Phật giáo bắc tông là gì năm 2024

Phật giáo Bắc Tông ở Việt Nam có 3 tông phái chính là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông, trong đó Thiền Tông có lịch sử bắt đầu từ thế kỷ thứ VI ở Việt Nam với 7 tông phái chính có tầm ảnh hưởng rộng rãi hơn cả đến đời sống xã hội và văn hóa Việt.

Nguyễn Đình Hòe - VACNE

và Lương Ngọc Bích - trường Cao Đẳng Kinh tế Du lịch Kiên Giang

Phật giáo bắc tông là gì năm 2024

Yên Tử - Quê hương của Trúc Lâm Thiền tông

1.Sơ lược lịch sử Phật giáo Việt Nam

Phật giáo Việt Nam được bản địa hóa ngay khi du nhập từ Ấn Độ vào Việt Nam, do đó mang những đặc điểm khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế giới. Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Hiện vẫn chưa định được chính xác thời điểm đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam. Có ý kiến cho rằng đạo Phật vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ 3 đến thế kỉ thứ 2 TCN, căn cứ vào truyện "Nhất Dạ Trạch" trong tập Lĩnh Nam trích quái kể lại việc Chử Đồng Tử được học đạo Phật với một nhà sư tên là Phật Quang. Nếu đúng như vậy thì đạo Phật thời đó phải là Phật giáo nguyên thủy (Tiểu thừa), hay Thượng tọa bộ (Theravada). Chữ "Buddha" được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt là "Bụt". Dân gian coi Bụt như một vị thần tiên hay xuất hiện để giúp đỡ người nghèo khổ, hiền lành. Nhiều nghiên cứu xác nhận đạo Phật được truyền trực tiếp vào Việt Nam thời đó (gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam) từ Ấn Độ theo đường biển chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. Bởi lẽ Phật giáo được truyền vào Trung Hoa bắt đầu từ đời nhà Đường năm 520, tức là đầu thế kỷ thứ VI (1).

Tấm bia bằng đá hoa cương (granite) tìm thấy tại làng Võ Cạnh ở Nha Trang được các nhà nghiên cứu xác định là xuất hiện vào thế kỷ II CN viết bằng tiếng Phạn. Để Phạn văn trở thành một ngôn ngữ được khắc trên đá vào thời này, nền văn minh Ấn Độ lúc đó có tư tưởng chính yếu là đạo Phật phải truyền bá tại đây qua thời gian dài, tối thiểu cũng phải mất hàng trăm năm. Từ đó cũng dẫn tới giả thiết sư Phật Quang người truyền đạo cho Chử Đồng Tử, nếu không là người Ấn, thì phải là người Chăm đi từ phía nam tới Giao Chỉ. Nghĩa là đạo Phật có mặt ở Chăm Pa, hay miền Nam Việt Nam ngày nay, còn sớm hơn miền Bắc Việt tức Giao Chỉ ngày ấy (1)

Những mốc thời gian quan trọng trong lích sử Phật giáo Việt Nam(1)

· Thế kỉ thứ 3 - thế kỉ thứ 2 trước CN: đạo Phật nguyên thủy truyền vào Giao Chỉ và Chăm Pa.

· Năm 189 CN: Lý Hoặc Luận, tác phẩm về đạo Phật bằng chữ Hán đầu tiên được Mâu Tử viết tại Giao Chỉ.

· Năm 247 CN: Khương Tăng Hội thiền sư người Việt đầu tiên sang Đông Ngô truyền đạo.

· Năm 580: thành lập Thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi (chùa Dâu thuận Thành Bắc Ninh).

· Năm 820: thành lập Thiền phái Vô Ngôn Thông (chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, Gia Lâm Hà Nội).

· Năm 1009: nhà Lý ra đời, mở đầu cho thời cực thịnh của đạo Phật tại Việt Nam kéo dài 400 năm. Trạng nguyên Nho học đầu tiên của Đại Việt là Lê Văn Thịnh bị gán tội, đầy vĩnh viễn lên Tuyên Quang, cho đến khi chết không được về Thăng Long. Năm 1069: thành lập Thiền phái Thảo Đường do ba vua nhà Lý kiêm thiền sư là Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông và Lý Cao Tông.

