Tại sao phải giải quyết mâu thuẫn

Mâu thuẫn là điều khó có thể tránh khỏi trong mọi mối quan hệ do mỗi người đều có suy nghĩ và ý kiến của riêng mình. Thế nhưng, không phải bất cứ trường hợp bất đồng quan điểm nào cũng tiêu cực. Khi những vấn đề này được giải quyết thông minh và hiệu quả thì những mâu thuẫn lại là nhân tố giúp mối liên kết giữa bạn và đối phương sẽ thêm phần bền chặt.

Dù mâu thuẫn lớn hay nhỏ, hãy áp dụng những mẹo dưới đây của Prudential để giải toả căng thẳng và tìm lại tiếng nói chung giúp mối quan hệ của bạn càng thêm bền chặt.

Chúng ta tranh cãi đôi lúc do hiểu lầm vì chưa lắng nghe thật thấu đáo. Khi học được cách lắng nghe hiệu quả, bạn sẽ hạn chế được mâu thuẫn nhờ thấu hiểu suy nghĩ đối phương hơn, từ đó có cách để nhẹ nhàng đan xen ý kiến của cá nhân vào cuộc hội thoại mà không gây cảm giác khó chịu. Đây cũng là mấu chốt để hạn chế xung đột.

Khi thực sự lắng nghe, bạn sẽ kiểm soát được sự bình tĩnh, trình bày rõ ràng quan điểm, từ đó mà điều chỉnh thái độ thêm phần hợp lý. Việc giải quyết vấn đề cũng sẽ nhờ thế mà trở nên nhanh chóng, dễ dàng.

Có một câu danh ngôn rằng: “Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ”. Dự án nghiên cứu về sự tha thứ từ trường Đại học Stanford của Tiến sĩ Frenderic Luskin đã cho thấy rằng tha thứ giúp giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực như tổn thương, giận dữ, căng thẳng, đồng thời gia tăng sự lạc quan, hy vọng, cảm thông. Nói cách khác, sự tha thứ như một nền tảng để củng cố một mối quan hệ đang trên bờ vực sụp đổ.

Ngoài ra, khi mối quan hệ quan trọng của bạn xuất hiện những xung đột không thể giải quyết triệt để thì việc bao dung và nhượng bộ là một giải pháp cứu vãn dành cho bạn. Sẽ không có ai là người thắng cuộc trong các cuộc xung đột. Khi bạn còn muốn duy trì một mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống thì điều quan trọng là hạn chế gây ra những tổn thương không đáng có. Thay vì đề cao cái tôi bản thân và mong muốn giành phần thắng, hãy xem việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp là cái đích cuối cùng bạn cần đạt đến và bao dung nhượng bộ lùi một bước để bảo vệ mối quan hệ.

Để làm được điều đó, bạn hãy cố gắng tìm giải pháp trung lập cho vấn đề cả hai phải đối mặt, hoặc thay phiên áp dụng giải pháp của nhau để xem đâu là điều đúng đắn. Chẳng hạn như lúc vợ chồng tranh cãi là nên tập trung cho con học năng khiếu hay các kiến thức phổ thông, thì để chấm dứt sự bất đồng, hãy cho con trải nghiệm cả hai và bé sẽ chọn điều mà bé thích.

Hãy luôn nhìn nhận mọi vấn đề bằng suy nghĩ tích cực. Khi có thái độ tích cực, bạn sẽ giải quyết mọi vấn đề một cách sáng suốt và hiệu quả hơn. Bạn cần xem sự mâu thuẫn như cơ hội để nhìn lại bản thân và là bước đi mới của mối quan hệ thay vì là dấu hiệu của sự chấm dứt. Những suy nghĩ tiêu cực về từng biểu hiện của đối phương, kèm việc đáp lại bằng những lời nói hằn học hay hành động hung hăng có thể khiến “chuyện bé xé ra to”.

