Tác phẩm văn học chuyển the thành kịch

Nguyễn Ánh Nguyệt

Tháng 08, 2019·16918 lượt xem

Nhắc đến nền văn học Việt Nam, có thể nói chúng ta sở hữu cả một gia tài đồ sộ và phong phú những tác phẩm văn chương đỉnh cao. Đó chính là mảnh đất màu mỡ để các nhà làm phim sử dụng để khai thác kịch bản cho các bộ phim truyền hình hay điện ảnh. Nguời ta thường nói, kịch bản văn học là cái gốc để đạo diễn dựa vào thực hiện những bộ phim có giá trị. Và những tác phẩm văn học vốn nổi tiếng, mà được chuyển thể thành phim sẽ một lần nữa mang đến cho chúng ta những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng.

Thực tế thì, một bộ phim dựa vào tác phẩm văn học hay kịch bản do nhà văn viết, chưa chắc sẽ là một bộ phim hay. Nhưng những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm văn học thường sẽ được thực hiện theo góc nhìn mới mẻ và sáng tạo của đạo diễn, từ đó mang đến cho khán giả chúng ta những đánh giá khác, mà khi đọc sách/truyện, chúng ta không hoặc chưa thấy, và thấy khác. Đây cũng chính là dịp để chúng ta so sánh sự giống và khác nhau giữa sách và phim.

Có thể thấy, điện ảnh/truyền hình Việt Nam từ trước tới nay đã có không ít tác phẩm được chuyển thể từ truyện ngắn hay tiểu thuyết nổi tiếng của các nhà văn với những góc nhìn rất điện ảnh. Infographic dưới đây mình liệt kê một số phim mà mình đã từng xem và rất thích. Đa số là những phim cũ.

Ngoài 9 bộ phim nói trên, có thể kể đến một số bộ phim chuyển thể từ các tác phẩm văn học Việt Nam khác như:

  • Các bộ phim chuyển thể từ tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như: Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cô gái đến từ hôm qua, Mắt biếc...
  • Trò đời - Phim chuyển thể được xây dựng dựa trên 3 tác phẩm nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng là Số Đỏ, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô
  • Thương nhớ ở ai - phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết Bến không chồng của nhà văn Dương Hướng.
  • Đất và người - chuyển thể từ tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của nhà văn Nguyễn Khắc Trường.
  • Mùa lá rụng - bộ phim truyền hình Việt Nam của đạo diễn Quốc Trọng, dựa theo tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn và một chi tiết nhỏ trong Đám cưới không giấy giá thú của nhà văn Ma Văn Kháng.
  • Thương nhớ đồng quê của đạo diễn Đặng Nhật Minh, chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
  • ...

Trong số những bộ phim chuyển thể từ các tác phẩm văn học Việt Nam, bạn thích nhất phim nào?

Kịch văn học kéo khán giả đến rạp

Xu hướng dàn dựng những kịch bản được chuyển thể từ tác phẩm văn học đã giúp sân khấu kịch TP HCM nhiều năm qua có thể sáng đèn

  • Nhạc kịch Việt: Nhiều vở diễn sáng đèn

  • Nghệ sĩ Thanh Thủy chăm chút cho vở kịch "Thằng gù nhà thờ Đức Bà"

  • Nhạc sĩ Hồ Văn Thành: Người tạo dấu ấn cho kịch và phim

  • Kịch 5B khát vọng đến với vùng sâu, vùng xa

Tối 8-4, Sân khấu Kịch Hồng Vân [TP HCM] đã giới thiệu đến khán giả 3 trích đoạn nổi tiếng từ kịch bản văn học: "Mụ dì ghẻ", "Bão tố ngoài khơi" và "Thằng gù nhà thờ Đức Bà". Đông đảo khán giả, diễn viên đã đến xem.

Bệ phóng cho diễn viên trẻ

Không chỉ riêng Sân khấu Kịch Hồng Vân, một số sàn diễn kịch hiện nay đã hướng đến việc chọn kịch bản văn học. Sân khấu Kịch IDECAF đang dàn dựng kịch bản văn học mang tên "Lộ hàng" của đạo diễn Lê Hoàng. Đạo diễn NSƯT Thành Lộc đã chọn giải pháp mới lạ trong dàn dựng, trong đó chú trọng chọn những diễn viên trẻ để tạo cơ hội cho thế thệ trẻ tỏa sáng trong một kịch bản được đầu tư, chăm chút đẹp từ ý tưởng đến hình thức.

Sân khấu Kịch Hoàng Thái Thanh từ khi thành lập đến nay vẫn giữ tiêu chí dàn dựng kịch bản văn học. Các diễn viên trẻ gắn bó với sân khấu này và các học viên đang theo học lớp đào tạo nguồn nhân lực của thương hiệu Hoàng Thái Thanh, luôn được rèn nghề bằng các vở chuyển thể từ tác phẩm văn học.

Đạo diễn Ái Như cho biết: "Kịch bản văn học thường rất chuẩn nên sẽ giúp những diễn viên trẻ, cũng như các học viên có điều kiện tốt nhất rèn giũa nghề. Với kịch bản chuyển thể từ tác phẩm văn học thường không có những lời thoại thừa, đa phần những lời thoại đều có ý nghĩa nên rất phù hợp cho các bạn trẻ thực hành về "kỹ thuật biểu diễn", "tiếng nói sân khấu"... qua đó hướng đến việc hành nghề chuyên nghiệp".

