So sánh ngành chứng khoán và ngân hàng năm 2024

Khi lãi suất ngân hàng tăng thì dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu để gửi tiền vào ngân hàng. Khi đó doanh thu của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến mức tiêu dùng của dân, sẽ bị ảnh hưởng giảm. Và vì thế lợi nhuận của doanh nghiệp có thể cũng sẽ giảm, và giá trị nội tại của doanh nghiệp có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Khi lãi suất ngân hàng tăng thì dân có xu hướng chuyển tiền từ đầu tư, lướt sóng chứng khoán qua tiền gởi ngân hàng. Dòng tiền cầu của chứng khoán giảm thì giá chứng khoán có xu hướng giảm.

Khi lãi suất ngân hàng tăng thì chi phí vay nợ của các doanh doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có độ tín nhiệm tài chính thấp, sẽ tăng theo. Và vì thế lợi nhuận sẽ giảm. Giá tri nội tại của doanh nghiệp sẽ giảm theo.

Khi lãi suất ngân hàng tăng thì chi phí vốn chủ sở hữu sẽ tăng. (Bên dưới là link của bài về vốn chủ sở hữu). Chi phí vốn, tức là tỷ suất chiết khấu tăng thì giá trị nội tại của doanh nghiệp sẽ giảm theo.

Như vậy Lãi suất NH tăng thì chứng khoán sẽ có xu hướng giảm. Tuy vậy thị trường chứng khoán thường sẽ có xu hướng phản ứng quá mức (Over-react). Đáng lẻ chỉ giảm 3 là hợp lý (theo giá trị nội tại và giá trị so sánh), thì giá chứng khoán sẽ giảm đến 4, 5. Sau một thời gian mọi yếu tố trở nên căn bằng, thị trường bình tĩnh lại, thị trường sẽ sửa sai, sẽ điều chỉnh (Adjustment). Và cũng sẽ điều chỉnh quá mức. Từ quá bi quan, trở nên quá lạc quan.

Đó là lý do thị trường chứng khoán lên xuống tạo ra những nỗi buồn, sự lo lắng xen kẽ với niềm vui và sự phấn khích.

So sánh ngành chứng khoán và ngân hàng năm 2024
Thị trường chứng khoán lên xuống tạo ra những nỗi buồn, sự lo lắng xen kẽ với niềm vui và sự phấn khíchCâu hỏi 2: TẠI SAO HẦU NHƯ KHÔNG AI CÓ THỂ DỰ ĐOÁN ĐÚNG CHỈ SỐ CHỨNG KHOÁN?

Hình chụp bên dưới là từ web Cafef. Theo bài viết thì Phòng phân tích Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) vào đầu năm dự báo chỉ số VN-Index thời điểm cuối năm 2022 đạt 1.760 điểm vào. Báo cáo sau đó của KBVS thay đổi dự đoán về 1.418. Báo cáo mới nhất KBSV điều chỉnh dự đoán chỉ số chứng khoán VN-Index vào thời điểm cuối năm 2022 về mức 1.330 điểm.

So sánh ngành chứng khoán và ngân hàng năm 2024

Các bạn đừng cười KBVS. Các tổ chức chuyên nghiệp khác về chứng khoán, như các hay quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán khác, cũng vậy thôi. Hầu như không ai đoán được chỉ số chứng khoán chính xác đầu. Nếu họ đoán được thì họ đã lời to, giàu rất nhanh qua những cơn lên xuống này. Nếu ai đoán được thì đã bán ra phái sinh khi nó 1.400 – 1.500. Nếu ai đoán được thì đã full tiền khi nó xuống 1.180 – 1.200, để mua vào rồi.

Tôi trích bài “Thầy bói Chứng khoán!” tôi đã đăng năm 2021. “Giá chứng khoán trong ngắn hạn là 1 hàm phức tạp, phụ thuộc vào luật cung cầu và tâm lý của thị trường. Thực tế cho thấy chẳng ai đoán đúng sự giá chứng khoán với xác suất hơn 50% một cách vững chắc cả.

Trên thực tế, và theo cuốn sách “Bước đi ngẫu nhiên trên phố Wall” thì biến động của giá chứng khoán là một chuỗi hoàn toàn độc lập, ngẫu nhiên, không thể dự đoán. Giá hôm nay không liên quan gì đến giá của những ngày trước. Nhiều ngày hôm qua giá xuống, hôm nay giá có thể lên, mà cũng có thể lại tiếp tục xuống.”

Vì thế mà Ông Dominic Scriven, Chủ tịch quỹ đầu tư Dragon Capital, đã phát biểu ‘Tôi đầu tư 30 năm còn không chắc mai thị trường tăng hay giảm’.