Khi đang tranh cãi, bạn nên tập cho mình suy nghĩ tích cực về bản chất vấn đề, đừng bắt bẻ vào thái độ của đối phương vì họ cũng đang mất bình tĩnh như bạn. Khi bạn càng suy nghĩ xét nét, tiêu cực vào từng hành động nhỏ, việc tranh cãi chỉ càng tồi tệ hơn mà thôi! Hãy nghĩ đến những khoảnh khắc cả hai vui vẻ, những điều tốt đẹp họ từng làm với bạn để có thể cảm thấy lòng dịu lại và giải quyết vấn đề theo hướng “chuyện to hoá bé”, “chuyện bé hoá không”.

Khi xảy ra mâu thuẫn, đừng tỏ ra lạnh lùng trước mặt đối phương. Hãy bày tỏ cho họ biết rằng: dù rằng hai người đang gặp vấn đề, bạn vẫn quý họ và luôn quan tâm đến họ. Đồng thời, bạn nên chia sẻ bằng những hành động nhỏ để họ thấy rằng bạn vẫn không ngừng yêu thương và quan tâm đến họ.

Ví dụ như khi bạn có tranh cãi trong công việc với một đồng nghiệp đã cùng nhau đồng cam cộng khổ nhiều năm trời, một hành động yêu thương như ly nước cam cùng lời xin lỗi đặt trên bàn làm việc cũng đủ để mọi thứ giảm bớt căng thẳng. Để rồi sau đó, cả hai có thể cùng ngồi xuống chuyện trò, giải quyết mâu thuẫn với thái độ tích cực hơn.

Mâu thuẫn là điều không ai mong muốn trong bất kỳ mối quan hệ nào. Hãy thử áp dụng 4 mẹo cứu cánh Prudential đề cập để khéo léo giải quyết vấn đề và ngăn mọi thứ quá tầm kiểm soát – nhằm giữ lại bên mình những mối quan hệ mà bạn trân quý. Chúc bạn thành công!

Khi làm việc trong một team sẽ không thể tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn, dù là lớn hay nhỏ. Nhưng bất kể mâu thuẫn đó ra sao thì điều quan trọng là phải tìm cách tháo gỡ. Có như vậy, các thành viên trong nhóm sẽ tin tưởng vào nhau hơn, sức mạnh của tập thể được củng cố rõ rệt.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có được những gợi ý hữu ích để giải quyết mâu thuẫn khi làm việc trong nhóm.

Nguyên nhân dẫn tới xung đột trong nhóm

Có vô vàn nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn trong một tập thể. Sự đối lập về vị trí, quyền lực, cạnh tranh trong công việc, sự ghen tị, lợi ích, cái tôi…

Thực tế, gốc rễ của hầu hết các cuộc xung đột trong mọi tổ chức đều sinh ra do giao tiếp kém hoặc không đủ khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu phân tích về 2 khía cạnh này:

Giao tiếp: Nếu bạn nhớ lại bất kì một cuộc tranh cãi nào đã từng xảy ra trong cuộc đời, không chỉ là tại nơi làm việc, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng nhận ra nhiều trong số chúng xuất phát từ việc thiếu thông tin, thông tin kém, không có thông tin hoặc hiểu sai thông tin.

Hãy giả sử rằng bạn đã may mắn nhận được thông tin tốt, nhưng không biết phải làm gì với nó. Đó vẫn là một vấn đề giao tiếp, do đó có thể dẫn đến xung đột.

Truyền thông thông tin rõ ràng, ngắn gọn, chính xác và kịp thời sẽ giúp giảm bớt cả số lượng và mức độ nghiêm trọng của các xung đột.

Cảm xúc: Một sai lầm phổ biến khác có thể là nguyên nhân dẫn đến xung đột đó là để cảm xúc chi phối các hành động, quyết định.

