So sánh chữ hán và nôm

Hồi hướng tổ tiên, phục dựng lễ nghĩa hiện đang là trào lưu phổ biến với các dòng tộc miền Trung và nhiều vùng ở miền Bắc. Có không ít gia tộc đầu tư tiền bạc xây dựng những nhà thờ tộc họ bề thế nguy nga, để hiển vinh dòng họ với cháu con nội ngoại.

Đây là lý do để hiện tượng chữ Hán, chữ Nôm được sử dụng lại nhiều hơn và theo đó, cộng đồng rất cần những thông tin thỏa đáng về dòng văn hóa chữ nghĩa cha ông, tránh những nhầm lẫn không nên.

So sánh chữ hán và nôm
Một ví dụ về sử dụng chữ Hán và chữ Nôm.

Có thể là một thói quen khẩu ngữ ở nhiều người, khi nói đến việc xây cất các nhà thờ tộc họ, là đề cập văn hóa truyền thống, mà chữ Hán, chữ Nôm là một phần không thể thiếu.

Trên các biển đề ngoài cửa, các hoành phi, câu đối bên trong, rất nhiều gia đình, tộc họ ưa chọn thể hiện câu từ cổ, càng có nét xa xưa càng tốt. Theo đó, ý kiến phổ biến của nhiều người là nên viết chữ Hán Nôm với tên tuổi dòng tộc của mình, cũng như những lời chúc phúc tốt đẹp.

Tuy nhiên, thực tế quan niệm chữ Hán Nôm, chính là gộp chung hai nhóm ngôn ngữ chữ viết lại, là chữ Hán và chữ Nôm. Cần phân biệt rõ hai nhóm chữ này trong lịch sử ngôn ngữ Việt.

Bởi sự đô hộ ngàn năm của các chế độ phong kiến Trung Quốc và những ảnh hưởng với các chế độ phong kiến Việt Nam về sau, khi không lựa chọn được nền văn hóa ngôn ngữ, chữ viết nào tốt hơn, cha ông ta trước đây luôn dùng chữ Hán trong văn bản chữ nghĩa và dùng tiếng Việt trao đổi giao tiếp hàng ngày. Do đó, các văn bản cổ của người Việt đều viết bằng chữ Hán, theo ngữ pháp văn phong cổ và ngữ nghĩa đều dựa vào chữ Hán.

Tại các đền chùa miếu, nhà thờ tộc họ, bia ký…, văn chương chữ Hán cổ được sử dụng phổ biến. Cho nên, có thể nói các văn bản, bia ký thờ tự, hoành phi câu đối, liễn trướng thờ phụng của người Việt, là dùng chữ Hán với văn phong cổ.

Dĩ nhiên, để thuận tiện cho người Việt đọc hiểu đơn giản, nhất là cổ xúy giữ gìn tiếng Việt, cha ông ta đã sử dụng những chữ Hán quen thuộc ghi âm đọc tiếng Việt, từ đó tạo ra hệ thống chữ Nôm.

Chữ Nôm, phát âm trại kiểu giọng... Quảng Nam, chính là chữ Nam, nhưng được cha ông chế tạo bằng cách ghép chữ Nam (phương Nam) với bộ khẩu (miệng) đọc là Nam, hoặc Nôm.

Theo đó, chữ Nôm thực tế là chữ Hán, nhưng ghép lại, mượn âm đọc hoặc nghĩa chữ để tạo các từ tiếng Việt, đọc nghĩa tiếng Việt. Cho nên, khi một người nói viết chữ Nôm, tức là người đó viết chữ Hán nhưng đã được chế tác lại thành ghi âm đọc tiếng Việt, chỉ có người Việt đọc nghe mới hiểu.

Việc viết chữ Hán Nôm để thể hiện một biển đề trước cửa một nhà thờ tộc họ, vì thế chính là viết một dòng chữ Hán theo văn phong cổ và một dòng chữ Nôm ghi âm đọc theo nghĩa tiếng Việt.

So sánh chữ hán và nôm
Quê hương. Ảnh: NGUYỄN ĐIỆN NGỌC

Ví dụ, tộc họ Nguyễn Công muốn lập biển đề trước cửa nhà thờ, sẽ viết câu chữ Hán: “Nguyễn Công tộc từ đường” và kèm bên dưới là một câu chữ Nôm để giải nghĩa cho câu chữ Hán: “Nhà thờ họ Nguyễn Công”.