· Năm 1299: thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Thiền phái lớn đầu tiên của người Việt theo hướng Thiền nhập thế do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khởi xướng.

· Năm 1400: nhà Trần mất; nhà Hậu Lê tôn Nho học làm quốc giáo; đạo Phật chính thức suy thoái.

· Thế kỉ 17: hai dòng Thiền quan trọng là Lâm Tế và Tào Động được truyền vào từ Trung Hoa, phát triển tại Đàng Trong và sau đó Đàng Ngoài.

· Năm 1858: Pháp xâm lược Việt Nam; đạo Phật thêm một lần suy thoái do chính sách của nhiều chính quyền kế tiếp nhau trong hơn 100 năm.

2.Các tông phái Thiền của Bắc Tông Đại Thừa

2.1. Đại Thừa và Thiền Tông

Đại thừa (大乘, sa. mahāyāna), dịch âm Hán-Việt là Ma-ha-diễn-na (摩訶衍那) hay Ma-ha-diễn (摩訶衍), tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật - phái kia là Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ" (sa. hīnayāna). Xuất hiện trong thế kỉ thứ nhất trước công nguyên, phái này tự nhận là cỗ xe lớn nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Cả hai Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ vị Phật khai sáng Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng.(sa. sarvasattva). Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát (sa. bodhisattva) với đặc tính vượt trội là lòng bi (sa., pi. karuṇā). Bộ kinh được xem là kinh văn Đại thừa đầu tiên là Bát-nhã bát thiên tụng (般若八千頌, sa. aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā).

Trước đây ta thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy là giáo lý Tiểu thừa không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, chỉ có giáo lý Ðại thừa mới là giáo lý chân chính của Phật. Ngược lại, các nhà sư Nguyên thủy thì cho rằng giáo lý Nguyên thủy mới chính truyền là của Phật, còn giáo lý Ðại thừa là ngoại đạo. Sự bất đồng quan điểm ấy đã làm băng giá mối quan hệ của hai truyền thống cả ngàn năm. Ngày những quan điểm Tiểu thừa và Ðại thừa không còn thích hợp. Năm 1950, Hội Phật Tử Thân Hữu Thế Giới (World Fellowship of Buddhists, WFB) họp tại Colombo (Sri Lanka) đã nhất trí quyết nghị loại bỏ danh từ Tiểu thừa và Đại Thừa khi nói về hai truyền thống lớn nhất của Phật giáo. Mà thay vào đó là danh từ Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông (2). Tuy vậy hai Danh từ Đại thừa và Tiểu thừa vẫn còn được nhắc đến trên thông tin đại chúng và trong cộng đồng, dù không còn là chính danh.

Các phương pháp luyện tập Yoga của Ấn Độ giáo cổ xưa nhằm tiếp cận với cõi vô thức đã xuất hiện khoảng 3000 - 3500 năm trước là xuất phát điểm của Thiền. Trong số 8 kỹ thuật Yoga, kỹ thuật thứ 7 có tên tiếng Phạn là Dhyana (chữ Hán dịch là thiền na), có nghĩa là "tịch lự" - một hình thức chiêm nghiệm tĩnh lặng để hiểu thấu những vấn đề bản thể thế giới và cá nhân. Khoảng 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mầu Ni khi áp dụng Dhyana vào tu tập Phật pháp, đã sáng tạo ra dòng Thiền đầu tiên trong lịch sử minh triết phương Đông có tên là Thiền Thiên Trúc. Thiền Thiên Trúc chủ trương tập trung trí tuệ để quán định (thiền định) nhằm đạt đến chân lý giác ngộ của đạo Phật. Như vậy Thiền từ sâu thẳm trong lịch sử chỉ là một phương pháp định tâm của Yoga, không phải đạo Phật, được phát triển nhiều về sau nhờ sự đóng góp kinh nghiệm của các thiền sư và triết lý của Lão tử Ngày nay người ta hay gọi các tăng ni của Thiền tông Phật giáo là Thiền sư, phải hiểu cho chính xác là các vị sư giỏi thiền. Cũng có rất nhiều người giỏi thiền nhưng không phải là sư.