Chẳng hạn, quản lý giao việc cho bạn và các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên những người khác đều được giao khối lượng công việc vừa phải, trong khi chỉ có mình bạn lại được giao nhiều việc hơn. Chưa kể đó là những công việc không nằm trong chuyên môn của bạn. Thế là bạn bất mãn và lên tiếng chỉ trích mọi người xung quanh hoặc chính sếp của mình. Việc nuông chiều cảm xúc, để cơn thịnh nộ lấn át tất cả có thể sẽ dẫn tới nhiều hậu quả mà bạn không thể lường trước được.

Vậy, bây giờ bạn đã hiểu được vai trò của cảm xúc trong các mối quan hệ hay chưa?

Nếu bạn kiểm soát được cảm xúc và hành động một cách khôn ngoan, thì chắc chắn kết quả sẽ không tệ như bạn nghĩ.

Vì vậy, sau những ví dụ trên thì câu hỏi đặt ra đó là: Làm thế nào để giải quyết xung đột hiệu quả khi nó phát sinh?

Các gợi ý sau đây sẽ giúp bạn xử lý xung đột hiệu quả hơn tại nơi làm việc:

Các bước để giải quyết xung đột khi làm việc nhóm

Tìm hiểu nguyên nhân của cuộc xung đột

Bạn sẽ không thể nào giải quyết được vấn đề nếu như bạn không biết nguyên nhân dẫn tới vấn đề ấy là gì. Vì vậy, khi giải quyết mâu thuẫn cần tìm đúng lý do gây ra mâu thuẫn.

Trên cương vị là trưởng nhóm, một người quản lý bạn nên lắng nghe quan điểm từ 2 phía.

Do đó, hãy sắp xếp cuộc gặp mặt với riêng từng cá nhân để tìm hiểu những bất mãn của họ. Hãy đảm bảo rằng bạn chọn được địa điểm thích hợp để không bị gián đoạn cuộc hội thoại giữa chừng.

Nên để mọi người thoải mái nói ra những suy nghĩ và nhận định của họ. Mục đích chủ chốt là để tìm ra nguyên nhân gây mâu thuẫn trong nhóm. Cho phép mỗi thành viên trong nhóm giải thích và làm sáng tỏ lập trường của mình. Nếu còn thắc mắc với bất cứ điều gì, bạn nên thẳng thắn đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề.

Trong khi mọi người đang giải thích quan điểm của họ về vấn đề đang được đề cập, hãy lắng nghe một cách tích cực để đảm bảo không bị hiểu sai hay nghe sót một thông tin nào. 

Đừng vội vàng đưa ra quan điểm hay thể hiện sự đồng thuận. Hãy giữ quan điểm trung lập, không nghiêng về bên nào và cố gắng công bằng nhất có thể. 

Kiêng kị tuyệt đối thái độ chỉ trích, lên án, đàn áp. Người ta nói rằng nhân viên không rời khỏi công ty; họ rời khỏi con người và những mối quan hệ tiêu cực. Một trong những điều kiện quan trọng quyết định đến việc một nhân viên gắn bó lâu dài tại công ty hay không đó chính là thái độ từ cấp trên và đồng nghiệp của họ. Vì thế, hãy cho nhân viên của bạn có cơ hội được nhận xét và chấp nhận bất kỳ sự thay đổi nào về vai trò, quy trình, thậm chí thay đổi cơ cấu tổ chức. Nên nhìn nhận và đánh giá các thành viên trong nhóm theo cách tích cực

Phân tích tỉ mỉ các vấn đề liên quan đến cuộc xung đột

Bạn cần đặt bản thân vào vị trí của người khác để hiểu được quan điểm, suy nghĩ của họ.

Bạn có thể note lại một số thông tin quan trọng để đảm rằng mình đã hiểu đầy đủ về các nguồn thông tin.

Khi đã nắm bắt được các lí do gây mâu thuẫn trong nhóm, hãy suy xét kỹ lưỡng để chắc chắn mọi thứ bạn hiểu đều là đúng sự thực, không bị bất cứ ai che mắt. Có như vậy bạn mới có thể giải quyết vấn đề một cách công bằng nhất.

Giải quyết mâu thuẫn

Hẹn gặp những người có liên quan đến cuộc xung đột để giải quyết mâu thuẫn.

