Rèn kĩ năng luyện tập

Có rất nhiều bài học về cuộc sống, về cách làm thế nào để bạn có một cuộc đời hạnh phúc và thành công hơn. Phần nhiều trong số đó khuyên chúng ta hãy học tập không ngừng nghỉ, học ngay từ những điều đơn giản quanh cuộc sống để làm phong phú hơn nhân sinh quan.

Bài viết này không phải là những học thuyết đao to búa lớn, đó chỉ là những lời khuyên tâm huyết từ Elle Kaplan – CEO của hãng quản lý tài sản độc lập LexION Capital nổi tiếng thế giới. Với những thành công mà bà đã gây dựng được, đây chắc chắn là 7 lời khuyên đáng xem xét:

Nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng viết

Rèn kĩ năng luyện tập

Chúng ta cứ nói đi nói lại về những kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, mà quên đi một kỹ năng quan trọng không kém là viết lách. Đừng nghĩ rằng, phải là nhà văn mới cần viết hay. Viết lách là một trong những cách thể hiện cá tính rất tốt, hầu hết ở lĩnh vực hay vị trí nào cũng cần đến kỹ năng này.

Bạn không cần viết hay nhưng cần biết cách viết mạch lạc, rõ ý, không gây khó chịu cho người đọc. Theo nhà văn nổi tiếng Stephen King, viết tốt là một kỹ năng mà mọi người có thể trau dồi bằng cách luyện tập thường xuyên và đọc sách hàng ngày. Hãy thử bằng cách viết nhật ký, đó là cách nhiều nhà văn đã thử và thành công.

Xây dựng mạng lưới quan hệ tốt

70% mọi người tìm được việc làm tốt thông qua các mối quan hệ (không tính đến trường hợp “con ông cháu cha” đâu nhé). Người ta thích làm việc với những người họ quen, thích và tin tưởng hơn là những người xa lạ, và bởi thế họ có xu hướng ưu tiên người họ quen biết trong các buổi tuyển dụng.

Và vì thế, hãy đảm bảo xây dựng được một số mối quan hệ bền chặt dựa trên sự tin tưởng và bình đẳng lẫn nhau. Và để làm được điều đó, không gì tốt hơn một thái độ sống trung thực và chân thành.

Khả năng trì hoãn sự hài lòng

Trong thí nghiệm Marshmallow nổi tiếng năm 1970, nhà tâm lý học nổi tiếng Walter Mischel đã đặt một cái bánh trước một nhóm trẻ em và cho chúng một sự lựa chọn: Chúng có thể ăn cái bánh ngay lập tức hoặc chúng có thể đợi cho đến khi ông đi công chuyện về và được thưởng thêm một cái bánh thứ hai. Tuy nhiên, nếu chúng không thể đợi thì chúng chỉ được phép ăn một cái bánh. Không ngạc nhiên, khi ông rời khỏi phòng, nhiều đứa trẻ ăn cái bánh ngay lập tức. Một số trẻ khác đã kháng cự được việc ăn cái bánh đầu tiên đủ lâu để nhận được thêm cái bánh thứ hai. Mischel gọi những đứa trẻ đó là trẻ có khả năng trì hoãn sự hài lòng cao (high-delay children).

Điều thú vị là những trẻ có khả năng trì hoãn sự hài lòng tốt thì học tập tốt hơn ở trường, hoàn thành bậc đại học với tỷ lệ cao hơn những trẻ khác và có thu nhập cao hơn. Đây chính là một minh chứng rõ nét cho khả năng rèn luyện bản thân trì hoãn sự hài lòng trong ngắn hạn để tận hưởng những phần thưởng lớn hơn trong dài hạn, là điều kiện tiên quyết không thể thiếu của thành công.

Rèn kĩ năng luyện tập

Sống lạc quan hơn

Nếu cứ nghĩ là sẽ không làm được thì chẳng bao giờ bạn làm nên việc. Phải nhớ rằng, thành công được bắt đầu ngay trong tâm trí. Khi rèn luyện được tư duy tích cực, bạn có động lực để vượt qua khó khăn, kiên trì theo đuổi mục tiêu và khao khát những thành quả cao hơn. Đó chính là yếu tố dẫn đến thành công.