Cũng trong khoảng thời gian đó, Đạo Lão (Lão Tử) đã xuất hiện ở Trung Quốc. Đạo là nguyên lý vận hành sự biến dịch của thiên nhiên mà cơ bản là sự biến đổi và chuyển dịch giữa cái Vô (quy luật) và cái Hữu (hiện tượng và sự vật cụ thể). Khoảng năm 520 CN, tức là 1000 năm sau khi xuất hiện dòng Thiền Thiên Trúc Ấn Độ, vị sư tổ đời 28 của dòng Thiền Thiên Trúc là Bồ Đề Đạt Ma sang truyền đạo ở Trung Quốc. Sự kết hợp giữa Dhyana và Đạo Lão đã làm xuất hiện Thiền Tông Trung Hoa, được gọi là Ch'an (hoặc T'an). Ch'an đi vào đời sống và đã góp phần phát sinh trường phái nghệ thuật Thiền nổi tiếng với các tác phẩm tranh thuỷ mặc và thơ Thiền. Đến thế kỷ IX, Ch’an được phân thành hai dòng thiền là Lâm Tế và Tào Động (3)

2.1.1.Lâm Tế Thiền tông (línjì-zōng/lin-chi tsung 臨濟宗, ja. rinzai-shū) là một dòng thiền được liệt vào Ngũ gia thất tông—tức là Thiền chính phái—được Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền sáng lập.

Ngũ gia thất tông (五家七宗, ja. goke-shishishū) là năm nhà và bảy tông của Thiền tông Trung Quốc. Ngũ gia gồm có:

· Quy Ngưỡng tông, do hai Thiền sư khai lập là Quy Sơn Linh Hựu (771-853) và môn đệ Ngưỡng Sơn Huệ Tịch Thiền sư (807-883 hoặc 813/814-890/891);

· Lâm Tế tông, do Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-866) khai sáng;

· Tào Động tông, do hai Thiền sư khai sáng, đó là Động Sơn Lương Giới (807-869) và Tào Sơn Bản Tịch (840-901);

· Vân Môn tông, được Thiền sư Vân Môn Văn Yển (864-949), môn đệ của Tuyết Phong Nghĩa Tồn thành lập;

· Pháp Nhãn tông, do Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích (885-958) thành lập (trước đó tông này cũng được gọi là Huyền Sa tông, gọi theo tên của Thiền sư Huyền Sa Sư Bị, thầy của Thiền sư La-hán Quế Sâm, sư phụ của Đại Pháp Nhãn).

Nếu kể cả hai nhánh của Lâm Tế tông được thành lập sau Thiền sư Thạch Sương Sở Viên (Từ Minh) thì có tất cả là bảy tông:

· Dương Kì phái, được Thiền sư Dương Kì Phương Hội (992-1049) thành lập;

· Hoàng Long phái, được Thiền sư Hoàng Long Huệ Nam (1002-1069) sáng lập.

Tông Lâm Tế ngày nay là một trong hai tông Thiền vẫn còn tồn tại ở Nhật Bản song song với tông Tào Động (ja. sōtō-shū). Hiện nay Thiền tông Lâm Tế được truyền bá rộng rãi sang phương Tây. Đứng đầu tông này là hình tượng và phong cách xuất chúng của vị Khai tổ Lâm Tế (?-866/867) đời nhà Đường. Trong đời nhà Tống (960-1279), môn phong của tông này vượt hơn hẳn các tông khác trong Ngũ gia. Nhưng trong khoảng thời gian giữa hai thời kì này thì một vài thế hệ thiền sư bị lu mờ, khi ẩn khi hiện. Từ thế hệ thiền sư thứ nhất, Thiền sư Hưng Hoá Tồn Tưởng đến thế hệ thứ sáu, Thiền sư Thạch Sương Sở Viên đều giữ phong cách như vị Khai tổ, sống ẩn dật, đơn giản. Tiếng hét và gậy đập (Bổng hát), hai phương tiện giáo hoá của sư Lâm Tế vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay và được xem là những sắc thái bề ngoài của tông này. Giáo lí và pháp ngữ của sư Lâm Tế được lưu lại trong Lâm Tế lục (ja. rinzairoku). Đến thế kỉ thứ 10 và 11 thì bộ này được hai vị Phong Huyệt Diên Chiểu và Phần Dương Thiện Chiêu hiệu đính và được lưu truyền đến bây giờ (4)

2.1.2.Tào Động Thiền tông (cáo-dòng-zōng 曹洞宗, ja. sōtō-shū) là một tông phái Thiền quan trọng tại Trung Quốc được hai vị Thiền sư sáng lập, là Động Sơn Lương Giới và đệ tử là Tào Sơn Bản Tịch. Người ta ghép hai chữ đầu của tên hai vị này và gọi là Tào Động.