Bạn cần đưa ra các phương án giải quyết mâu thuẫn, có thể đó không phải là một lựa chọn duy nhất. Bạn có thể đưa thêm nhiều phương án để mọi người cùng thảo luận chọn ra giải pháp tốt nhất.  Cuộc đàm phán dựa trên quan điểm “win – win”.

Nếu các phương án giải quyết xung đột đưa ra đều được hầu hết mọi người chấp thuận. Tuy nhiên, vẫn có những cá nhân tiếp tục bất mãn và không thiện chí vì lợi ích của tập thể, trong những trường hợp này, họ trở thành gánh nặng cho đội và các nhà lãnh đạo phải giảm bớt gánh nặng cho đội của họ để nhóm tiến lên một cách hiệu quả. 

Thời gian không cho phép quản lý hay lãnh đạo một công ty lãng phí để chỉ tập trung vào việc giải quyết xung đột. Do đó, cần thiết lập chính sách không khoan nhượng với sự phản đối vô lý, hãy gắn chặt mọi người, kể cả bạn vào tiêu chuẩn đó. 

Củng cố thêm vai trò của nhóm sau xung đột

Sau khi những thành viên trong nhóm đã đồng ý với vấn đề và hiểu được quan điểm của nhau, hãy yêu cầu sự toàn tâm toàn ý của cả nhóm. Khi tất cả các thành viên trong nhóm có cơ hội để chia sẻ và đưa ra ý tưởng của họ, mọi người trong nhóm sẽ cảm thấy hài lòng với giải pháp.

Cần khẳng định rõ với từng thành viên về tầm quan trọng khi làm việc nhóm. Sự hợp tác giữa mọi người là bắt buộc. Nhấn mạnh đến vai trò của tập thể trong việc đạt được các thành tích.

Ngoài ra, là một người lãnh đạo sáng suốt, bạn nên biết khen ngợi và biểu dương đúng lúc với sự tiến bộ và thành tích của người khác dù là nhỏ. Sự khích lệ sẽ giúp các thành viên cảm thấy được coi trọng, tin tưởng hơn.

Bạn có thể đóng vai trò là người dẫn dắt, khuyến khích cả nhóm thảo luận về những thách thức khác có thể xảy ra. Chủ động phát triển các giải pháp dành cho những thách thức đó trong tương lai.

Những lời khuyên giúp chủ động xử lý các mâu thuẫn nhóm tại nơi làm việc

Đào tạo kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết xung đột là điều cần thiết trong mọi công ty

Rất ít người tự nhiên sở hữu khuynh hướng, thái độ, sự tự chủ đúng mức trước các vấn đề mâu thuẫn trong cuộc sống. Vậy nên, tại sao không phòng bị và giảm thiểu thiệt hại do những tranh cãi trong công ty bằng cách nâng cao kỹ năng xử lý mâu thuẫn của họ ngay từ ban đầu. Công ty có thể lên kế hoạch đào tạo ngắn với tất cả các nhân viên mới để họ học được cách giao tiếp, suy nghĩ và hành động mới khi đối mặt với một tình huống xung đột.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đầu tư thời gian và nỗ lực của họ để giúp các thành viên trong nhóm phát triển các kỹ năng này sẽ giúp tập thể rút bớt thời gian lãng phí vì tranh cãi và góp phần bù đắp năng suất lao động bị mất do xung đột gây ra.

Nên dừng xung đột một cách nhanh nhất khi bạn nhận thấy nó sắp hoặc đang xảy ra

Xung đột nên được giải quyết ngay lập tức trước khi nó có thể phát triển. Nếu một cuộc thảo luận trở nên sôi nổi trong một cuộc họp, đừng đợi cho đến khi nó đi theo hướng tiêu cực một cách rõ ràng. Thay vào đó, hãy thảo luận về vấn đề trong khi họp; hãy bước vào càng sớm càng tốt ngay cả khi các thành viên không đồng ý, họ vẫn có thể nhìn thấy quan điểm của nhau.

