Sách hướng dẫn đọc báo cáo tài chính năm 2024

Trong thời đại thông tin, sự hiểu biết về tài chính không chỉ là một kỹ năng, mà còn là một lợi thế cạnh tranh, một yêu cầu bắt buộc đối với lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản trị. Báo cáo tài chính không chỉ là tập hợp của những con số khô khan, chúng là ngôn ngữ kể về “sức khỏe”, “tiềm năng và triển vọng” của một doanh nghiệp. Qua bài viết, MISA AMIS Kế toán tổng hợp hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính đơn giản, nhanh chóng dành cho nhà quản trị.

1. Ý nghĩa của việc đọc hiểu báo cáo tài chính đối với nhà quản trị

Đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng với các đối tượng sử dụng và quản lý thông tin kế toán, đặc biệt đối với nhà quản trị doanh nghiệp.

Biết đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ giúp chủ doanh nghiệp, nhà quản trị có cách quản lý tốt tình hình tài chính doanh nghiệp mình, biết được điểm mạnh, điểm yếu trong tình hình tài chính để đưa ra các quyết định hiệu quả.

  • Quản lý tài chính: Báo cáo tài chính giúp chủ doanh nghiệp hiểu rõ tình hình tài chính, đánh giá hiệu suất kinh doanh, và xác định các vấn đề cần giải quyết.
  • Định hướng chiến lược: Sử dụng thông tin từ báo cáo tài chính để lập kế hoạch, thiết lập mục tiêu và phát triển chiến lược kinh doanh.
  • Quyết định đầu tư: Dựa vào thông tin tài chính để đánh giá cơ hội và rủi ro khi đầu tư vào các dự án mới hoặc mở rộng kinh doanh.

2. Quy trình chung đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính

Để đơn giản và hệ thống cho các anh chị quản lý doanh nghiệp mới tìm hiểu về báo cáo tài chính, MISA AMIS Kế toán tóm tắt quy trình chung để đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính từ mức độ cơ bản (phổ quát) đến nâng cao (chuyên sâu) như sau:

Bước 1: Đặt mục tiêu: Xác định mục tiêu của việc đọc hiểu và phân tích báo cáo tài chính Bước 2: Nắm bắt kiến thức cơ bản: Có kiến thức cơ bản về Báo cáo tài chính, hiểu cấu trúc khoản mục của các Báo cáo tài chính và đọc báo cáo tài chính ở mức cơ bản Bước 3: Phân tích sâu: Vận dụng linh hoạt các công cụ, kỹ thuật phân tích để phân tích và hiểu Báo cáo tài chính ở mức độ nâng cao Bước 4: Ra quyết định: Kết hợp các thông tin phân tích và các dữ liệu từ Báo cáo tài chính để ra quyết định

3. Ý nghĩa của các báo cáo trong bộ báo cáo tài chính

  • Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu: tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn. Các bạn có thể thấy BCĐKT mang tính thời điểm, giống như một lát cắt, một bức tranh tài chính tổng thể tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD): phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Không giống BCĐKT, BCKQKD mang tính thời kỳ, tổng hợp phát sinh trong suốt kỳ báo cáo.
    Sách hướng dẫn đọc báo cáo tài chính năm 2024
    Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT): phản ánh luồng tiền ra/vào của các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. BCLCTT cũng mang tính thời kỳ như BCKQKD.
    Sách hướng dẫn đọc báo cáo tài chính năm 2024
    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trên MISA AMIS kế toán

Dùng ngay miễn phí

  • Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC): trình bày cụ thể, chi tiết các khoản mục trên BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT, một số khoản mục bắt buộc phải thuyết minh theo quy định, một số khoản mục đặc thù có thể ảnh hưởng đến quyết định tài chính của người đọc báo cáo.
    \> Xem thêm: Hướng dẫn 7 bước lập báo cáo tài chính đơn giản hiệu quả

Sách hướng dẫn đọc báo cáo tài chính năm 2024

4. Hướng dẫn đọc các báo cáo tài chính đơn giản, nhanh chóng

4.1 Đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo báo tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh, lãi hay lỗ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động.

Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Sách hướng dẫn đọc báo cáo tài chính năm 2024
Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo KQKD thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được trong kỳ thông qua các hoạt động kinh doanh thông thường, hoạt động tài chính và các hoạt động khác.

Chỉ tiêu Mã số Năm nay Năm trước1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 21 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02) 10 4. Giá vốn hàng bán 11 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10 – 11) 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 7. Chi phí tài chính – Trong đó: Chi phí lãi vay 22 23 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)} 30 11. Thu nhập khác 31 12. Chi phí khác 32 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)40 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 51 – 52) 60 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70 19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 71

Đọc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần nắm được những thông tin chính nhất bao gồm:

  • Tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận số liệu giá trị tuyệt đối là bao nhiêu;
  • Lợi nhuận chủ yếu được sinh ra từ hoạt động nào: hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính hay hoạt động khác;
  • Sự thay đổi của doanh thu, chi phí, lợi nhuận có cùng chiều;
  • Chi phí của hoạt động nào, khâu nào đang làm vấn đề nổi cộm;

4.2 Đọc Bảng cân đối kế toán

Sách hướng dẫn đọc báo cáo tài chính năm 2024
Căn cứ bảng CĐKT có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của DN

Kết cấu bảng cân đối kế toán

Sách hướng dẫn đọc báo cáo tài chính năm 2024
Kết cấu của bảng cân đối kế toán

Phần tài sản: Tài sản của doanh nghiệp phản ánh quy mô và nguồn lực mà doanh nghiệp đang nắm giữ.

Tài sản Đầu kỳ Cuối kỳ A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền mặt, tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. TSCĐ – Nguyên giá – Hao mòn luỹ kế III. Bất động sản đầu tư IV. Tài sản dở dang dài hạn V. Đầu tư tài chính DH VI. TSDH khác Tổng Tài sản

Trong đó:

Tài sản ngắn hạn: là những tài sản có thời gian sử dụng ngắn dưới 12 tháng hoặc 1 chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp và thường xuyên thay đổi hình thái giá trị trong quá trình sử dụng. Đối với doanh nghiệp, tài sản ngắn hạn thường bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, phải thu, đầu tư ngắn hạn.

Tài sản dài hạn: Là những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển và thu hồi dài trên 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh. Tài sản dài hạn thường bao gồm: tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các khoản phải thu dài hạn… Các tài sản này tạo nên nền tảng, cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhà xưởng, máy móc, thiết bị.

Đọc bảng cân đối kế toán phần tài sản cần nắm được những thông tin chính nhất bao gồm:

  • Giá trị của tổng tài sản và cấu thành tài sản bao gồm những loại gì
  • Phần lớn tài sản của doanh nghiệp đang tập trung ở đâu
  • So sánh sơ bộ đầu kỳ và cuối kỳ thì tài sản nào tăng, tài sản nào giảm, tỷ lệ tăng giảm ra sao…

Phần nguồn vốn: Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý gì đối với các nguồn đó. Ví dụ như để đầu tư mua máy móc thiết bị, doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn tiền tự có, vay vốn ngân hàng hoặc kết hợp cả hai nguồn trên. Cơ cấu nguồn vốn được chia thành Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu.

Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn 1. Phải trả người bán ngắn hạn 2. Người mua trả tiền trước 3. Thuế & khoản phải nộp NN 4. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 6. Phải trả ngắn hạn khác 7. Vay ngắn hạn NH 8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 9. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 1. Chi phí phải trả dài hạn 2. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 3. Phải trả dài hạn khác 4. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 6. Dự phòng phải trả dài hạn Nguồn vốn Đầu kỳ Cuối kỳ D. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn góp của CSH 2. Thặng dư vốn CP 3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 4. CP quỹ 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6. Chênh lệch tỉ giá hối đoái 7. Các quỹ thuộc VCSH 8. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