Giảm thiểu những quyết định

Hãy thử noi gương Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, người đã sớm nhận ra những lựa chọn nho nhỏ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào. Ví như lựa chọn bộ vest để mặc cũng từng khiến ông đau đầu, mệt mỏi và tốn thời gian. Và vì thế, ông đơn giản hóa tủ đồ của mình, hạn chế tối đa các lựa chọn để dành thời gian tập trung cho những điều quan trọng hơn.

Bạn có thể thử tìm hiểu lối sống tối giản của người Nhật để thấy được “đỉnh cao” của việc lược bỏ những quyết định, lựa chọn thừa thãi để tập trung nâng cao chất lượng cuộc sống như thế nào.

Dậy sớm hơn

Rèn kĩ năng luyện tập

Thay vì cuống cuồng bật dậy như bây giờ, bạn hãy tập dậy sớm hơn 1 tiếng xem sao. Ngoài việc cung cấp đủ thời gian để bạn tỉnh táo trở lại, thức dậy sớm còn giúp cơ thể loại bỏ độc tố, giải tỏa căng thẳng, tĩnh tâm và yêu đời hơn nữa đấy.

Luyện tập tinh thần thép

Jack Ma, một trong những doanh nhân thành công nhất của Trung Quốc nhưng cũng không lạ gì với thất bại, nói: "Nếu bạn không từ bỏ, bạn vẫn có cơ hội...". Một tinh thần kiên cường và sự linh hoạt sẽ mang lại cho bạn lợi thế hơn những người sớm nản chí bỏ cuộc.

Go Global Vietnam – Critical Thinking (CT) là một trong những kỹ năng quan trọng nhất và cũng “khó nhằn” nhất đối với nhiều bạn trẻ. Nhất là dù thời nay đã hiện đại hơn, song tại các nước Á Đông vẫn còn đó ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Nho Khổng ngàn năm: “vâng lời”, “phục tùng” theo thứ bậc từ thấp đến cao.

HỌC NGOẠI NGỮ CÙNG GGV ĐỂ NÂNG TẦM CT

Những hoạt động trong quá trình CT thường bao gồm: nêu quan điểm, bảo vệ quan điểm và tranh luận một cách văn minh; sử dụng những bằng chứng phù hợp, tạo mối liên hệ logic giữa các ý, đánh giá, phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh, chỉ ra khó khăn và cách khắc phục; Be Open-minded (không thành kiến, sẵn sàng tiếp thu cái mới, sẵn sàng chấp nhận rằng niềm tin sẽ bị thử thách). Không thể có khai sáng, không thể có khai phóng, nếu chưa có và chưa hiểu được CT. Vậy cụ thể CT là gì? có thể được rèn luyện như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Kỹ năng phản biện là gì ?

Kỹ năng phản biện là kỹ năng sử dụng những luận cứ và dẫn chứng để đưa ra ý kiến, bảo vệ quan điểm của mình; kết hợp cùng việc đánh giá, phân tích, đánh giá thông tin theo những cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề.

Theo ghi chép, định nghĩa tư duy phản biện đã có lịch sử từ rất lâu đời, cụ thể là từ thời đại của triết gia Socrates tại châu Âu, và trong kinh Vệ Đà (cũng có nghĩa là “kiến thức”) – bộ kinh tối cổ của Ấn Độ và cũng là nguồn gốc của Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo. Có thể nói, các học giả từ xa xưa đã quan tâm về việc phân tích tính đúng sai của các luồng thông tin và hệ tư tưởng mà họ tiếp xúc.

Rèn kĩ năng luyện tập
Nguồn: The Chronicle of Higher Education

4 giá trị quan trọng của kỹ năng phản biện

1. Nâng cao khả năng bao quát tình hình
Việc suy nghĩ một cách rõ ràng và hệ thống, dựa vào vốn kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy và lòng tin cá nhân để phân tích vấn đề cần phản biện; giúp nhìn nhận, suy luận để đi đến những kết luận xa hơn, logic hơn.

2. Nâng cao khả năng ngôn ngữ và trình bày
Phản biện là quá trình giao lưu ngôn ngữ, đòi hỏi cá nhân muốn chứng minh được quan điểm của mình là đúng đắn thì phải đưa ra những lập luận xác đáng, logic và thu hút. Chính vì thế, phản biện được coi là công cụ đắc lực giúp năng lực sử dụng ngôn ngữ và trình bày, là cách thức giúp phát triển trí tuệ hiệu quả.

