Sau sinh mổ bao lâu thì ngồi được

Sau sinh, bạn cần chăm sóc vết mổ cẩn thận, thường xuyên theo dõi để nhận biết các dấu hiệu bất thường như nhiễm trùng vết mổ… Hãy đi khám ngay nếu bạn có một trong những yếu tố sau:

  • Vết mổ sưng, nóng, có màu đỏ, đau hoặc rỉ dịch
  • Bạn bị sốt cao hơn 38°C
  • Âm đạo chảy rất nhiều máu hoặc dịch âm đạo có mùi hôi…

2. Sau sinh mổ bao lâu thì quan hệ được?

Thường trước khi xuất viện, bác sĩ sẽ ghi lịch hẹn yêu cầu bạn đến bệnh viện kiểm tra vào khoảng 4 tuần sau đó. Ở lần kiểm tra này, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám âm đạo, cổ tử cung, vết mổ, đo huyết áp và kiểm tra cân nặng, chỉ định bạn siêu âm để kiểm tra tử cung để đánh giá mức độ phục hồi. Từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra lời khuyên thích hợp về thời điểm quan hệ sau sinh mổ an toàn, cũng như tư vấn phương pháp tránh thai sau sinh.

Thông thường, mẹ bỉm sữa chỉ nên quan hệ sau thời điểm mổ bắt con khoảng 6 tuần. Đây là thời điểm mà cơ thể bạn đã phục hồi, những cơn đau từ vết mổ đã có thể biến mất.

Nếu có băn khoăn về việc sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được hay tránh thai sau sinh mổ, bạn hãy trao đổi ngay với bác sĩ ở lần thăm khám này. Dựa trên tình hình sức khỏe của bạn, mức độ phục hồi của tử cung, bác sĩ sẽ giải đáp chính xác cho bạn và tư vấn về thời điểm thích hợp tiến hành đặt vòng tránh thai hay áp dụng hình thức tránh thai phù hợp.

3. Cần lưu ý gì khi cho con bú sau sinh mổ?

Thời gian cho bé bú sau sinh mổ sẽ tùy thuộc vào sức khỏe của bạn và bé. Bạn có thể cho bé bú ngay trong một giờ đầu sau sinh hoặc nếu sinh mổ bằng hình thức gây mê toàn thân, bạn có thể chờ khoảng 4 đến 6 giờ khi thuốc mê bớt tác dụng. Sau sinh, bạn nên cho bé bú càng sớm càng tốt, điều này không chỉ tăng sức đề kháng cho bé mà còn giúp mẹ nhanh hồi phục, giảm nguy cơ băng huyết.

Sinh mổ có thể khiến sữa mẹ về chậm hoặc ít do cơ thể chịu nhiều áp lực trong quá trình phẫu thuật. Trong trường hợp này, bạn có thể cân nhắc cho bé dùng thêm sữa công thức để bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, đồng thời giúp bạn giảm áp lực trong việc cho con bú.

Một điều mà các mẹ cần lưu ý là trẻ sinh mổ thường bị “thiệt thòi” hơn trẻ sinh thường vì trẻ sinh mổ có hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ.

Do đó, nếu bắt buộc phải chọn lựa sữa công thức cho trẻ sinh mổ, các chuyên gia khuyên mẹ nên ưu tiên chọn loại đã có nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả cải thiện sự mất cân bằng của hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ.

Công thức Synbiotic [scGOS/lcFOS [9:1] & Bifidobacterium breve M-16V] đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh về tính hiệu quả trong việc khôi phục sự cân bằng của hệ vi đường ruột, đồng thời giúp trẻ sinh mổ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về da và dị ứng như viêm da cơ địa/chàm sữa.

[embed-health-tool-”ovulation”]


 

4. Sinh mổ nên ăn gì?

“Sinh mổ nên ăn gì” là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ sau sinh. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và cung cấp năng lượng là cần thiết cho cơ thể. Hãy duy trì thói quen ăn uống lành mạnh như khi bạn còn mang thai. Hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm giàu protein, vitamin C, chất sắt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Do đó, có thể bác sĩ sẽ kê toa cho bạn dùng bổ sung vitamin và sắt sau sinh để ngăn ngừa tình trạng thiếu chất.

  • Thực phẩm có hàm lượng protein cao: thịt, cá, thịt gà, trứng, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt và đậu.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: cam, bưởi, dâu tây, dưa hấu và đu đủ. Đây cũng những loại trái cây tốt cho mẹ sau sinh mổ.
  • Thực phẩm giàu sắt là các loại thịt đỏ [thịt bò, cá hồi], gan, đậu khô, hoa quả khô và ngũ cốc giàu chất sắt.

Ngoài ra, bạn đừng quên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày các loại thực phẩm giàu vitamin A như rau xanh, trái cây, cà rốt và khoai lang.

Các mẹ trẻ khi mới sinh con xong thường hiếm gặp các biến chứng liên quan đến sức khỏe và sẽ dần hồi phục nếu được chăm sóc đúng cách, đặc biệt việc đi đứng trở lại cũng sẽ không quá vất vả. Vậy sau sinh bao lâu thì đi lại bình thường được?

Theo các bác sĩ, đối với mẹ sinh thường, khoảng 1 tuần là mẹ đã có thể hồi phục và đi lại bình thường. Còn đối với mẹ sinh mổ, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn, hầu hết các bác sĩ đều khuyên mẹ sinh mổ nên đợi ít nhất 2-3 tuần mới bắt đầu đi lại bình thường. Khái niệm đi lại bình thường có nghĩa là vận động như người khoẻ mạnh bình thường, chứ tập đi nhẹ nhàng thì vẫn thực hiện được các mẹ nhé.