Nếu vấn đề không được giải quyết ổn thỏa ngay tại thời điểm đó, hãy dành thời gian để tìm hiểu và lên kế hoạch cho các phương án một cách chi tiết và giải quyết trong buổi họp sau.

Xử lý mâu thuẫn một cách công bằng

Không nên dựa vào cảm xúc khi giải quyết các mâu thuẫn, cho dù bạn có ưu ái một ai đó hơn. Khi bạn là trọng tài, bạn cần phải gạt bỏ cái tôi cá nhân ra khỏi cuộc phân xử.

Công nhận quan điểm từ cái nhìn của người khác

Giống như trong bất kỳ loại mối quan hệ nào, đừng cố gắng thay đổi thành viên trong nhóm của bạn. Mỗi người là một cá thể riêng biệt với những suy nghĩ và cách thức hành xử khác nhau. Cố gắng thay đổi cảm xúc hoặc quan điểm của họ sẽ chỉ dẫn đến sự phẫn nộ. Bạn có thể đề xuất với họ những lựa chọn thay thế, hoặc liệt kê lợi ích của những ý tưởng khác, nhưng cuối cùng có thể bạn sẽ phải chấp nhận rằng họ sẽ không đồng ý với kết quả.

Những cuộc xung đột mang tính xây dựng có thể khiến một nhóm kết nối gần với nhau hơn nếu xử lý đúng cách. Tôn trọng và đánh giá cao sự khác biệt của đồng nghiệp là chìa khóa để xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ. Giải quyết xung đột khi nó phát sinh một cách nhanh chóng và thành thạo giúp duy trì môi trường làm việc nhóm lành mạnh.

Cuối cùng, chúng ta cần hiểu rằng xung đột trong môi trường tập thể không phải lúc nào cũng xấu. Mọi vấn đề đều có mặt lợi và mặt hại. Quan trọng là bạn phải biết điều hòa các mối quan hệ để không khiến cho xung đột bùng phát mạnh hơn.

Xem thêm: Những lợi ích quan trọng khi làm việc nhóm bạn nên biết

MODAFINIL – giải pháp hàng đầu để nâng cao năng suất làm việc

Nếu bạn đang mơ màng, không thể tập trung cho công việc vì buồn ngủ quá mức…

Nếu bạn không thể thoát ra khỏi giấc ngủ bởi chứng ngủ rũ, ngưng thở khi ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ do làm việc theo ca…

Modafinil chính là vị cứu tinh của bạn!

Modafinil – hoạt chất kích thích chức năng não bộ bằng cách tăng cường khả năng dẫn truyền thông tin giữa các tế bào nơron thần kinh, điều này giúp người dùng tỉnh táo lâu dài, tăng khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ.

Trên thực tế modafinil được biết đến nhiều hơn như là một chất giúp tăng khả năng hoạt động của não bộ, giúp bạn “thông minh hơn”. Modafinil thực sự đã giúp rất nhiều người trở nên sáng suốt và thành công trên toàn thế giới.

Nghiên cứu được tiến hành đã kết luận những lợi ích sau của việc sử dụng modafinil:

  • Thời gian thức khoảng mười hai giờ
  • Các chức năng và khả năng trí óc được nâng cao
  • Cải thiện trí nhớ 
  • Cải thiện khoảng thời gian chú ý dài hơn
  • Cải thiện năng suất và sản lượng công việc
  • Ức chế cảm giác mệt mỏi

Modafinil là loại thuốc an toàn và đã được FDA chấp thuận và cấp phép sử dụng.

Tên thuốc Modafinil [Modalert, Provigil, Modigil…]
Liều lượng 200g
Giá 53.000Đ/viên
Vận chuyển, thanh toán Ship COD toàn quốc, miễn phí vận chuyển

Xem chi tiết thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY

Bấm vào đây để đặt mua với giá tốt nhất, hoàn tiền nếu không hài lòng.

Video liên quan

Chủ Đề