3. Thúc đẩy sự sáng tạo

Kỹ năng tư duy phản biện giúp thúc đẩy sự sáng tạo. Các giải pháp sáng tạo được đưa ra với những ý tưởng mới, và nó thực sự có giá trị khi hữu ích và có liên quan đến công việc đang diễn ra. Tư duy phản biện đóng một vai trò quan trọng, hỗ trợ đắc lực trong việc đánh giá những ý tưởng mới, chọn những ý tưởng tốt nhất và sửa đổi chúng nếu cần thiết.

Rèn kĩ năng luyện tập
Thầy Long trong buổi hướng dẫn, chia sẻ với hơn 400 SV Đại học Hà Nội
“TƯ DUY PHẢN BIỆN RẤT QUAN TRỌNG CHO TƯ DUY CẦU TIẾN – TƯ DUY TĂNG TRƯỞNG”

4. Quan trọng cho sự tự đánh giá
Tư duy phản biện là công cụ quan trọng trong quá trình tự đánh giá bản thân. Để sống một cuộc sống có ý nghĩa, ta cần phải minh chứng và phản ánh các giá trị và quyết định của mình là đúng đắn. Đúng hay sai, so sánh những lợi ích và bất lợi của từng lựa chọn để quyết định hợp lý nhất, CT giúp bạn làm điều đó.

5 Cách rèn luyện kỹ năng CT 20 phút mỗi ngày

Theo các nghiên cứu khoa học, nếu bạn thực hành 1 kỹ năng nào đó trong 20 phút mỗi ngày liên tục trong 30 ngày thì kỹ năng đó sẽ ăn sâu vào não bộ và thực sự trở thành kỹ năng của bạn. Hãy dành hơn 20 phút mỗi ngày để tập luyện những kỹ năng chi tiết dưới đây giúp tăng CT.

1. Tích cực trau dồi và làm giàu kiến thức

Để có thể phân định một luồng thông tin là đúng hay sai, trước hết chúng ta cần có một nền tảng kiến thức với mức tổng quát vừa đủ. Những kiến thức tổng quát này sẽ trở thành nền tảng để chúng ta có thể dựa vào và đưa ra các lập luận và phê bình. Một người thiếu nền tảng kiến thức tổng quát, dù muốn tư duy phản biện cũng sẽ gặp khó khăn vì anh ta sẽ không biết phải dựa vào điều gì để lập luận, phê bình. Không ai là ngoại lệ, luôn xem xét góc nhìn đa chiều, trau dồi, rèn luyện để khai sáng và nâng cao phông văn hóa cá nhân.


Rèn kĩ năng luyện tập

Học ngoại ngữ – đọc 1 trang từ điển mỗi ngày

Đọc 1 trang hay học 10-20 từ mới mỗi ngày, đó là lời khuyên của GGV. Khoa học đã chứng minh đọc một trang từ điển mỗi ngày giúp bạn cải thiện được khả năng ngôn ngữ cũng như tốc độ ghi nhớ, nhận định vấn đề một cách hiệu quả. Một số đầu sách từ điển hiệu quả mà bạn có thể tin tưởng sử dụng như Oxford ’s Dictionary, Longman Dictionary of Contemporary English…
Đều đặn sau 1 năm bạn biết thêm 3-6000 từ mới, sau 3 năm vốn từ vựng của bạn có thể hơn 20K từ. THẬT TUYỆT VỜI!

Và đặc biệt GGV nhắc bạn này: luôn CÔNG BẰNG VÀ KHÁCH QUAN trong việc đánh giá các dữ kiện, bằng chứng cũng như quan điểm của người khác, hãy phân tích tất cả với một tâm trí mở, không áp đặt thành kiến cá nhân. Hãy tạo thói quen dùng trực giác của mình để tìm hiểu những điều cần nghi vấn trong nhóm các thông tin nhận được, hãy yêu cầu người đối diện trình bày thêm nếu bạn chưa thực sự thỏa man. Bạn sẽ nhanh chóng  xác định được đâu là những thứ cần tìm hiểu thêm, đâu là những thứ có thể xem là chính xác dựa trên đánh giá của bản thân.