Biến động giá của chứng khoán cũng giống như ta quăng ngẫu nhiên 1 đồng xu, ta sẽ không biết sẽ là sấp hay ngửa. Trước đó đã có nhiều sấp liên tiếp rồi, vẫn tiếp tục có thể tiếp tục sấp. Mà cũng có thể lần này nó sẽ ngửa. Ai đoán được sấp ngửa, đen đỏ, chẵn lẻ, lớn nhỏ thì vào casino… sẽ rất mau giàu. Nhưng điều này thì chúng ta biết, gần như chắc chắn! Đó là nếu chúng ta quăng 1 đồng xu (không bị lệch), với số lần đủ lớn. 1,000 lần, hoặc 10,000 lần thì chúng ta sẽ có kết quả rất gần với 50% sấp, 50% ngửa. Chúng ta lắc con xúc xắc với số lần đủ lớn, thì số mặt xuất hiện sẽ rất gần với 1/6 của tổng số lần.

Chứng khoán cũng vậy. Mỗi chỉ số chứng khoán, mỗi cổ phiếu đều có tỷ suất lợi nhuận bình quân ngày đi cùng với 1 độ lệch chuẩn riêng của nó. Nếu bạn đầu tư ngắn hạn thì kết quả nhận được ẽ khác với tỷ suất lợi nhuận bình quân ngày, hên xui mà.

Nhưng nếu bạn đầu tư đủ dài (đủ số ngày cần thiết), bạn sẽ đạt được tỷ suất lợi nhuận gần với TSLN bình quân ngày của cổ phiếu.”

Câu hỏi 3: TẠI SAO CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LẠI RẺ HƠN CHỨNG KHOÁN CÁC NƯỚC KHÁC.

So sánh ngành chứng khoán và ngân hàng năm 2024
Theo Vietstock, giá trị giao dịch của nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 80% – 85% thị trường chứng khoán Việt Nam. Tỷ lệ này của các nước khu vực là 50% – 60%, của Mỹ: 20% – 30%.

Hôm qua trang FanPage Thông tin chính phủ đăng 1 bài status màu nội dung như sau: “Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá vẫn hấp dẫn khi P/E (dựa trên số liệu lợi nhuận quá khứ) hiện tại khoảng 12 lần, trong khi các thị trường khác (Thái Lan, Philippines, Malaysia hay Indonesia) đều cao hơn Việt Nam (khoảng 16 lần). ROE của VN-Index đạt khoảng 15%, cao hơn mức 9 – 10% của các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, tỉ giá ổn định là yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn tới thị trường chúng ta.” Hình chụp bên phải.

Theo tôi, có hai lý do. – Lý do thứ nhất là những thị trướng lâu đời luôn có mức giá so sánh tương qua với lợi nhuận (PE, PB) nhỉnh hơn thị trường mới phát triển. – Lý do thứ hai, thị trường Việt Nam gồm nhiều nhà đầu tư cá nhân nên mức bi quan, hoảng loạn thường nặng nề hơn thị trường có ít nhà đầu tư cá nhân.

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, giá trị giao dịch của nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường Việt Nam thấp hơn nhiều so với thị trường các nước khác. Theo Vietstock, giá trị giao dịch của nhà đầu tư cá nhân chiếm khoảng 80% – 85% thị trường chứng khoán Việt Nam. Tỷ lệ này của các nước khu vực là 50% – 60%, của Mỹ: 20% – 30%.

Vì nhà đầu tư cá nhân vì thiếu kiến thức tài chính cơ bản, thiếu sự tìm hiểu thông tin… và bị “Tài chính hành vi”, tiếng Anh là Behavioral Finance với mức độ nặng hơn nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp nên đa số những quyết định đầu tư là phi lý trí. “Hành vi tài chính” là nguồn gốc của những phản ứng quá mức (Over-react). Đáng lẻ chỉ giảm 3 là hợp lý (theo giá trị nội tại và giá trị so sánh), thì giá chứng khoán sẽ giảm đến 4, 5.

Nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư tổ chức biết khá rõ việc này. Nhưng vì vốn, giá trị giao dịch của họ chiếm tỷ lệ nhỏ nên họ không thể thay đổi cục diện. Thậm chí, một số nhà đầu tư tổ chức, chuyên nghiệp còn tận dụng được những cú xuống này.

Thực tế đã cho thấy trong dài hạn chỉ số chứng khoán của các thị trường đều đi lên. Nếu chúng ta lấy một thời gian đủ dài, 10 – 20 năm, thì hầu hết các chỉ số chứng khoán trên thế giới đều tăng với tốc độ bình quân gấp 1.5 – 2.5 lần tốc độ tăng trường GDP. Lý do: Lợi nhuận, giá trị của các công ty niêm yết tăng nhanh hơn so với các doanh nghiệp trung bình của nền kinh tế.