  • LNST CPP lũy kế đến cuối năm trước
  • LNST chưa PP năm nay 9. Nguồn vốn đầu tư XDCB II. Nguồn KP & quỹ khác 1. Nguồn kinh phí 2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ Tổng nguồn vốn

Nợ phải trả: bao gồm Nợ ngắn hạn và Nợ dài hạn tuần tự đề cập đến nghĩa vụ nợ trong thời hạn không quá 1 năm và trên 1 năm của doanh nghiệp. Đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng nhằm đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, tuy nhiên doanh nghiệp cần phải sử dụng và quản lý các khoản nợ một cách hiệu quả nhằm đảm bảo có khả năng thanh toán cũng như có tích luỹ để mở rộng và phát triển doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu: nguồn tài trợ xuất phát từ chính chủ sở hữu doanh nghiệp, đây cũng chính là phần còn lại trong tài sản của công ty sau khi các khoản nợ đã được trả. Vốn chủ sở hữu có vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc duy trì và phát triển hoạt động của doanh nghiệp do đây là nguồn vốn sử dụng dài hạn và không có cam kết phải thanh toán.

Đọc bảng cân đối kế toán phần nguồn vốn cần nắm được những thông tin chính nhất bao gồm:

  • Nguồn vốn hình thành của doanh nghiệp từ nợ và vốn chủ là bao nhiêu, nguồn nào chiếm tỷ trọng lớn hơn;
  • Với nguồn nợ phải trả thì tập trung vào nợ ngắn hạn hay nợ dài hạn;
  • So sánh thời điểm đầu kỳ, cuối kỳ thì nguồn nào tăng, nguồn nào giảm, mức tăng giảm có hợp lý không…

4.3 Đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện chi tiết tình hình thu, chi và biến động dòng tiền của doanh nghiệp, được phân chia cụ thể theo hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Dòng tiền ra của doanh nghiệp được thể hiện dưới giá trị âm, trong khi dòng tiền vào là số dương.

Kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Sách hướng dẫn đọc báo cáo tài chính năm 2024
Kết cấu báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: là dòng tiền phát sinh trong quá trình thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp như thu tiền bán hàng, thanh toán cho nhà cung cấp, trả tiền lương…

Đây là dòng tiền mà bản thân doanh nghiệp làm ra, chứ không phải từ việc huy động thêm vốn đầu tư hay vay nợ. Do đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh rất được quan tâm và phân tích nhằm đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp cũng như đánh giá chất lượng, sự bền vững của con số lợi nhuận trong báo cáo KQKD.

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: bao gồm dòng tiền vào và dòng tiền ra có liên quan đến hoạt động đầu tư, mua sắm, thanh lý… tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính, tài sản dài hạn khác.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính: liên quan đến việc tăng/giảm vốn chủ sở hữu (nhận vốn góp mới, thu từ phát hành cổ phiếu, trả cổ tức cho cổ đông…) và vay nợ (chi trả nợ gốc vay, hay vay nợ mới nhận được…)

Về bản chất, quá trình lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp dựa trên quan hệ cân đối của dòng tiền trong kỳ và được thể hiện qua phương trình:

Tiền tồn đầu kỳ + Tiền thu trong kỳ – Tiền chi trong kỳ = Tiền tồn cuối kỳ

Đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần nắm được những thông tin chính nhất bao gồm:

  • Dòng tiền tổng và từ từng hoạt động là âm hay dương, giá trị tuyệt đối;
  • Tiền được tạo ra từ hoạt động nào, tỷ trọng của từng dòng tiền đóng góp trong tổng dòng tiền vào;
  • Dòng tiền tăng lên hay giảm đi, nguyên nhân;
  • Tiền được sử dụng vào việc gì, liệu doanh nghiệp có đang dùng tiền vay sai mục đích không, doanh nghiệp có thể trả cổ tức không;
  • Nhu cầu của doanh nghiệp đối với các nguồn tài trợ bên ngoài…