Mặc dù mục đích tu tập trong hai trường phái Lâm Tế và Tào Động như nhau nhưng phương pháp tu tập cụ thể thì có khác biệt. Tào Động tông chú trọng đến phương pháp Mặc chiếu thiền (ja. mokushō-zen), tức là Chỉ quản đả toạ (ja. shikantaza), "chỉ an nhiên Toạ thiền là đủ", Lâm Tế tông chủ trương phương pháp Khán thoại thiền (ja. kanna-zen), là quán Công án. Đến thế kỉ 13, Thiền sư Nhật là Đạo Nguyên Hi Huyền (ja. dōgen kigen) đưa tông này qua Nhật và Tào Động trở thành môn phái Thiền quan trọng, ngày nay vẫn còn. Trong tông Tào Động tại Nhật, phương pháp Độc tham (ja. dokusan) – một trong những phương pháp tu học quan trọng của Thiền tông – đã thất truyền từ thời Minh Trị (ja. meiji). Thiền Tào Động được Thiền sư Thông Giác Thuỷ Nguyệt (1636-1704) truyền sang Việt Nam giữa thế kỉ thứ 17. Sư rời Đại Việt năm 1664, cùng với hai đệ tử sang Trung Quốc, đến Hồ Châu học đạo với Thiền sư Nhất Cú Tri Giáo và ở đó ba năm sau mới về. Thông Giác truyền giáo cho Chân Dung Tông Diễn và phái này hoạt động ở Đàng ngoài (miền Bắc), rất thịnh hành cuối thế kỉ 17 và đầu 18. Đàng trong (miền Trung), thiền Tào Động do một Thiền sư Trung Quốc là Thạch Liêm (1633-1704), hiệu Đại Sán Hán Ông truyền dạy. Năm 1695, theo lời mời của chúa Nguyễn Phúc Chu, Sư đến Thuận Hoá. Sư là người tổ chức giới đàn Thiền Lâm với hàng ngàn người tham dự. (5).

Vào thế kỷ XIII quân Nguyên tiêu diệt nhà Tống khiến Ch'an đi vào thoái trào, nhưng đã kịp truyền bá sang Nhật Bản (6)

2.1.3. Zen Nhật Bản. Đến đất nước Phù Tang, Ch'an gặp được mảnh đất màu mỡ để bén rễ xanh cây, đó là Thần Đạo (Shinto) - một trong các tôn giáo cổ xưa nhất thế giới. Shinto là sản phẩm của nền văn hoá nông nghiệp Nhật, vốn gắn chặt và phụ thuộc vào thiên nhiên, hơn nữa lại là một thiên nhiên đầy rủi ro động đất, núi lửa, trượt lở đất đá... Vì thế Shinto còn được gọi là "Tôn giáo Kính thờ Thiên nhiên". Ngoài những lễ nghi và tập tục, Shinto còn là sự biểu cảm sức mạnh và vẻ đẹp tự nhiên. Sự kết hợp giữa Ch'an Trung Quốc và Shinto Nhật Bản tạo ra Zen (Thiền Nhật Bản). Ngày nay, Zen trở thành phổ biến và là thuật ngữ tiếng Anh chính thức của Thiền (3).

Zen không chỉ là cách tụ tập của Phật giáo, mà còn là một lối sống có triết lí giản dị nhưng thâm trầm, đậm sắc thái Nhật Bản hàng ngàn năm trở lại nay của phần đông dân chúng. Zen đi vào nhiều mặt của đời sống Nhật như điêu khắc, nghệ thuật tranh Mặc hội (Sumiye), xây dựng các công viên Thiền (ví dụ điển hình là công viên đá Royanji ở Kyoto), kịch No, kịch Kabuki, thơ Haiku 17 chữ, kỹ thuật bắn cung, võ judo, kiếm đạo (Kendo), trà đạo (Chanoyu), nghệ thuật cắm hoa (Ikebana), nghệ thuật nấu ăn, giáo dục con cái, chăm sóc nhà cửa, kinh doanh và du lịch. Tầm cao của lối sống Nhật mang đậm phong cách Thiền là Võ sĩ đạo (Bushido)... Đặc trưng chung của lối sống Thiền là tĩnh lặng, giản dị, hướng về thiên nhiên, tạo lập cân bằng của tâm hồn bằng cách hoà nhập cá nhân với thế giới thực tại, tăng cường năng lực sáng tạo và giải toả stress do cuộc sống hiện đại gây ra (6)

