu là sự sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hoặc cụm từ giống nhau để thể hiện đầy đủ và sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hoặc những biểu hiện của suy nghĩ, tình cảm.

Ví dụ: Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng vĩ đại của dân tộc, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân và cả non sông, đất nước ta.

Trong câu trên, tác giả đã sử dụng phép liệt kê để nói lên công lao của chủ tịch Hồ đối với đất nước ta. Các từ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông, đất nước ta đã được liệt kê nhằm tăng hiệu quả biểu cảm đồng thời rất ngắn gọn, súc tích rất thu hút người đọc.

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ

Khi dùng biện pháp tu từ thay cho cách diễn đạt thông thường, việc sử dụng các biện pháp tu từ giúp tạo nên các giá trị đặc biệt trong cách biểu đạt, biểu cảm. Bên cạnh đó, hình ảnh của sự vật, hiện tượng hiện lên cụ thể, rõ ràng hơn và sinh động đơn. Trong các tác phẩm văn học, biện pháp tu từ được sử dụng để tăng tính nghệ thuật cho tác phẩm. Do những tác dụng như trên mà biện pháp tu từ có ý nghĩa rất lớn đối với văn học và trong cách diễn đạt của cuộc sống thường ngày.

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho con người, cảnh vật và thiên nhiên.

+ Thu hút người đọc, người nghe.

+ Thể hiện sự đa dạng, độc đáo về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt.

+ Giúp người đọc, người nghe dễ nhớ và tạo ấn tượng cho người đọc.

+ Thể hiện tâm tư, tình cảm, cảm xúc, nguyện vọng của tác giả.

Bài viết cung cấp cách viết bài phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn thơ, đoạn văn giúp các bạn học sinh rèn luyện tốt kỹ năng nghị luận văn học.

Phân tích biện pháp tu từ trong đoạn thơ, đoạn văn

A. Cách làm chung

1. Mở đoạn

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, câu thơ, đoạn thơ (câu văn, đoạn văn) cần phân tích tác dụng của biện pháp tu từ. (Nghĩa là trả lời cho câu hỏi: Câu thơ, đoạn thơ (câu văn, đoạn văn) đó nằm trong văn bản nào, của tác giả nào?)

– Giới thiệu, gọi tên các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ, đoạn thơ (câu văn, đoạn văn).

– Nêu cảm nhận chung.

Ví dụ: Cảm nhận của em về cái hay trong cách sử dụng các biện pháp tu từ ở hai câu đầu bài Cảnh khuya.

Tham khảo:

Cách 1: Trong hai câu đầu của bài “Cảnh khuya”, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp so sánh và điệp ngữ thật đặc sắc và ý nghĩa.

Cách 2: Trong văn bản “Cảnh khuya”, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng các biện pháp so sánh, điệp ngữ đặc sắc, giàu ý nghĩa ở hai câu đầu.

Cách 3: Trong văn bản “Cảnh khuya”, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng các biện pháp so sánh, điệp ngữ đặc sắc, giàu ý nghĩa để miêu tả vẻ đẹp bức tranh cảnh khuya núi rừng Việt Bắc ở hai câu đầu.

2. Thân đoạn: Gồm các bước:

a. Bước 1: Chỉ ra biểu hiện cụ thể của phép tu từ. Nghĩa là chỉ rõ, biện pháp tu từ đó đó được tác giả sử dụng như thế nào trong câu thơ, đoạn thơ.

Chẳng hạn:

          + Nếu là so sánh thì so sánh cái gì với nhau?

          + Nếu là ẩn dụ thì phải chỉ ra được hình ảnh ẩn dụ là hình ảnh nào?

          + Nếu là nhân hóa thì cái gì được nhân hóa?

          + Nếu là điệp từ thì phải chỉ ra là điệp từ nào? Điệp bao nhiêu lần?

Ví dụ: Với đề trên

– So sánh: Tiếng suối – tiếng hát

– Điệp từ “lồng”

b. Bước 2: Nêu rõ tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó

* Dựa vào đặc điểm của các biện pháp tu từ để nêu tác dụng

Chẳng hạn:

+ Nếu là so sánh, thì phải chỉ rõ

          Giá trị gợi hình: Hình ảnh so sánh giúp người đọc có sự hình dung như thế nào?

          Giá trị gợi cảm: Từ hình ảnh so sánh, người viết đã bày tỏ thái độ và tình cảm gì?

+ Nếu là nhân hóa:

          Làm cho sự vật vô tri, vô giác bỗng trở nên gần gũi, quen thuộc, sống động, có hồn, có cảm xúc

          Thể hiện tình cảm của người viết một cách sâu sắc và tế nhị

+ Nếu là điệp từ: nhấn mạnh, làm nổi bật sự vật, tính chất, đặc điểm của sự vật.

Lưu ý: nếu đoạn văn, đoạn thơ sư dụng nhiều biện pháp nghệ thuật thì:

+ Lần lượt chỉ ra và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của từng biện pháp

+ Khái quát hiệu quả chung của các biện pháp nghệ thuật đó trong toàn đoạn

Ví dụ: Đối với đề trên, có thể chỉ ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật như sau:

+ Biện pháp so sánh: Tiếng suối như tiếng hát

Cách so sánh này giúp ta hình dung được: âm thanh tiếng suối từ xa vọng lại êm ái, trong trẻo, ngọt ngào như tiếng hát của con người.

 Đọc câu thơ, người đọc như cảm nhận được, tiếng suối vô hồn, lạnh lẽo bỗng trở nên sống động, có hồn.

