So sánh bóng đá nhật bản và hàn quốc năm 2024

22 giờ tối nay 5-12, Nhật Bản bước vào trận đấu loại trực tiếp với đương kim á quân World Cup - Croatia. Vài giờ sau, Hàn Quốc đối đầu Brazil. Hai đội bóng châu Á đã tạo kỳ tích ở vòng bảng bằng những chiến thắng không tưởng trước các đối thủ “chiếu trên”, liệu họ sẽ tiếp tục tạo nên chấn động?

So sánh bóng đá nhật bản và hàn quốc năm 2024

Pha bứt tốc ghi bàn của Tanaka trong trận Nhật Bản thắng Tây Ban Nha 2-1. Ảnh: AFP

Sau vòng bảng, điểm nhấn ở bảng E là HLV Hajime Moriyasu dẫn dắt Nhật Bản quật ngã 2 "gã khổng lồ" Ðức và Tây Ban Nha. Công thức chiến thắng của tuyển Nhật là vùng lên trong những phút đầu hiệp 2. Còn nếu bung sức thi đấu đôi công, hoặc áp đặt thế trận tấn công, "Samurai xanh" dễ thất bại. Ðó là những gì đã xảy ra trong trận thua sốc Costa Rica 0-1. Trong 2 trận thắng, HLV Moriyasu thay đổi người táo bạo, có lúc chơi với hàng thủ 3 người. Doan và Asano là những siêu dự bị, có thể tạo đột biến và phá vỡ thế bế tắc cho Nhật Bản.

Hành trình của Croatia cũng khá ấn tượng khi cầm hòa "Quỷ đỏ" và Marocco trong 2 trận đấu không có bàn thắng. Ðội bóng áo ca rô có chiến thắng duy nhất trước Canada, qua đó giành vị trí Nhì bảng F. Gặp Nhật Bản, Croatia được đánh giá cao hơn khi đang là á quân World Cup với dàn cầu thủ giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, điểm mạnh của Nhật Bản là tinh thần và lối chơi tập thể gắn kết thành một khối và không phải ngẫu nhiên họ đứng đầu bảng E. Lần gặp nhau gần đây nhất của hai đội là tại World Cup 2006, với kết quả hòa không bàn thắng.

Nếu trận Nhật Bản với Croatia không quá chênh lệch, thì ở cặp đấu tiếp theo, Hàn Quốc khó sánh với Brazil. Selecao vượt qua vòng bảng với 2 chiến thắng trước Serbia và Thụy Sĩ, nhưng thất bại 0-1 trước Cameroon, khi đội bóng Nam Mỹ ra sân với dàn cầu thủ dự bị. Neymar vẫn chưa biết có kịp thời hồi phục hay không. Thiếu vắng Neymar đã ảnh hưởng đến lối chơi của Selecao trong 2 trận cuối vòng bảng. Khả năng dứt điểm vẫn là nỗi lo với HLV Tite khi các cầu thủ Brazil chỉ ghi được 3 bàn thắng trong tổng số 54 cơ hội được tạo ra. Tuy nhiên, bộ ba tấn công Richarlison, Vinicius và Raphinha là mối đe dọa cho mọi hàng phòng ngự. Brazil có thành tích tốt trong đối đầu với các đội bóng châu Á tại các kỳ World Cup, khi giành chiến thắng tuyệt đối. Gần nhất là trận thắng 2-1 trước CHDCND Triều Tiên vào năm 2010, trước đó là 4-1 trước Nhật Bản năm 2006 và 4-0 trước Trung Quốc năm 2002.

Hàn Quốc đã lách qua khe cửa hẹp nhờ chiến thắng ngược 2-1 trước Bồ Ðào Nha, với bàn thắng phút bù giờ của Hwang Hee-chan. Rất ít người nghĩ Hàn Quốc sẽ vượt qua vòng bảng, đặc biệt là sau thất bại trước Ghana, nhưng họ đã làm được trong sự ngỡ ngàng. 20 năm trước, "Chiến binh Taekguk" từng đứng thứ tư kỳ World Cup cùng đăng cai với Nhật Bản. Khi đó, Ý với dàn cầu thủ toàn sao Del Pierro, Totti, Maldini... và một Tây Ban Nha tài năng đã gục ngã trước Hàn Quốc ở vòng loại trực tiếp. Họ chỉ bị Ðức chặn lại ở bán kết với tỷ số 0-1.

Cách đây 12 năm, tờ The Korea Herald đã đặt một câu hỏi: "Cầu thủ Hàn Quốc vươn ra toàn cầu: Lợi hay hại?". Điều đó có nghĩa cách đây hơn 10 năm, người Hàn Quốc đã không còn lo lắng về việc cầu thủ của họ có được sang nước ngoài thi đấu hay không, mà lo lắng việc có... quá nhiều cầu thủ sang nước ngoài từ khi còn quá trẻ.

Lee Young-pyo, cựu danh thủ thi đấu ở châu Âu trong giai đoạn 2003-2009 đặt vấn đề: "Với những cầu thủ trẻ của châu Á, họ sẽ gặp rất nhiều sự khác biệt văn hóa khi sang châu Âu và cần thời gian để thích ứng. Giải Hà Lan là bước đệm tuyệt vời để học hỏi và nếu bạn có thể thi đấu, thích ứng tốt ở đó thì có thể thi đấu ở mọi nơi khác".