Điều quan trọng là giai đoạn này, mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu của cơ thể, tùy sức khỏe và thể trạng của từng mẹ mà thời gian hồi phục sẽ nhanh hay lâu.

Sau sinh bao lâu thì đi lại bình thường? là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm

Thời gian mẹ ở cữ sau sinh bao lâu thì hợp lý?

Theo quan niệm xưa, việc kiêng cữ sau sinh thường diễn ra trong vòng 3 tháng 10 ngày và người phụ nữ sau sinh cần phải ở trong phòng kín gió, không được nói chuyện với người lạ, không được đọc sách báo, không được tắm rửa, …. Các cụ cho rằng nếu không kiêng cữ đúng thời gian, mẹ sẽ dễ bị đau ốm, bệnh tật, nhức đầu, nhức xương khớp, …

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và lối sống hiện đại nên việc kiêng cữ đã trở nên dễ chịu hơn rất nhiều, thay vì kiêng cữ đủ 3 tháng 10 ngày thì các mẹ chỉ cần kiêng cữ 1 tháng là được.

Sau khoảng 2- 3 ngày sinh nở là mẹ có thể tắm rửa, vệ sinh cơ thể bằng nước ấm. Trước đó thì vẫn lau mình cho sạch sẽ. Trong tháng kiêng cữ mẹ chỉ cần tránh vận động mạnh, tránh tập thể dục nặng, kiêng quan hệ vợ chồng, … là được.

Sau khi ra tháng thì các mẹ có thể trở lại với thói quen sinh hoạt bình thường, tuy nhiên nên chú ý ăn những thực phẩm dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe để không gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.

Sau sinh bao lâu thì làm việc được bình thường?

Ngoài câu hỏi sau sinh bao lâu thì đi lại bình thường được? thì có rất nhiều mẹ trẻ còn thắc mắc về việc sau sinh bao lâu thì làm việc lại được?

Mẹ hoàn toàn có thể tắm gội từ tuần đầu tiên sau sinh. Tuy nhiên, mẹ lưu ý tắm nhanh, tắm trong không gian kín, tránh gió lùa và tắm bằng nước ấm để đảm bảo sức khỏe.

Nếu vết thương còn đau, chưa lành hẳn, mẹ chỉ nên dùng khăn mềm lau sạch dịch bẩn.

2. Không nên quan hệ tình dục quá sớm sau khi sinh

Đây là quan niệm kiêng cữ đúng dành cho mẹ sau sinh. Dù mẹ sinh thường hay sinh mổ thì cô bé đều bị ảnh hưởng và cần có thời gian hồi phục.

Mẹ nên chờ khoảng 4 – 6 tuần, sau khi hết sản dịch, tử cung co hồi lại, vết mổ hoặc vết khâu tầng sinh môn đã lành hẳn rồi mới nghĩ đến “chuyện ấy” nhé.

Nên kiêng quan hệ sau sinh từ 1 tháng trở lên để đảm bảo sức khỏe

3. Mẹ nên ăn thật nhiều món bổ sau khi sinh

Việc bồi bổ cơ thể sau một cuộc vượt cạn là điều nên làm. Tuy nhiên, cơ thể mẹ sau sinh thường rất yếu và nhạy cảm, hệ tiêu hóa chưa được hồi phục hoàn toàn.

Trong tuần đầu sau sinh, mẹ nên ăn những món dễ tiêu và cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng như đạm, rau xanh, canxi, sắt. Việc ăn các món chiên xào, nhiều dầu mỡ hoặc món quá nhiều chất bổ ngay sau khi sinh dễ khiến mẹ nặng bụng, khó tiêu, thậm chí lâu lành vết mổ.

4. Mẹ nên kiêng đánh răng sau khi sinh

Việc đánh răng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ sau sinh. Vì vậy, mẹ có thể rửa mặt, súc miệng, đánh răng mỗi ngày sau khi sinh em bé.

Mẹ lưu ý chọn loại bàn chải mềm, súc miệng bằng nước ấm, chải răng nhẹ nhàng tránh gây chảy máu răng.

5. Mẹ nên hạn chế xem điện thoại, tivi, ipad, máy tính

Do yêu cầu công việc, nhiều mẹ buộc phải tiếp xúc với các thiết bị điện tử ngay trong tuần đầu tiên sau khi sinh. Việc xem điện thoại, tivi, ipad hay máy tính quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến mắt, khiến mẹ dễ mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt.

Điều này tác động không tốt đến sức khỏe cũng như quá trình phục hồi sau sinh của sản phụ. Tốt nhất, mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử ít nhất 6 tuần sau sinh.

6. Mẹ không được ra ngoài, không được mặc áo cộc tay

Bên cạnh vấn đề sau sinh bao lâu thì được ngồi xổm thì một trong những lời khuyên mà mẹ sau sinh thường nghe nhiều nhất đó là phải kiêng cữ đủ 3 tháng 10 ngày, không được ra ngoài, không được mặc áo cộc tay, phải giữ ấm tối đa. Thật ra nếu mẹ sinh vào mùa đông thì giữ ấm cơ thể là điều cần thiết.

Video liên quan

Chủ Đề