2. Rèn luyện kỹ năng phản biện khi giao tiếp
Cho dù bạn suy nghĩ thấu đáo đến đâu nhưng không biết cách giao tiếp, thể hiện được quan điểm cá nhân với người khác thì cũng không đem lại kết quả như mong muốn. Hãy luyện tập để vừa biết cách trình bày hết ý của mình với người khác. Cùng với đó, lắng nghe, tiếp thu và cảm thông cho người khác để đưa ra giải pháp hợp lý sau cùng. Trong thời đại toàn cầu hoá, giao thoa văn hoá không biên giới thì cùng với tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ tiếng Anh ai cũng cần phải khá giỏi thì ngoại ngữ thứ 2 (thậm chí thứ 3) sẽ giúp mở rộng cơ hội, tăng khả năng tư duy, tối ưu hiệu quả, là lợi thế cạnh tranh lớn cho bản thân chúng ta!

3. Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện bằng cách nâng cao khả năng sáng tạo
Để có kỹ năng phản biện hiệu quả cần nâng cao khả năng sáng tạo, trau dồi kiến thức một cách tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về các lĩnh vực để có thể tranh luận và bảo vệ luận điểm với người khác một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vấn đề cần nói ở đây là các bạn phải trao dồi kiến thức một cách tổng quát, nắm vững thông tin đa dạng về các lĩnh vực đối với ngành nghề mình đang làm việc.

Rèn kĩ năng luyện tập


Rèn kĩ năng luyện tập

Mẹo nhỏ GGV: Đổi tay đánh răng

Việc bạn sử dụng quá quen một bên bán cầu não sẽ khiến cho bên còn lại bị ngưng trệ hoạt động trong khi việc đánh giá một vấn đề được đa chiều và sâu sắc lại đòi hỏi cả hai bán cầu vận dụng linh hoạt. Đánh răng bằng tay trái đối với người quen sử dụng tay phải tưởng chừng là một điều nhỏ nhặt nhưng lại sẽ kích thích bán cầu não phải phát triển để tư duy hệ thống được cân bằng hơn.
Tuần vài lần, TẠI SAO KHÔNG? VUI MÀ!


4. Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện bằng cách giải quyết vấn đề

Rèn kĩ năng luyện tập

Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện bằng cách giải quyết vấn đề là một trong những phương pháp tối ưu. Khi đối diện một vấn đề nào đó, cần nắm rõ thông tin chính xác về vấn đề gì, liên quan đến lĩnh vực gì? Sau đó, dựa trên những cơ sở khoa học và logic, hãy lên những câu hỏi để làm rõ vấn đề, từ những điều đó rút ra kết luận và nguyên nhân cho vấn đề trên.

5. Hãy “tò mò”, đặt câu hỏi và tìm câu trả lời

Các nhà triết học và nghiên cứu giáo dục đã tổng kết rằng một critical thinker giỏi đều sở hữu đặc tính sau: tò mò và ham hiểu biết, luôn luôn tìm kiếm sự thật. Đặt câu hỏi với mọi thứ, bao gồm cả những điều đã tồn tại lâu nay, những khuôn mẫu, quy chuẩn xã hội và truyền thống đã – đang tồn tại. Đặt câu hỏi không phải để xoá bỏ nó, mà là để hiểu rõ bản chất lý do nó tồn tại, cải thiện nó nếu có thể, cũng như nếu tính đúng đắn không còn phù hợp nữa thì là lúc xem xét phương án thay đổi để tốt hơn!

Đặt câu hỏi là việc khởi đầu cho mọi quá trình học tập. Việc đặt câu hỏi không đơn thuần giúp bạn có được câu trả lời, mà còn giúp bạn có được cái nhìn rộng và khách quan hơn để lựa chọn giữa nhiều luồng thông tin. Hầu hết những người có tư duy phản biện luôn tò mò và có thói quen tự đặt câu hỏi cho những gì đang diễn ra.

Kỹ năng tư duy phản biện tạo điều kiện phân tích, đánh giá, xây dựng lại định hướng suy nghĩ của bạn. Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ hiểu thêm về kỹ năng tư duy phản biện và có kế hoạch tập luyện để nâng cao kỹ năng thiết yếu này.