Vốn là một đất nước nông nghiệp truyền thống lâu đời, người Việt có tín ngưỡng tôn kính thiên nhiên qua phong tục thờ các nữ thần như nữ thần rừng núi (Thánh mẫu Thượng ngàn), nữ thần mây (Pháp Vân), nữ thần sấm (Pháp Điện), nữ thần mưa (Pháp Vũ), nữ thần nước (Bà Thuỷ/Thoải), phong tục cúng thần cây đa, ma cây gạo... Những hình thức tín ngưỡng cổ xưa này có nhiều nét tương đồng với Shinto của Nhật và là mảnh đất thuận lợi tiếp nhận các đợt sóng Thiền du nhập vào nước ta qua chiều dài lịch sử dân tộc.

Du nhập sớm nhất của Thiền vào nước ta là dòng Thiền Thiên Trúc Ấn Độ với Thiền sư Vinitaruci (Ti ni đa lưu chi) ở chùa Dâu - Bắc Ninh (năm 580), 240 năm sau đến lượt dòng Thiền Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc sang (năm 820) ở chùa Kiến Sơ, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội

2.1.4.Thiền Thiên Trúc – Thiền Tì ni đa lưu chi

Tì-ni-đa-lưu-chi (zh. 毘尼多流支, sa. vinītaruci), ?-594, cũng được gọi là Diệt Hỉ (滅喜), là Thiền sư Ấn Độ sang Trung Quốc tham học, môn đệ đắc pháp của Tam tổ Tăng Xán và là người khai sáng thiền phái Tì-ni-đa-lưu-chi tại Việt Nam. Người ta cho rằng Sư là tổ Thiền tông Việt Nam. Nhưng cũng có khuynh hướng cho rằng Khương Tăng Hội mới là người khởi xướng dòng thiền tại Giao Chỉ. Dòng Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi lấy kinh Tượng đầu tinh xá làm nền tảng, chú trọng tư tưởng Bát-nhã và tu tập thiền quán. Phái thiền này để lại ảnh hưởng rất lớn lên các vua đời nhà Lý như Lý Thái Tông (7).

2.1.5.Thiền Vô Ngôn Thông

Vô Ngôn Thông (無言通), 759?-826, là một vị Thiền sư Trung Quốc, đệ tử của Thiền sư nổi tiếng Bách Trượng Hoài Hải. Năm 820, Sư qua Việt Nam, ở tại chùa Kiến Sơ (建初寺), Gia Lâm, Hà Nội, thành lập phái thiền Vô Ngôn Thông. Sư họ Trịnh (鄭), quê ở Quảng Châu (廣州), xuất gia tại chùa Song Lâm (雙林寺), Vụ Châu (務州). Tính tình Sư điềm đạm ít nói, nhưng thông minh nên thời nhân gọi là Vô Ngôn Thông (Cảnh Đức Truyền đăng lục ghi là Bất Ngôn Thông).Những Thiền sư quan trọng của dòng thiền này là Khuông Việt (?-1011), Thông Biện (?-1134), Mãn Giác (?-1096), Minh Không (mất 1141) và Giác Hải. Thế hệ cuối cùng là khoảng cuối thế kỉ thứ 13. Phái Vô Ngôn Thông theo đúng dòng Thiền của Huệ Năng, chủ trương Đốn ngộ (giác ngộ nhanh chóng) nhờ công án. Các vị Thiền sư dòng Vô Ngôn Thông đều có tâm hồn thi sĩ. Riêng thiền sư Không Lộ vừa được cho là thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông, nhưng cũng thuộc thiền phái Thảo Đường (8).