Thực tế cho thấy nhiều tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng đã được chuyển thể thành các vở kịch hay, thu hút người xem như: "Nửa đời ngơ ngác" [từ tác phẩm "Chiều vắng"], "Bao giờ sông cạn" [tác phẩm "Dòng nhớ"], "Mơ trăng bóng nước" [tác phẩm "Cô không phải người tôi thương"], "Mút chỉ, mút cà tha" [tác phẩm "Thương quá rau răm"]... của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư; vở "Sài Gòn có một ngã tư" [của nhà văn Trần Kim Trắc]; vở "Lan phải sống" [tác phẩm "Tắt lửa lòng" của nhà văn Nguyễn Công Hoan]; vở "Hãy khóc đi em" [tác phẩm "Trăng nơi đáy giếng" của nhà văn Trần Thùy Mai] và rất nhiều tác phẩm của nhà văn Ngọc Linh như: "Tụy lụy", "Ngôi nhà thiếu đàn bà", "Ngôi nhà không có đàn ông", "Cơn mê cuối cùng"...

Những vở kịch văn học này cũng đã tạo bệ phóng cho nhiều diễn viên trẻ phát triển nghề nghiệp và thành danh, được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý.

Một cảnh trong vở “Thằng gù nhà thờ Đức Bà” của đạo diễn Thanh Thủy. [Ảnh: VŨ HOÀNG NAM]

Gỡ khó cho kịch bản văn học

NSND Hồng Vân cho biết khán giả TP HCM rất yêu thích kịch văn học, do vậy mà Sân khấu Kịch Hồng Vân luôn duy trì dòng kịch văn học hơn 15 năm qua và hiện nay các vở dựa theo tác phẩm văn học như: "Macbeth", "Thái hậu Dương Vân Nga", "Tấm lòng của biển"... vẫn đang là những vở chủ lực tại Sân khấu Kịch Hồng Vân.

Tuy nhiên, theo những người trong cuộc, hiện nay việc tìm kịch bản chuyển thể từ tác phẩm văn học đang gặp khó. Theo đạo diễn Ái Như, dòng kịch văn học đã có sẵn cốt truyện, tính hấp dẫn, sự bất ngờ từ các tình huống xung đột, các tính cách nhân vật và trên hết là tính nghệ thuật có trong nội dung; nên tác giả chuyển thể có thể bay bổng, tìm kiếm cách biến hóa để lý giải các xung đột từ bản thảo lên sàn diễn. Nhưng nếu sa đà vào cách thuật lại, minh họa hoặc mô phỏng những gì trang văn học đã viết thì kịch sẽ rất chán.

Có thể nói lực lượng tác giả có tên tuổi, chuyên chuyển thể tác phẩm văn học hiện nay khá mỏng. NSND Việt Anh trăn trở: "Người có nghề, có bút pháp thì cũ kỹ trong suy nghĩ; người trẻ có nhiều chất liệu, quan sát nhanh, cập nhật bén nhưng lại thiếu kinh nghiệm cấu trúc kịch bản".

"Để dung hòa hai lực lượng này và hình thành nên một đội ngũ có tay nghề chuyên sáng tác kịch bản dựa theo văn học, rất cần hội chuyên ngành đứng ra tập huấn, tạo cơ hội để các nhà biên kịch hai thế hệ ngồi lại, cùng nhau tháo gỡ những bất cập này" - NSND Việt Anh đề xuất.

Mới đây, Ban Lý luận Phê bình Hội Sân khấu TP HCM đã tổ chức các chuyên đề giao lưu - truyền nghề với các nghệ sĩ: NSND Kim Cương, NSƯT Thành Lộc, NSƯT Hùng Minh, NSƯT Lê Thiện, nghệ sĩ hài Mỹ Chi, kép độc Khánh Tuấn, nghệ sĩ Tú Trinh... Sắp tới, các chuyên đề về biên kịch sẽ được tổ chức để khán giả, diễn viên và tác giả trẻ sẽ được trao đổi kinh nghiệm và tìm hiểu về cách chuyển thể kịch bản từ tác phẩm văn học qua phần trình bày của nhiều tác giả nổi tiếng.

Hội Sân khấu TP HCM cũng đã nhìn thấy điều này và đã có kế hoạch thực hiện các chuyên đề về việc chuyển thể tác phẩm văn học phục vụ sân khấu nói chung, sân khấu kịch nói riêng. Mục tiêu đề ra là những tác phẩm văn học với đầy đủ những cung bậc cảm xúc, tiết tấu, tình huống, tính tư tưởng, mỹ học và xung đột, mâu thuẫn... sẽ sớm trở thành kịch bản văn học. Hoạt động này cũng thiết thực giúp các tác giả trẻ, diễn viên trẻ có cơ hội thể hiện, cống hiến và tìm tòi sáng tạo trong quá trình làm nghề chuyên nghiệp.

THANH HIỆP

Video liên quan

Chủ Đề