 So sánh kết hợp với nghệ thuật lấy động tả tĩnh làm nổi bật sự yên tĩnh, vẻ đẹp tĩnh lặng của đêm trăng rừng. Tiếng suối được ví như tiếng hát cho thấy con người là trung tâm của bức tranh thiên nhiên. Không gian chìm trong yên tĩnh mà vẫn mang hơi ấm của con người, vẫn ấm tiếng người, tiếng hát. Làm cho cảnh núi rừng đêm khuya mà xiết bao gần gũi, yêu thương, đêm chiến khu mà bình yên quá đỗi.

=> Như vậy, chỉ bằng biện pháp so sánh ở câu thơ đầu, Hồ Chí Minh đã gợi vẻ đẹp đêm trăng rừng Việt Bắc qua ấn tượng âm thanh.

+Điệp từ: Từ lồng được nhắc lại 3 lần trong một câu thơ

 Giúp ta hình dung: ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ lồng vào những bông hoa hay ánh trăng lồng vào cổ thụ, bóng cổ thụ in hình xuống mặt đất như những bông hoa xinh xắn tạo nên bức tranh trăng lung linh, huyền ảo.

Điệp từ “lồng” có tác dụng làm cho cảnh vật đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối lung linh ánh sáng. Nét đậm là dáng hình cổ thụ trên cao lấp lánh ánh sáng, nét nhạt là bóng cây là lung linh xao động trên mặt đất.

Điệp từ “lồng” còn có tác dụng, làm cho ba vật thể (Trăng, cổ thụ, hoa) vốn dĩ cách xa nhau đan cài quấn quýt, hoà quyện vào nhau, soi sáng cho nhau rất hữu tình.

Lưu ý: nếu người đưa ra đoạn văn, đoạn thơ là một nhân vật trong tác phẩm thì sau khi phân tích xong tác dụng, phải chỉ ra tình cảm của người đó trước khi đánh giá tác giả.

c. Bước 3: Đánh giá tác giả: tài năng và tấm lòng.

Ví dụ: Với đề trên

– Tài năng: Các biện pháp tu từ đó góp phần tạo nên bức tranh trăng đêm rừng Việt bắc rất đẹp, nên thơ, lung linh ánh sáng.

– Tấm lòng: Qua đó cho thấy tâm hồn nhà thơ- tâm hồn thi sĩ nhạy cảm với cái đẹp và có tình yêu thiên nhiên say đắm.

3. Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ của em về biện pháp tu từ được sử dụng.

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ

Một số bài tập về biện pháp tu từ có lời giải

Đề bài :Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau:
1. Trăm năm đành lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ con đò khác đưa

2. Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

3. Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông

4. Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

5. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào

6. Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

Bắp chân đầu gối vẫn săn gân

7. Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

8. Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

9. Về thăm nhà Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng

10. Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

11. Đầu xanh đã tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

12. Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn liền với thị thành đứng lên

ĐÁP ÁN:

1. Bài ca dao đã sử dụng những hình ảnh ẩn dụ ” cây đa, bến cũ, con đò” . Trong đó “cây đa”, “bến cũ” là những vật đứng yên,” con đò” là vật thường xuyên di chuyển, chúng dùng để biểu hiện nỗi buồn của đôi trai gái khi phải xa nhau.

2. Ẩn dụ : thuyền, bến Thuyền: là vật thường xuyên thay đổi ->> biểu tượng cho người con trai ( tình cảm dễ đổi thay ) Bến : vật cố định ->> tình cảm thủy chung của người con gái

Cách nói ẩn dụ là cho câu ca thêm tế nhị, phù hợp với việc bày tỏ nỗi nhớ, tình cảm thủy chung của người con gái

3. Ẩn dụ : lửa lựu ,chỉ hoa lựu nở nhiều, đỏ rực như những đốm lửa. Cách nói ẩn dụ làm cho bức tranh trở nên sinh động, rực rỡ sắc màu, hoa lựu không chỉ có màu, mà còn có độ sáng, độ nóng. Điệp phụ âm đầu “L” trong các từ ” lửa lựu lập lòe ” làm cho câu thơ có sức tạo hình .

4.Hình ảnh ẩn dụ ” giọt long lanh ” có thể hiệu là giọt sương , giọt nắng , giọt mưa xuân … Đó chính là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện được kết tủa lại . Sự chuyển đổi cảm giác rất sáng tạo độc đáo của tác giả . Từ tiếng hót của loài chim mà ông cảm nhận bằng thính giác giờ đây trở thành giọt long lanh rơi mà ông đã trông thấy chúng sắp rơi xuống .

5. Hoán dụ : Thôn đoài , thôn Đông : lấy địa danh để chỉ người sống ở địa danh đó Cau , trầu : Ẩn dụ chỉ người con trai và người con gái

Cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ, hán dụ rất phù hợp với lối nói bóng gió, xa xôi, tế nhị của tình yêu.

6.Hoán dụ : bắp chân, đầu gối : chỉ người/ ý chí của người
Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa cái toàn thể và các bộ phận bên trong

7. Điệp ngữ : Khăn thương nhớ ai
Hán dụ “khăn : chỉ người cọn gái Tác dụng của biện pháp tu từ: bộc lộ nỗi niềm thương nhớ một cách kín đáo , tế nhị nhưng không kém phần mãnh liệt của cô gái

8.Hoán dụ : “Áo chàm” chỉ đồng bào  Việt Bắc

9. Lửa : ẩn dụ chỉ hoa dâm bụt
Cách nói ẩn dụ khắc họa vẻ đẹp của hoa dâm bụt : đỏ, rực rỡ, đầy sức sống…

10. Hoán dụ : bàn tay ->> chỉ người/ sức lao động, ý chí của con người

11. Hoán dụ : Đầu xanh : chỉ người còn trẻ

Má hồng : người con gái đẹp

12. Hoán dụ : Áo nâu: người nông dân

Áo xanh : người công nhân