Triều nhà Lý xây dựng dòng Thiền Thảo Đường mang đậm dấu ấn Chămpa với 3 vua Lý là những thiền sư của dòng này: Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Đến thời Trần (thế kỷ 13), vua Trần Nhân Tông sáng tạo ra dòng Thiền Trúc Lâm (9)

2.1.6.Thảo Đường Thiền tông

Năm Kỷ Dậu (1069), vua Lý Thánh Tông đem quân chinh phạt Chiêm Thành. Theo sách An Nam chí lược của Lê Tắc, thì trong số những tù nhân bắt được trong chiến cuộc ấy, có một thiền sư người Trung Quốc, nhưng chẳng ai biết đó là thiền sư. Khi về tới kinh đô Thăng Long, nhà vua chia số tù nhân bắt được cho các quan để làm người phục dịch. Tình cờ vị sư ấy được chia cho một người tăng lục, chuyên coi việc tăng sự tại triều. Một hôm, trong lúc viên tăng lục đi vắng, vị sư trong thân phận nô bộc kia, lật xem thử những bản ngữ lục Thiền học chép tay để trên bàn của chủ. Thấy trong bản chép có nhiều chỗ sai quá, nhà sư bèn cầm bút sửa chữa. Khi vị tăng lục về, khám phá ra, rất lấy làm ngạc nhiên, bèn đem chuyện tâu lên vua. Vua Lý Thánh Tông cho lên hỏi, thì biết đó là thiền sư tên là Thảo Ðường ở Trung Quốc, nhân đi qua Chiêm Thành truyền giáo mà bị bắt. Vua Lý Thánh Tông thấy thiền sư Thảo Đường là người "có đức hạnh, lại tinh thông Phật điển, bèn bái làm thầy" và phong làm Quốc sư (1069), mời đến trụ trì tại chùa Khai Quốc (chùa Trấn Quốc ngày nay) tại kinh thành Thăng Long.

Bởi thiền học của Quốc sư có những nét mới lạ so với hai thiền phái đương thời là Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngôn Thông, nên một thiền phái mới được thành lập, lấy tên là thiền phái Thảo Ðường. Theo tài liệu thì thiền sư Thảo Đường là đệ tử của thiền sư Trùng Hiển (980-1052, thuộc thế hệ thứ ba của thiền phái Vân Môn, sau được vua Tống ban hiệu là Minh Giác đại sư) ở núi Tuyết Đậu (Chiết Giang, Trung Quốc). Mà Vân Môn và Tuyết Ðậu (hiệu Minh Giác đại sư) đều là thiền sư bác học và có khuynh hướng văn học. Cả hai người đều nhằm tới hoằng dương Thiền học trong giới trí thức, đưa giới Nho gia đến gần với đạo Phật và trở thành Phật tử. Chính khuynh hướng Nho-Phật dung hợp này đã thống trị tư tưởng Trung Quốc trong buổi đầu nhà Tống và ảnh hưởng nhiều tới Phật giáo đời Trần ở Việt Nam. Khuynh hướng thiền học trí thức và thi ca đã từ đó ảnh hưởng đến hai thiền phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Vô Ngôn Thông. Sau này thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của đời Trần còn tiếp tục chịu ảnh hưởng này.

Tuy nhiên, thiền phái Thảo Đường chỉ truyền đến năm 1205 thì dứt. Vì khuynh hướng thiên trọng trí thức và văn chương của thiền phái Thảo Ðường, nên thiền phái này đã không cắm rễ được trong quần chúng bình dân. Vì thế, thiền phái Thảo Ðường đã không đủ sức tạo nên một truyền thống sinh hoạt tăng viện độc lập có thể lưu truyền về sau. Ảnh hưởng của thiền phái này chỉ đáng kể về mặt học tập (10).

2.1.7. Trúc lâm Thiền tông

Lý thuyết của Thiền phái Trúc Lâm chủ trương nhập thế, không kêu gọi tín đồ lìa bỏ cuộc sống trần tục, không ép xác khổ hạnh, mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo, không phân biệt giàu sang, luôn luôn nhớ đến cội nguồn và nghĩa vụ Quốc gia. Triết lí nhập thế khiến Trúc Lâm Thiền tông rất gần gũi với Đạo Lão và thiền Nhật bản (Zen, vốn cũng xuất hiện ở Nhật vào cùng thế kỷ XIII, khi Thiền đời Tống (T’ian) sang Nhật kết hợp với Thần Đạo Nhật Bản (Shinto) mà thành Zen). Tinh thần nhập thế khiến cho Thiền Trúc Lâm cũng như Zen Nhật Bản đóng góp rất nhiều vào việc đào tạo nên con người xã hội, rất quan trọng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ một quốc gia nhỏ bé trước thiên tai và ngoại xâm. Chúng ta biết rõ người Nhật Bản là con người xã hội như thế nào trong thảm họa động đất và sóng thần vừa qua.