Một số lưu ý khi đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán được lập dựa trên phương pháp kế toán dồn tích: điều đó có nghĩa là doanh thu và chi phí được ghi nhận cho dù có thực thu thực chi hay chưa trong khi báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ ghi nhận những khoản thực thu thực chi;
  • Nợ phải thu tăng có nghĩa là thu nhập đã được ghi trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhưng tiền chưa thu về được. Do đó, tài khoản phải thu tăng sẽ làm giảm dòng tiền hoạt động trong thời kỳ này;
  • Khoản phải trả tăng có nghĩa là chi phí đã phát sinh nhưng công ty lại chưa trả tiền. Do đó, bất kỳ khoản phải trả nào tăng lên đều làm dòng tiền ròng của công ty tăng lên;
  • Chi phí khấu hao được phân bổ dần trong 1 khoảng thời gian dài trên bảng cân đối kế toán nhưng lại chỉ ghi nhận tất cả chi phí 1 lần trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ khi DN chi tiền ra đầu tư tài sản cố định…

4.4 Đọc thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp các thông tin chung về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ, chuẩn mực chế độ kế toán áp dụng, chi tiết các số liệu liên quan đến các báo cáo… Do đó, việc đọc số liệu chi tiết được trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính giúp nhà quản trị hiểu rõ hơn số liệu chi tiết cấu thành nên các chỉ tiêu trong các báo cáo.

Ngoài ra, thuyết minh báo cáo tài chính còn cung cấp các thông tin khác như các khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, thông tin về các bên liên quan… Đây là những thông tin quan trọng mà nhà quản trị cần xem xét chi tiết ở thuyết minh báo cáo tài chính.

Sau khi đọc hiểu được các chỉ số trên từng báo cáo và hệ thống được số liệu của các bảng báo cáo trong báo cáo tài chính của một năm, nhà quản trị cần có những phân tích sâu hơn về số liệu kế toán của năm đó, so sánh với các năm trước đó, so sánh với đối thủ cùng ngành hay chỉ số trung bình ngành… để có được phân tích rõ nét hơn về bức tranh tài chính của doanh nghiệp.

3. Lưu ý khi đọc báo cáo tài chính

Hãy nhớ rằng tất cả các báo cáo này sẽ được sử dụng cho hoạt động kiểm toán và thanh toán thuế. Hãy hỏi lại kế toán của bạn nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc cảm thấy không chắc chắn về những gì bạn đang đọc. Lên lịch kiểm toán độc lập ít nhất 1 lần mỗi năm để đảm bảo báo cáo tài chính của doanh nghiệp là nhất quán và chính xác.

Hiện nay các báo cáo thuế, BCTC đã được các nhà cung phần mềm kế toán như MISA đáp ứng tương đối đầy đủ. Phần mềm kế toán online AMIS kế toán của MISA hỗ trợ doanh nghiệp tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo tài chính, tự động lập tờ khai thuế và quyết toán thuế TNDN hàng năm. Ngoài ra, phần mềm còn tự động phát hiện các sai lệch trên chứng từ, sổ sách, báo cáo và hướng dẫn cách thức xử lý theo đúng quy định; tự động nhắc nhở hạn kê khai, quyết toán thuế và nộp thuế GTGT, TNDN, TNCN, thuế môn bài…

Qua bài viết MISA AMIS hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn bao quát, tổng quan hơn về mục đích, ý nghĩa, quy trình, kỹ thuật và các công cụ trình bày hiệu quả trong cách đọc báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính. Chúc anh chị và các bạn thành công!

Phần mềm kế toán online MISA AMIS còn là trợ thủ đắc lực, đem đến cho nhà quản trị góc nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các tính năng ưu việt:

  • Xem báo cáo điều hành mọi lúc mọi nơi: Giám đốc, kế toán trưởng có thể theo dõi tình hình tài chính ngay trên di động, kịp thời ra quyết định điều hành doanh nghiệp.
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề. Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.