Review sách cả một đời quá dài

Gập lại trang sách cuối cùng, tôi đặt bút xuống và bắt đầu viết ngay về nó. Một cuốn sách mà tôi ước mình được đọc vào năm 18, 20 tuổi, cái tuổi còn hoang mang và ngây dại, lao đao đi tìm đường cho chính mình. Một cuốn sách của người thầy mà tôi vô cùng kính trọng, Giáo sư Phan Văn Trường. Và tôi đang viết về “Một đời như kẻ tìm đường”.

Cuốn sách này là tác phẩm thứ 3 của thầy trong bộ sách “Kết tinh một đời” xuất bản cách đây một năm. Khác với hai cuốn sách được viết trước là “Một đời quản trị” và “Một đời thương thuyết” thầy dành tặng cho những người làm kinh doanh, những nhà đàm phán, cuốn sách thứ ba này thầy gửi tặng cho tất cả mọi người.

“Một đời như kẻ tìm đường” kể lại một cách trầm ấm những câu chuyện trong gần 70 năm sinh sống và làm việc tại hơn 80 quốc gia của thầy Trường, từ khi thầy còn là một cậu du học sinh nghèo trên đất Pháp tới khi đã trở thành một trong những người quyền lực nhất thế giới. Qua mỗi câu chuyện thầy kể, thầy đúc rút những bài học, những sai lầm không nên mắc phải trong chuyện chọn trường, chọn nghề, chuyện đi làm, văn hoá ứng xử, chọn một thái độ sống và làm việc đúng đắn, mà nổi bật nhất là văn hoá “nice and professional” và “hãy thật hồn nhiên”. Theo thầy, đó chính là chìa khoá để thế hệ sau bước đến đỉnh cao của tri thức và nhân loại.

Review sách cả một đời quá dài

Không chỉ chong đèn soi lối cho những ai đang loay hoay với sự nghiệp, thầy còn soi sáng và làm rõ một khía cạnh quan trọng khác của cuộc sống mà nhiều người trong số chúng ta sau đang dần quên lãng đi giá trị đích thực của nó. Đó là tình yêu! Qua từng trang sách, thầy gửi gắm một bài học đắt giá cho thế hệ sau cần phải nhớ. “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”. Thầy viết về tầm quan trọng của người đầu ấp tay gối với chúng ta, thầy dặn chúng ta phải biết trân trọng người bạn đời của mình. Vì chỉ khi có một hậu phương vững chắc như thế, mỗi cá nhân mới có thể nghĩ đến việc chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Thầy khẳng định, lựa chọn quan trọng nhất trong đời người chính là tìm ra người chồng/người vợ để bước cùng trên hành trình sắp tới. 

Như bao người khác thầy cũng đã là một người cha. Thầy dành những trang cuối cùng để gửi tới những các bậc phụ huynh đang hoang mang và cố tìm cho con mình một con đường tốt. Thầy mong các phụ huynh hãy bình tĩnh, hãy tự do với con họ và cũng như tự do với chính mình. Hãy tin tưởng và bên cạnh các con như một “người bạn” để cùng con trải nghiệm và đừng áp đặt bất kỳ một quan điểm nào mà mình cho là đúng lên một đứa trẻ đang trên hành trình khám phá thế giới của riêng nó. Chính “tình bạn” ấy sẽ giúp họ hiểu hơn về con và về chính mình. Mỗi đứa trẻ rồi sẽ là một kỳ tích nếu như các bậc phụ huynh biết cách làm bạn chứ không phải áp đặt khi ở bên cạnh chúng.

“Một đời như kẻ tìm đường” không phải là quyển sách để ta đọc một, hai lần. Nó là cuốn cẩm nang cô đọng những gì tinh túy nhất từ 70 năm cuộc đời của một con người đã đi năm châu bốn bể, đã gặp gỡ hàng trăm ngàn người thuộc đủ thể loại màu da sắc tộc, văn hoá, tôn giáo. Từng bài học trong cuốn sách rồi chính chúng ta sẽ trải qua. Với những lời khuyên và bài học triết lý nhân văn sâu sắc từ Giáo sư Phan Văn Trường, tôi tin rằng cuốn sách “Một đời như kẻ tìm đường” sẽ trở thành một người bạn đồng hành đáng tin cậy của mỗi người trong chuyến hành trình cuộc đời còn dài phía trước.

