Sự khác nhau giữa nghề luật sư và nghề trợ giúp pháp lý

Trợ giúp pháp lý là gì? Pháp luật quy định nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý gồm những nội dung gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý?

Trợ giúp pháp lý là gì?

Điều 2 Luật trợ giúp pháp lý 2017 định nghĩa Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý

1. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.

2. Sở Tư pháp công bố danh sách các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

Nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý

1. Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.

2. Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

3. Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

4. Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý.

Các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý

Điều 25 Luật trợ giúp pháp lý quy định các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý gồm:

Trường hợp không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý

Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm, trừ trường hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và được thực hiện trợ giúp pháp lý;

b) Bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật;

c) Các trường hợp không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Trường hợp phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý

Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự;

b) Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý;

c) Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

Lưu ý:

– Người được trợ giúp pháp lý có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý  thì làm đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý  và gửi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, Chi nhánh.

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, Chi nhánh có trách nhiệm trả lời người được trợ giúp pháp lý bằng việc thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý và cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp nêu trên.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý

Luật trợ giúp pháp lý quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý đối với tổ chức, cá nhân thực hiện trợ giúp pháp lý và đối với người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý tại Điều 6 Luật trợ giúp pháp lý, cụ thể:

Đối với tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý

Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:

a) Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;

b) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;

c) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;

d) Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;

đ) Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;

e) Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

Đối với người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý

Nghiêm cấm người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:

a) Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;

b) Cố tình cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về vụ việc trợ giúp pháp lý;

c) Đe dọa, cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động trợ giúp pháp lý; gây rối, làm mất trật tự, vi phạm nghiêm trọng nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý.

Trên đây là nội dung Trợ giúp pháp lý là gì? Khái niệm và nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Đối tượng được trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý là ai?

Vào năm 2006, khi mà đội ngũ Luật sư trong cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã phát triển mạnh và dần đi vào nề nếp ổn định, đa phần người dân đã biết nhiều về Luật sư, đã hiểu về những công việc mà Luật sư phải làm. Khi ấy, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 đã cho ra đời một chức danh hoàn toàn mới mẻ trong hoạt động tố tụng tại Việt Nam, Trợ giúp viên pháp lý. Và chức danh này chưa được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật tố tụng lúc bấy giờ.

Trợ giúp viên pháp lý là một chức danh dùng để chỉ về những người thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý. Cụ thể, theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 quy định công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, là viên chức nhà nước và làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây thì được công nhận là Trợ giúp viên pháp lý:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Phẩm chất đạo đức tốt;

– Có bằng cử nhân luật;

– Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

Nhưng để được tham dự lớp bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý phải thỏa mãn thêm điều kiện sau: “Người có bằng cử nhân luật, đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề luật sư, đang làm việc tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được cử tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; nếu đạt yêu cầu kiểm tra khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý thì được Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

Sự khác nhau giữa nghề luật sư và nghề trợ giúp pháp lý

Người đã từng là luật sư theo quy định của Luật Luật sư hoặc được miễn khóa đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư, đang làm việc tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được cử tham dự kiểm tra bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; nếu đạt yêu cầu kiểm tra khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý thì được Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật”.

– Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên; Có sức khoẻ.

Trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các hình thức đa dạng, phong phú, cụ thể là: Tư vấn pháp luật; Tham gia tố tụng; Đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh đã trải qua một quá trình thành lập và hoạt động 20 năm, sự đi lên và phát triển của Trung tâm gắn liền với những năm tháng thăng trầm của những người làm công tác trợ giúp pháp lý. Trung tâm hiện có 08 viên chức đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý. Sau khi được bổ nhiệm, tất cả Trợ giúp viên pháp lý đều tích cực tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh.

Trung bình mỗi năm, Trung tâm thụ lý và tiếp nhận khoảng từ 150 – 200 vụ tham gia tố tụng từ các cơ quan tiến hành tố tụng chuyển sang và từ người dân đến yêu cầu. Số lượng vụ án có Trợ giúp viên pháp lý tham gia chiếm hơn 70% trên tổng số vụ việc. Vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý thực hiện tăng đều theo các năm; chất lượng vụ việc thì ngày được nâng cao.

Sự tích cực và nhiệt tình tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý trong thời gian vừa qua đã mang lại nhiều hiệu quả ngoài mong đợi; đã góp phần quan trọng bảo đảm để các vụ án được giải quyết một cách khách quan, công bằng và đúng pháp luật. Là cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra định hướng có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy và đảm bảo việc tranh tụng giữa Kiểm sát viên và Trợ giúp viên pháp lý, bước đầu hình thành cơ chế phán quyết của Tòa án xuất phát từ kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Đồng thời bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp các đương sự là người được trợ giúp pháp lý.

Nhiều vụ án có sự tham gia của Trợ giúp viên pháp lý đã giúp cho họ lấy lại được sự công bằng và giành được quyền nuôi con, quyền về tài sản. Hay có những trường hợp người dân bị lừa dối trong vay tiền bằng việc ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Từ một người trắng tay, mất hết tài sản khi đến với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước Tây Ninh thì rồi cuối cùng họ đã đòi lại được một phần tài sản bị lừa dối.

Có thể nói rằng, nhiệm vụ của Trợ giúp viên pháp lý cũng tương tự như của Luật sư. Từ giai đoạn ban đầu còn sơ khai khi người dân đã biết rành về nghề “Luật sư” và còn bỡ ngỡ, còn chưa hiểu được rõ về tên gọi nghề “Trợ giúp viên pháp lý” . Đến nay, sau một thời gian dài 20 năm hoạt động và truyền tải pháp luật đến với người dân thì hầu như ai cũng đã biết rõ về trợ giúp pháp lý, đã phân biệt được Luật sư và Trợ giúp viên pháp lý, những người miệt mài, tâm huyết với nghề và gắn bó với những người yếu thế trong xã hội.

Năm 2017, được đánh dấu mốc quan trọng trong công tác trợ giúp pháp lý trên toàn quốc, là thời điểm Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 được ban hành và thay thế Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Cũng vào thời điểm này, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng khác có hiệu lực thi hành đã đồng loạt ghi nhận “Trợ giúp viên pháp lý” là một trong những người bào chữa, bảo vệ trong hoạt động tố tụng tại Việt Nam. Đó là điểm sáng, những khởi sắc mới cho những người làm nghề trợ giúp pháp lý hôm nay.

Trải qua 20 năm hình thành và hoạt động với sứ mệnh thiêng liêng mang tính nhân đạo, nhân văn là trợ giúp pháp lý cho những người yếu thế trong xã hội, cũng là một quá trình dài để Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh xây dựng và từng bước giữ vững thương hiệu là người bạn đồng hành của người nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật… trên con đường dẫn đến sự công bằng, tôn nghiêm của pháp luật./.

Trợ giúp viên pháp lý – Ngọc Linh