Như thế, nếu theo văn phong cũ, thì biển đề sẽ có hai dòng chữ này, nhìn qua tưởng đều là chữ Hán, song thực chất một dòng chữ Hán, còn một dòng chữ Nôm, cha ông ta khái quát gọi chung là biển đề chữ Hán Nôm.

Bởi hiện tại, tiếng Việt đã có bộ chữ viết ghi âm đọc latinh, quy định chung là chữ Quốc ngữ, nên việc học tập đã rất dễ dàng. Người Việt không còn phải dựa vào chữ Hán để viết chữ nghĩa nữa, lại càng không cần phải dùng chữ Hán ghi âm tiếng Việt để tạo chữ Nôm.

Các biển hiệu, hoành phi câu đối hiện nay, cũng đều có thể sử dụng chữ Quốc ngữ bằng chữ latinh ghi âm đọc tiếng Việt để thể hiện hai câu chữ Hán và chữ Nôm, chứ không cần hiển thị chữ Hán và chữ Nôm nữa.

Tuy nhiên, bởi đa số dòng tộc đều muốn bảo lưu văn hóa truyền thống, nên trên các biển đề, thường thể hiện một dòng chữ Hán theo văn phong cổ, ví dụ trường hợp “Nguyễn Công tộc từ đường”; và dòng chữ ở dưới sẽ viết bằng chữ Quốc ngữ, chứ không dùng chữ Nôm nữa: “Nhà thờ họ Nguyễn Công”.

Cách thể hiện này phải hiểu chính xác là phối hợp chữ Hán với chữ Quốc ngữ, không gọi là chữ Hán Nôm. Theo đó, người biết chữ Hán có thể đọc thấy dòng chữ Hán, còn các thế hệ hôm nay đều đọc được chữ Quốc ngữ để hiểu.

Cách thức biểu đạt các biển tên, hoành phi, câu đối chữ Hán và chữ Nôm đang phổ biến ở các tộc họ, nhà thờ, đình chùa được xây dựng hiện nay, cần được hiểu rõ như vậy, để tránh những tranh cãi không cần thiết về đề nghị viết chữ Hán Nôm.

Chữ Nôm (字喃) hay còn được gọi là quốc âm, là một hệ chữ ngữ tố được dùng để viết tiếng Việt được tạo ra dựa trên cơ sở là chữ Hán. Nó bao gồm các từ Hán Việt và một hệ thống các từ vựng mới khác được tạo ra dựa vào vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, hội ý, giả tá của chữ Hán.

Chữ nôm là gì? Phân biệt khái niệm chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ

Chữ Nôm là gì?

Cả hai từ “chữ” và “Nôm” trong chữ Nôm đều là các từ Hán Việt cổ. Trong đó từ chữ bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán của chữ tự (字). Còn từ “Nôm” bắt nguồn từ cách phát âm trong tiếng Hán của chữ nam (南). Như vậy, ý tên gọi chữ Nôm là thứ chữ dùng để ghi chép tiếng nói của người phương Nam, tức là người Việt.

Vậy thì chữ Nôm là loại chữ gì? Chữ Nôm là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt, được tạo ra dựa trên cơ sở là chữ Hán. Nó bao gồm các từ Hán Việt và một hệ thống các từ vựng khác được tạo ra dựa vào việc vận dụng phương thức tạo chữ hình thanh, giá tả, hội ý của chữ Hán để tạo ra các chữ mới bổ sung cho việc viết. Cũng như việc biểu đạt các từ thuần Việt không có trong bộ chữ Hán ban đầu.

Chữ Hán

Chữ Hán hay còn gọi là Hán tự là chữ Trung Quốc. Trong chữ Hán bao gồm có 2 loại: Chữ Hán cổ (phồn thể) và chữ Hán hiện đại (chữ giản thể). Đây là một dạng chữ viết biểu ý của Trung Quốc sau đó đã du nhập vào các nước lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Từ đó tạo nên vùng văn hóa chữ Hán, tại các nước này chữ Hán được vay mượn để tạo nên ngôn ngữ mới cho mỗi nước.