Tinh thần nhập thế thể hiện rất rõ nét ở bài kệ kết thúc bài phú “Cư trần lạc đạo phú” (Ở Trần gian mà Đắc Đạo) của Trần Nhân Tông: “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, Cơ tắc xan hề khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mích, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền” (Ở trần thế vui đạo hãy tùy duyên, Đói cứ ăn no, mệt ngủ liền. Báu sẵn trong nhà thôi khỏi kiếm, Vô tâm trước cảnh thì không cần thiền). Bài kệ phản ảnh chân thực và cô đọng tư tưởng nhất quán của Trúc Lâm Thiền Tông được thể hiện qua bốn điểm:

1. Sống hòa mình với xã hội, không câu chấp.

2. Hành động tùy cơ duyên, tức là làm việc cần làm, đúng lúc phải làm và không trái quy luật tự nhiên.

3. Tự tin và dựa vào chính mình, không tìm cầu tha lực (lực hỗ trợ bên ngoài).

4. Không nô lệ vào bất cứ cái gì, dù Thiền hay Phật.

Chủ trương nhập thế tích cực như một cương lĩnh Thiền phái mà “Cư trần lạc đạo phú” ghi nhận: “Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc; Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thực cả đồ công”. Có nghĩa là: bất cứ ai sống giữa đời thế tục mà tạo ra phúc đức để độ mình độ người mới đáng trân trọng. Còn ở ẩn giữa rừng núi mà không giác ngộ, không giúp đời thì thật là tai họa đáng trách. Chính tư tưởng này làm cho Thiền phái Trúc Lâm có những đại biểu xuất sắc bao gồm cả tại gia và xuất gia, mà bản thân cuộc đời của Trần Nhân Tông đã chứng minh.

Thiền phái Trúc Lâm không cực đoan như một số Thiền phái Trung Hoa hay các Thiền phái khác của chính Đại Việt có gốc Ấn Độ hay Trung Hoa. Những Thiền phái cực đoan cho rằng người tu thiền không được giảng học kinh điển vì lẽ làm tăng kiến giải, khó “ngộ”. Vì Thiền Trung Hoa là “Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, Trực chỉ nhân tâm, Kiến tính thành Phật”, nghĩa là “Thiền không viết (và nói) ra được, truyền thụ bằng cách cảm nhận cá nhân khác tất cả các cách truyền thụ khác, Đi thẳng vào tâm thiền sinh, Nếu có cơ duyên mà “ngộ” thì thành Phật”. Trái lại, Thiền Trúc Lâm cũng như Zen Nhật Bản, vừa tu thiền vừa học kinh điển. Học Thiền Trúc Lâm, vì thế, không chỉ học kinh Phật mà còn học đủ thứ kiến thức để làm một công dân tốt. Thiền Trúc Lâm không chỉ chú trọng vào Thiền định mà còn chú trọng hơn vào Thiền quán, nghĩa là không chỉ chú trọng vào cảm nhận cá nhân mà cả vào quá trình học tập tu dưỡng.

Kinh Hoa Nghiêm xuất phát từ Ấn Độ và là một trong những cơ sở của triết lí Trúc Lâm. Bản kinh này không chỉ khái quát vũ trụ quan và nhân sinh quan mà còn trình bày về một thế giới duyên khởi của vạn pháp. Nghĩa là, mọi sự vật vũ trụ đều do tương cầu và tương tác chặt chẽ mà thành. Quan điểm của Kinh Hoa Nghiêm rất giống với lí thuyết Hệ thống hiện đại, tạo thành một lối sống mới trong đời sống sinh hoạt Phật giáo Đại Việt. Nó trở thành lý thuyết hệ thống giúp cho các nhà lãnh đạo quốc gia Đại Việt bấy giờ có một cái nhìn tổng hợp về các vấn đề nhân văn và xã hội (11).