Lee Young-pyo đang lấy câu chuyện của bản thân và Park Ji-sung để làm ví dụ cho lớp trẻ. Nhưng suy nghĩ đó bây giờ đã trở nên lỗi thời, việc cầu thủ Hàn Quốc nhảy thẳng từ giải quốc nội sang 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu (ở đội một hoặc học viện) không còn hiếm nữa trong 10 năm qua.

So sánh bóng đá nhật bản và hàn quốc năm 2024

Với Nhật Bản, khi lần đầu tiên dự World Cup năm 1998, toàn bộ các cầu thủ được triệu tập đều thi đấu ở J.League. Tới đại hội ở quê nhà năm 2012, họ có 4 người thi đấu ở châu Âu. Các con số này cứ tăng đều đặn ở mỗi giải. Năm 2014, Nhật Bản có 12 người, rồi tăng lên thành 16 ở Nga năm 2018. Và tại World Cup 2022 vừa qua, 22/26 cầu thủ mà HLV Moriyasu Hajime lựa chọn đến từ châu Âu. Nói không quá, tiêu chuẩn để vào ĐTQG bây giờ là cầu thủ phải thi đấu ở châu Âu.

Tính đến lúc này, có tới hơn 100 cầu thủ Nhật Bản thi đấu ở các hạng đấu cao nhất tại châu Âu, chứ chưa tính đến những hạng dưới. Giống như Hàn Quốc, chuyện cầu thủ Nhật Bản chơi cho các đội bóng hàng đầu lục địa già là quá bình thường, chứ không còn gây chấn động như trước.

Khi đem so sánh, bóng đá Nhật Bản và Hàn Quốc đâu phải lúc nào cũng chiếm 2 vị trí đầu tại châu Á. Như ở thời điểm này, BXH FIFA chỉ ra Nhật Bản đứng số 1 châu Á, còn Hàn Quốc đứng thứ 4 và xung quanh còn có Iran, Australia, Saudi Arbia, Qatar, Iraq... Nhưng tại sao 2 quốc gia này lại có thể "xuất khẩu" cầu thủ tốt đến vậy?

Đầu tiên là vấn đề văn hóa. Hàn Quốc và Nhật Bản có sự tự tôn dân tộc rất cao, nhưng đồng thời cũng rất "sính ngoại". Chính việc coi châu Âu là thước đo chuẩn mực về bóng đá hay nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống thôi thúc người dân 2 nước này quyết tâm học hỏi không ngừng để đạt được mục đích sang đó định cư. Chỉ riêng về mặt ý chí và quyết tâm, gần như không có quốc gia châu Á nào vượt qua được Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cũng chính vì cởi mở với văn hóa phương Tây nên cầu thủ Nhật và Hàn được tiếp xúc với những điều mới mẻ từ sớm, nên không gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi khi sang châu Âu thi đấu. Khác biệt hay những cú sốc văn hóa như Lee Young-pyo từng chia sẻ là câu chuyện của cả thập kỷ trước rồi.

Các giáo trình đào tạo cầu thủ trẻ của 2 cường quốc này cũng chủ yếu được mang về từ châu Âu, đặc biệt là Đức, Hà Lan và Anh. Và nó giống như việc mở "lò luyện thi" với một cái đề được ôn đi ôn lại, chuyện các học viên sau này đều đến châu Âu là hệ quả tất yếu.

So sánh bóng đá nhật bản và hàn quốc năm 2024

Định hướng tư tưởng cũng là rất quan trọng. Nếu như Nhật Bản và Hàn Quốc coi việc thi đấu ở châu Âu là điều kiện cần để lên ĐTQG, thì những quốc gia Trung Đông như Saudi Arabia, UAE hay Qatar lại đóng cửa với thế giới hơn nhiều. Tại World Cup vừa rồi, toàn bộ cầu thủ Saudi Arabia đều thi đấu ở trong nước. Họ có đãi ngộ tốt và không có tư duy phải ra nước ngoài để đổi đời, trong khi ở lại có cơ hội lên tuyển cao hơn. Saudi Arabia cũng đủ giàu có để mang các ngôi sao thế giới về Saudi Pro League, thay vì di chuyển theo chiều ngược lại. Đấy là chưa kể ở những quốc gia này, rào cản văn hóa với châu Âu mới thực sự là vấn đề lớn.

Iran hay Iraq cũng đã có những cầu thủ tiên phong và làm nên tên tuổi ở châu Âu. Tuy nhiên, để đến được phương Tây, những cầu thủ của 2 quốc gia này phải nỗ lực rất nhiều mà không nhận được sự ủng hộ cần thiết. Tất cả những yếu tố trên biến họ khó có thể trở thành mảnh đất màu mỡ với những nhà tuyển dụng.

Trong khi đó, Hàn Quốc và Nhật Bản đã hình thành những mạng lưới kết nối đào tạo, chuyển nhượng xuyên lục địa. Rất nhiều đội bóng ở 2 quốc gia này trở thành một phần của những hệ thống đa CLB, qua đó giúp chia sẻ thông tin và kéo gần các phần của thế giới lại với nhau.

Nhờ Hàn Quốc và Nhật Bản, châu Á đã có những người vô địch nước Anh, tham dự chung kết Champions League, Vua phá lưới, đội trưởng một CLB Premier League và rất nhiều kỳ tích khác. Với đà phát triển này, ngày những cầu thủ Hàn Quốc và Nhật Bản trở thành những ngôi sao nhất nhì thế giới cũng không còn xa.