Trong các văn bản ở Việt Nam, chữ người Việt dùng được gọi là chữ Nho, tức là chữ Hán cổ. Tuy nhiên, người Việt không phát âm chữ Hán như người Trung Quốc bằng cách dùng Pinyin để đọc. Mà người Việt đọc bằng âm Hán Việt, đây là một sáng tạo mới trong việc củng cố phát âm chữ Hán của người Việt.

Chữ quốc ngữ

Chữ Nôm và chữ quốc ngữ là hai hệ chữ dùng để viết tiếng Việt, tuy nhiên chúng có những vai trò khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử cũng như văn hóa của người Việt.

Chữ quốc ngữ được các nhà truyền giáo Dòng Tên tại Việt Nam sáng tạo dựa trên các ký tự Latin vào nửa đầu thế kỷ 17, tuy nhiên tại thời điểm này hệ chữ này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi. Đến thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền thuộc địa thực hiện chế độ đồng hóa nhân dân ta nên đã hạn chế ảnh hưởng của Hán học cùng chữ Hán. Từ đây, sự suy giảm của chữ Hán của dẫn đến sự giảm sút của chữ Nôm.

Cũng từ đó, chữ quốc ngữ đã được dùng làm văn tự thay thế để viết tiếng Việt. Trong giai đoạn đầu, bất chấp việc chính quyền Pháp làm mọi cách ngăn cản việc học chữ trong nhân dân. Các sĩ phu yêu nước vẫn vận động ủng hộ chữ quốc ngữ trong các phong trào phổ biến tân học và lan truyền tư tưởng yêu nước.

Ngay nay, tiếng Việt được viết hoàn toàn bằng chữ Quốc ngữ. Trong đó có rất ít người có thể đọc viết được chữ Nôm. Chính điều này đã dẫn đến nhiều người cho rằng chữ quốc ngữ đã làm lu mờ vị thế của chữ Nôm. Tuy nhiên thì hai hệ chữ này không loại trừ nhau, nghĩa là người ta vẫn có thể học đồng thời cả hai hệ chữ vẫn được.

Chữ Nôm khác chữ Hán như thế nào

Để phân biệt chữ Hán và chữ Nôm rất đơn giản. Chữ Hán là ngôn ngữ của người Trung Quốc, ngày xưa nó còn được gọi là chữ Nho, tức là chữ dùng để dạy cho đạo. Bên cạnh đó còn được gọi với các tên khác là chữ Hoa, chữ Trung hay chữ Tàu. Còn chữ Nôm là chữ do người Việt ngày xưa sáng tạo để viết tiếng Việt và một phần của chữ Nôm được tạo ra dựa trên chữ Hán.

Nguồn gốc và diễn biến phát triển của chữ nôm

Về nguồn gốc của chữ Nôm có rất nhiều giải thiết trong lịch sử về chữ Nôm có từ bao giờ, chữ Nôm ra đời khi nào. Nhưng theo các nhà nghiên cứu căn cứ vào đặc điểm cấu trúc nội tại của chữ Nôm, dựa vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng Việt. So sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt đã đi tới khẳng định âm Hán Việt (âm của người Việt đọc chữ Hán) ngày nay bắt nguồn từ thời Đường-Tống thế kỷ 8-9. Tức sau khi Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Trung Quốc vào năm 939. Chữ Nôm lần đầu tiên được sử dụng làm chữ quốc ngữ để diễn đạt tiếng Việt qua mẫu tự biểu ý dùng để chỉ cách gọi địa danh hoặc các khái niệm không có trong Hán văn. Sau đó từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 20 một phần lớn các tài liệu văn học, triết học, sử học, luật pháp, tôn giáo, hành chính đều được viết bằng chữ Nôm. Trong khoảng 10 thế kỷ, chữ Nôm là công cụ thuần Việt ghi lại lịch sử văn hóa của dân tộc ta, mặc dù nó vẫn chưa chứng tỏ được tính hữu hiệu và phổ biến so với chữ Hán.