Như vậy lối sống Thiền trong xã hội Việt Nam có 2 nguồn gốc mà công tác truyền thông môi trường trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam cần chú ý:

(1).Thiền tông Phật giáo trong các Phật đường và trong giới tu hành theo Thiền Tông, có gốc rễ từ dòng Thiền Thiên Trúc Ấn Độ, sau đó là Vô ngôn thông, Thảo Đường, Trúc lâm Thiền tông,….cả thẩy có đến 7 tông phái Thiền để lại ảnh hưởng sâu đậm đến văn hóa Việt. Thiền tông coi trọng sự trải nghiệm tâm linh (sự ngộ thiền) mà không coi trọng kinh sách. Về cơ bản, các dòng Thiền trên là Thiền tông Phật giáo. Tuy nhiên, lối sống Thiền theo thời gian đã ảnh hưởng sâu đậm đến cuộc sống của nhân dân bên ngoài các Phật đường

(2).Lối sống Thiền nằm bên ngoài các Phật đường, có gốc rễ sâu xa từ Đạo Lão, sau đó là sự kết hợp với các dòng Thiền Phật giáo đặc biệt là Thiền nhập thế như Trúc Lâm Thiền Tông, tín ngưỡng Shinto Nhật bản và tín ngưỡng thờ mẫu Việt Nam. Không kể nghệ thuật bonsai và cắm hoa có ảnh hưởng từ Zen Nhật Bản, dấu ấn Thiền trong đời thường còn gặp ở nghệ thuật ẩm thực Việt Nam, nhất là ẩm thực Hà Nội và Huế, trong ca dao tục ngữ, trong một số phong cách nghệ thuật sắp đặt vườn nhà và nội thất, trong môn võ Thái cực trường sinh đạo, trong nghệ thuật gốm méo ở Phù Lãng (Bắc Ninh), trong các dòng thơ Thiền (Thiền thi) và ca nhạc Thiền (Thiền ca). Cũng còn gặp các Trà thất Thiền, Zen café hay Zen spa ở một số thành phố du lịch hiện nay.

Chú thích.

  1. Lịch sử Phật giáo Việt Nam. http://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Ph%E1%BA%ADt_gi%C3%A1o_Vi%E1%BB%87t_Nam
  1. Đại thừa. http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_th%E1%BB%ABa
  1. Suzuki, D.T. Thiền Luận. NXB TP HCM, 2005)
  1. Lâm Tế tông. http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2m_T%E1%BA%BF_t%C3%B4ng.
  1. Tào Động tông. http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0o_%C4%90%E1%BB%99ng_t%C3%B4ng
  1. Horioka, C. và S.W. Holmes. 2004. Thiền trong hội hoạ - Phương pháp tìm hiều nghệ thuật cảm nghiệm thơ Haiku và tranh Mặc hội. Thanh Châu dịch, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

Phái Đại thừa Phật giáo còn có tên gọi khác là gì?

Mahayana có tên gọi khác là Phật giáo Đại thừa hay Phật giáo Bắc tông. Từ thế kỉ thứ 1 TCN các tư tưởng Đại thừa đã bắt đầu xuất hiện và thuật ngữ Mahayana, hay Đại thừa, chỉ thực sự có khi nó được đề cập trong bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma pundarika sutra).

Phật giáo Bắc Tông thờ ai?

Song Phật giáo Bắc Tông, ngoài việc thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn thờ nhiều tượng Phật và Bồ tát khác nữa.

Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa khác nhau như thế nào?

Từ đó, trong Phật giáo có hai tông lớn là: Tiểu thừa và Đại thừa. Đại thừa nghĩa là cỗ xe lớn, ý nói tu theo hạnh Bồ-tát thì độ hết thảy chúng sanh; Tiểu thừa là cỗ xe nhỏ, ý nói ai tu thì tự độ lấy mình. Hai bên tuy phân biệt ra như thế, nhưng vẫn theo tông chỉ đạo Phật.

Phật giáo Việt Nam có bao nhiêu hệ phái?

Chín tông phái (từ 1 đến 9) thuộc loại bộ Hiển giáo. Trong Hiển giáo lại được chia ra Nam tông (1,2) và Bắc tông (từ 3 đến 9). Hiển giáo là thứ giáo lý có thể dùng ngôn ngữ để phát biểu, diễn đạt được. Hiển giáo là do Báo thân và Ứng thân Phật thuyết pháp.