Mẹ tôi là kiểu phụ nữ có xuống lầu đổ rác cũng phải ăn mặc chỉnh tề, lúc tôi 12 tuổi, mẹ và ba ly hôn, cũng bởi vì ba ném tàn thuốc vào chậu lan mẹ trồng, nhiều lần mẹ nói cũng vô ích.

Bạn bè khuyên nhủ, mẹ chỉ nói một câu: 'Anh ấy rất tốt, chỉ là không hợp đi cùng nhau nữa.'

Bà ngoại tức giận mắng mẹ: 'Mày cứ đọc nhiều sách vào rồi vẽ thêm chuyện.'

Trong mắt bà ngoại: con rể anh tuấn cao lớn, có thể kiếm tiền, hiếu thuận lo cho gia đình, ngược lại là con gái bản thân tùy hứng, không chịu nghĩ đến cảm nhận của con cái và cha mẹ.

Mẹ cũng rất khó giải thích cho bà rằng ba không thích tắm rửa, quần áo bít tất ném loạn, ăn cơm như hổ đói, không nhớ được sinh nhật của mẹ,không nhớ những ngày kỉ niệm, sao có thể xem như khuyết điểm đây, đàn ông đều như thế này sao?

Tôi nhớ rất kỹ lúc mẹ mang theo tôi rời nhà, từng chảy nước mắt nói với tôi: 'Hy vọng con có thể hiểu cho mẹ, cả một đời quá dài.' Lúc tôi 16 tuổi, ba dượng xuất hiện, vóc dáng ba không cao, tướng mạo bình thường, nhưng cả người sạch sẽ khoan khoái nhẹ nhàng, cười lên rất ôn hòa, tôi đối với ba dượng không có cảm giác bài xích.

Ba sẽ vì mẹ mà thay đổi những chậu hoa xinh đẹp, sẽ mua khăn trải bàn màu xanh nhạt hợp với bát đũa mới, sẽ vì mẹ mua một đôi giày da trắng sữa hợp với chiếc đầm đỏ của mẹ,sẽ thay mấy cái móc khóa đáng yêu cho tôi.

Ba dượng sẽ nắm tay mẹ đến bờ sông tản bộ, ngắm trời chiều và mặt trời mọc, đến những công viên đầm lầy để chụp hoa và chim, kể cho mẹ nghe tên của những loại cây cỏ và câu chuyện ẩn trong nó, mang về nhà những nhánh cây rơi, sau đó cắm trong bình cổ, bày trên bàn sách của tôi.

Mẹ thích tìm tòi sách dạy nấu ăn, mỗi lần mẹ long trọng làm món mới, ba dượng sẽ kéo tôi lại ngồi ngay ngắn, sẽ bắt chước những giám khảo và bắt đầu nhận xét về màu sắc và mùi thơm trong ánh mắt mong chờ của mẹ, đùa khiến mẹ cười khanh khách không ngừng.

Có một lần mẹ bệnh phải nằm viện, tôi đến chăm liền thấy trên đầu giường đặt một bó bách hợp, hoa quả cắt thành miếng nhỏ đặt trong bát sứ màu xanh nhạt.

Ba dượng ngồi bên giường, đọc sách cho mẹ nghe. Bên cạnh giường bệnh có mấy dì nghiêng đầu hâm mộ xem cảnh này, bỗng nhiên mũi tôi chua chua, rốt cuộc cũng hiểu rõ câu nói kia: 'Cả một đời quá dài.', cả một đời quá dài - nên không muốn tạm bợ.

Nếu người và người ở cùng nhau, chỉ vì cuộc sống, mà trong cuộc sống không có kỳ nghỉ, không có vui vẻ, không có cảm động, không có lãng mạn, vậy đó cũng coi như đối tác cuộc sống thôi. Tình nguyện yêu không lối về, cũng không muốn vui vẻ hời hợt trở thành tình cảm nhạt nhòa.