Hệ chữ viết này dần dần mai một sau khi chữ quốc ngữ được phổ biến vào đầu thế kỷ 20. Ngày nay, trên thế giới còn rất ít người đọc được chữ Nôm, tưởng chừng như một giai đoạn lịch sử Việt Nam đang dần bị xóa mờ trong tâm trí của các thế hệ người Việt Nam sau này.

Những cách tạo ra chữ Nôm

Về cách tạo ra chữ Nôm, cấu tạo của chữ Nôm

Mượn cả âm và nghĩa của chữ Hán

Mượn cả âm Hán Việt và nghĩa của chữ Hán để ghi lại các từ Hán Việt. Âm Hán Việt có ba loại là:

– Âm Hán Việt tiêu chuẩn: Có nguồn gốc từ ngữ âm tiếng Hán thời Đường. Ví dụ: Thuận lợi /順利/, công thành danh toại /功成名遂/

– Âm Hán Việt cổ: Có nguồn gốc từ ngữ âm tiếng Hán trước thời Đường. Ví dụ: Bay /飛/, âm Hán Việt tiêu chuẩn là “phi”; buồng /房/, âm Hán Việt tiêu chuẩn là “phòng”.

– Âm Hán Việt Việt hoá: Là các âm gốc Hán bị biến đổi cách đọc do ảnh hưởng của quy luật ngữ âm tiếng Việt. Ví dụ: Nhà /家/, âm Hán Việt tiêu chuẩn là “gia”.

Mượn âm chữ Hán, không mượn nghĩa

Mượn âm chữ Hán không mượn nghĩa tức là mượn các từ Hán đồng âm hoặc cận âm để ghi âm tiếng Việt. m mượn có thể là một trong ba âm nói trên, khi đọc có thể đọc giống với âm mượn hoặc đọc lệch đi.

Ví dụ

– Đọc giống như âm Hán Việt tiêu chuẩn

  • Chữ “một” 沒 có nghĩa là “chìm” được mượn dùng để ghi từ “một” trong “một mình”,
  • Chữ “tốt” 卒 có nghĩa là “binh lính” được mượn dùng để ghi từ “tốt” trong “tốt xấu”,

– Đọc chệch âm Hán Việt tiêu chuẩn

  • Gió /這/ mượn âm “giá”
  • Cửa /舉/ mượn âm “cử”
  • Đêm /店/ mượn âm “điếm”
  • Chạy /豸/ mượn âm “trãi”

– Đọc giống như âm Hán Việt cổ

  • Chữ “keo” /膠/ trong “keo dán”, âm Hán Việt tiêu chuẩn là “giao” được dùng để ghi lại từ “keo” trong “keo kiệt”,
  • Chữ “búa” /斧/ trong “cái búa”, âm Hán Việt tiêu chuẩn là “phủ” được dùng để ghi lại từ “búa” trong “chợ búa” .

Mượn nghĩa chữ Hán, không mượn âm

Trái ngược với mượn âm không mượn nghĩa, mượn chữ Hán đồng nghĩa hoặc cận nghĩa để ghi lại âm tiếng Việt.

Ví dụ:

  • Chữ “dịch” 腋 có nghĩa nghĩa là “nách” được dùng để ghi lại từ “nách” trong “hôi nách”,
  • Chữ “năng” 能 có nghĩa là “có tài, có năng lực” được dùng để ghi lại từ “hay” trong “văn hay chữ tốt”.

Tạo chữ ghép

Tạo chữ ghép hay còn gọi là chữ hợp thể là chữ được tạo ra bằng cách ghép hai hoặc nhiều hơn chữ khác thành một chữ. Và các chữ cấu thành nên chữ ghép có thể đóng vai trò là thanh phù hoặc nghĩa phù hoặc đồng thời cả thanh phù và nghĩa phù. Chúng cũng có thể được viết nguyên dạng hoặc viết tỉnh lược đi mất một phần hoặc thay bằng chữ giản hóa. Thanh phù luôn có âm đọc giống hoặc gần giống với âm đọc của chữ ghép.

Một số ví dụ về chữ ghép:

  • “Chân” /蹎/, chân trong “chân tay” được cấu thành từ chữ “túc” 足 và chữ “chân” 真. “Túc” 足 có nghĩa là “chân” được dùng làm “nghĩa phù” biểu thị ý nghĩa của chữ ghép. Tuy nhiên, chữ “túc” 足 khi đứng ở bên trái phải viết dưới dạng biến thể gọi là “bàng chữ túc” ⻊. Còn chữ “chân” 真 trong “chân thành” đồng âm với “chân” trong “chân tay” được dùng làm thanh phù biểu thị âm đọc của chữ ghép.
  • “Khói” được cấu thành từ chữ “hỏa” 火 và chữ “khối” 塊 bị tỉnh lược bộ “thổ” 土 ở bên trái chữ “khối” 塊. “Hỏa” 火 có nghĩa là lửa, gợi ý nghĩa của chữ ghép lửa cháy tạo ra khói, còn chữ “khối” 塊 gợi âm đọc của chữ ghép.
  • “Trời” được cấu thành từ chữ “thiên” 天 có nghĩa là “trời” và chữ “thượng” 上 có nghĩa là “trên”, ý là “trời” thì nằm ở trên cao.

Trong tiếng Việt hiện đại, không có phụ âm kép nhưng trong tiếng Việt từ giai đoạn trung đại trở về trước thì có phụ âm kép. Trong chữ Nôm hợp thể, để biểu thị các phụ âm kép thì người ta dùng một hoặc hai chữ làm thanh phù. Còn dùng hai chữ làm thanh phù thì một chữ sẽ dùng để biểu thị phụ âm thứ nhất của phụ âm kép, còn chữ còn lại biểu thị phụ âm thứ hai của phụ âm kép.

Các vị dụ như:

  • “blăng” : Từ này hiện nay đã biến đổi thành “trăng, giăng”. Chữ “blăng” được cấu thành từ chữ “ba” 巴, chữ “lăng” 夌 và chữ “nguyệt” 月. “Ba” 巴 biểu thị phụ âm thứ nhất “b” của phụ âm kép “bl”, “lăng” 夌 biểu thị phụ âm thứ hai “l” và phần vần của từ “blăng”, “nguyệt” 月 có nghĩa là “mặt trăng” biểu thị ý nghĩa của chữ ghép này.
  • “tlòn” : Chữ này hiện nay đã biến đổi thành “tròn”. Chữ “tlòn” được cấu thành từ chữ “viên” 圓 (bị tỉnh lược bộ “vi” 囗 ở phía ngoài thành “員”) và chữ “lôn” 侖. “Viên” 圓 có nghĩa là “tròn” được dùng làm nghĩa phù. “Lôn” 侖 là thanh phù, biểu thị phụ âm thứ hai “l” của phụ âm kép “tl” và phần vần của từ “tlòn”.

Lược bớt nét của chữ Hán để đọc chệch đi

Lược bớt ít nhất là một nét của một chữ Hán nào đó để gợi ý cho người đọc biết rằng chữ này phải đọc chệch đi.

Ví dụ:

  • Chữ “ấy” : Được tỉnh lược nét chấm “丶” trên đầu chữ “ý” 衣. Việc lược bớt nét bút này gợi ý cho người đọc biết rằng chữ này không đọc là “y” hay “ý” mà cần đọc chệch đi.

Mượn âm của chữ Nôm có sẵn

Dùng chữ Nôm có sẵn để ghi lại từ tiếng Việt đồng âm hoặc cận âm nhưng khác nghĩa hoặc đồng nghĩa nhưng khác âm với các chữ đi mượn. Khi đọc có thể đọc giống với âm của chữ được mượn hoặc đọc chệch âm đi.

Ví dụ:

– Đọc giống với âm đọc của chữ được mượn: Chữ “chín” trong “chín người mười ý được dùng để ghi từ “chín” trong “nấu chín”. – Đọc chệch âm: Chữ “đá” trong “hòn đá” được dùng để ghi từ “đứa” trong “đứa bé”.

Chữ Nôm có 37 ký tự và một số quy tắc viết nhất định. Do đó bất cứ ai cũng có thể học nó trong vài ngày, thậm chí đối với vài người chỉ mất vài giờ. Việc học và viết chữ Nôm Việt Nam là làm sống lại chữ Hán Việt trong Tiếng Việt của chúng ta. Nếu bất cứ ai viết và hiểu được 40% vốn từ Hán Việt thì xem như đã tiếp xúc với quá khứ của dân tộc qua chữ viết. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tiếng Hoa, Nhật, Hàn vì tiếng Nhật và Hàn cũng như tiếng Việt, trên 50% là Hán Tự nên việc học những tiếng này cũng dễ hơn rất nhiều.

So sánh chữ hán và nôm

Về cách học chữ Nôm, trong trường hợp ta viết các từ Hán Việt thì nên dùng các từ ghép. Vì nếu sử dụng được 1000 từ ghép có chọn lọc, có nghĩa là ta biết tối thiểu 1500 từ Hán do đó việc nghiên cứu vào kho Hán Nôm xưa là có cơ sở. Sau khi nếu được sử dụng được tương đối nhuần nhuyễn, ta nên đưa vào khoảng 100 từ đơn xem như bất quy tắc để cho khi viết hình thức sẽ trở nên phong phú và hay hơn.

Các phần mềm viết chữ Hán Nôm

Hiện nay có rất nhiều phần mềm máy tính tạo ra ký tự chữ Nôm bằng cách gõ chữ quốc ngữ. Một số ứng dụng mà có thể chạy trên hệ điều hành Windows các bạn có thể tham khảo như:

  • HanNomIME là phần mềm chạy trên Windows hỗ trợ cả chữ Hán và chữ nôm.
  • Vietnamese Keyboard Set hỗ trợ gõ chữ Nôm và chữ Hán trên Mac OS X.
  • WinVNKey là bộ gõ đa ngôn ngữ trên Windows hỗ trợ gõ chữ Hán và chữ Nôm bằng âm Quốc ngữ.
  • Weasel Hannom là bộ gõ của Ủy ban phục sinh Hán Nôm được xây dựng trên cơ sở bộ gõ Weasel.
  • Phông chữ Nôm nằm trong cơ sở dữ liệu Unihan. Viet Unicode là phông Unicode chứa các ký tự chữ Nôm nó là phông TrueType có thể tải về từ trên các trang web.

Chữ Nôm của các dân tộc, quốc gia khác

Chữ Nôm của các dân tộc Việt Nam

Ở Việt Nam, ngoài dân tộc Kinh thì còn có một vài dân tộc thiểu số khác như Tày, Dao, Ngạn cũng có chữ Nôm riêng dựa trên chữ Hán để lưu lại ngôn ngữ của dân tộc họ.

Chữ Nôm của các nước khác

Theo như cách diễn giải của người xưa, thì chữ Nôm là chữ của người phương Nam. Tuy nhiên, nếu mở rộng khái niệm này ra cho tất cả các hệ chữ được sáng tạo dựa trên chữ Hán. Thì còn có những chữ của các dân tộc phương bắc như Nhật Bản là chữ Nôm Nhật và Triều Tiên là chữ Nôm Triều. Ngoài ra còn có chữ Nôm của các dân tộc thuộc Trung Quốc như Tráng, Đồng,…

Kokuji trong hệ thống chữ Kanji của người Nhật cũng được tạo ra từ chữ Hán để ghi lại những từ, khái niệm riêng trong tiếng Nhật. Ví dụ như 畑 hatake = 火 hoả + 田 điền, nghĩa là cánh đồng khô, để phân biệt với 田 là ruộng trồng lúa nước; 瓩 kiloguramu = 瓦 ngoã + 千 thiên, nghĩa là kílô-gam.

\>>>Xem thêm: 214 bộ thủ Kanji cơ bản trong tiếng Nhật – Cách viết và phương pháp học

Tương tự Kokuji của Nhật Bản, người Triều Tiên cũng dùng chữ Hán để tạo thành một số chữ biểu ý riêng trong hệ thống Hanja của họ. Ví dụ nhu 畓 dap = 水 thuỷ + 田 điền, nghĩa là ruộng nước, để phân biệt với 田 là đồng khô; 巭 bu = 功 công + 夫 phu, nghĩa là người lao động.

Trên đây là những chia sẻ của Hicado về chữ Nôm là chữ gì và giải thích chữ Nôm ra đời khi nào, vào thời nào. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới về hệ chữ Nôm cũng như lịch sửa của nước ta.