Công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội là gì

Mục lục bài viết

  • 1 Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và Công an Nhân dân Việt Nam
  • 1.1 Chức năng của Đảng
  • 1.2 Nhiệm vụ của Đảng
  • 1.3 Tổ chức của Đảng trong Quân đội và công an Nhân dân
  • 2 Hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội

1 Vai trò lãnh đạo của Đảng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và Công an Nhân dân Việt Nam

Quân đội nhân dân [QĐND] Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, giáo dục và rèn luyện. Ngay từ ngày đầu thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã có chi bộ Đảng lãnh đạo do đồng chí Xích Thắng [tức Dương Mạc Thạch] làm thư ký chi bộ. Công tác chính trị cũng hình thành dưới sự phụ trách của Chính trị viên Xích Thắng. Trong suốt 75 năm qua, Đảng ta luôn khẳng định vai trò lãnh đạo của mình đối với quân đội nói riêng và lực lượng vũ trang [LLVT] nói chung. Tuy hệ thống tổ chức đảng trong quân đội có lúc thay đổi theo nhiệm vụ, nhưng về quan điểm lãnh đạo của Đảng đối với quân đội luôn luôn nhất quán đó là: Đảng lãnh đạo QĐND Việt Nam và Công an nhân dân [CAND] Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; sự lãnh đạo của Đảng được tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Đảng quyết định những vấn đề cơ bản xây dựng QĐND và CAND trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [XHCN], giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tham gia xây dựng đất nước. Nhà nước thống nhất quản lý đối với quân đội, công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Đảng lãnh đạo quân đội tuyệt đối có nghĩa là không nhường quyền lãnh đạo cho bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào khác. Đảng lãnh đạo quân đội trực tiếp về mọi mặt nghĩa là Đảng lãnh đạo quân đội bằng hệ thống tổ chức của Đảng trong quân đội, không thông qua bất kỳ một bộ phận, khâu trung gian nào; Đảng lãnh đạo toàn diện các mặt công tác, các nhiệm vụ mà quân đội thi hành.

Để tăng cường vai trò lãnh đạo của mình, Đảng đã tổ chức ra hệ thống tổ chức của Đảng trong quân đội. Về mặt hình thức, hệ thống tổ chức của Đảng được tổ chức theo hệ thống dọc từ Quân ủy Trung ương cho đến chi bộ. Trong Điều lệ Đảng được Đại hội XI của Đảng thông qua, tại các điều: 25, 26, 27 đã quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Đảng trong quân đội. Bên cạnh đó, Ban Bí thư đã ban hành các quy định về tổ chức đảng, về cơ quan chính trị; Quân ủy Trung ương quy định về tổ chức cơ sở đảng trong QĐND Việt Nam cũng rất rõ ràng. Nhất là từ năm 2005, Đảng ta thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong QĐND Việt Nam theo Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 20-7-2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX [thực hiện chính thức từ ngày 19-5-2006] thì sự cụ thể hóa những vấn đề cơ bản về xây dựng Đảng và tổ chức lãnh đạo của Đảng trong quân đội được quy định trong Điều lệ Đảng càng trở nên rõ ràng và chặt chẽ. Các quy định đó còn thể hiện sự quán triệt tinh thần đổi mới trong công tác tổ chức và cán bộ, đổi mới phong cách làm việc, thể hiện ý chí giữ vững nguyên tắc tổ chức và lãnh đạo của Đảng đối với quân đội mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra.

1.1 Chức năng của Đảng

Điều 25 Điều lệ đảng quy định về chức năng của đảng như sau

- Đảng lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; sự lãnh đạo của Đảng được tập trung thống nhất vào Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Đảng quyết định những vấn đề cơ bản xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tham gia xây dựng đất nước. Nhà nước thống nhất quản lý đối với Quân đội, Công an và sự nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam hoạt động theo Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Các ban của cấp uỷ đảng theo chức năng giúp cấp uỷ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác xây dựng Đảng và công tác quân chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam.

1.2 Nhiệm vụ của Đảng

Điều 26 quy định nhiệm vụ của Đảng như sau

- Quân uỷ Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định, gồm một số Ưỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Quân đội và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đồng chí Tổng Bí thư là Bí thư Quân uỷ Trung ương.

- Quân uỷ Trung ương nghiên cứu đề xuất để Ban Chấp hành Trung ương quyết định những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng; lãnh đạo mọi mặt trong Quân đội.

- Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên của Quân uỷ Trung ương. Ở mỗi cấp có cơ quan chính trị và cán bộ chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị dưới sự lãnh đạo của câp uỷ đảng cùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên.

- Quân uỷ Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định, gồm một số Ưỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Quân đội và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đồng chí Tổng Bí thư là Bí thư Quân uỷ Trung ương.

- Quân uỷ Trung ương nghiên cứu đề xuất để Ban Chấp hành Trung ương quyết định những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng; lãnh đạo mọi mặt trong Quân đội.

- Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên của Quân uỷ Trung ương. Ở mỗi cấp có cơ quan chính trị và cán bộ chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị dưới sự lãnh đạo của câp uỷ đảng cùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên.

1.3 Tổ chức của Đảng trong Quân đội và công an Nhân dân

Điều 27 Điều lệ Đảng quy định

- Cấp uỷ đảng trong bộ đội chủ lực và bộ đội biên phòng ở cấp nào do đại hội cấp đó bầu, lãnh đạo các đơn vị thuộc cấp mình về mọi mặt; trường hợp đặc biệt do cấp uỷ cấp trên chỉ định.

- Đảng uỷ quân khu gồm các đồng chí công tác trong đảng bộ quân khu do đại hội cùng cấp bầu và các đồng chí bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trên địa bàn quân khu được chỉ định tham gia; lãnh đạo thực hiện nghị quyết của cấp trên, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; phối hợp với cấp uỷ địa phương thực hiện đường lối, chính sách của Đảng trong quân khu.

- Tổ chức đảng quân sự địa phương ở cấp nào đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ địa phương cấp đó về mọi mặt, đồng thời chấp hành nghị quyết của đảng uỷ quân sự cấp trên về nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và công tác quân sự địa phương. Cơ quan chính trị cấp trên phối hợp với cấp uỷ địa phương chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng trong lực lượng vũ trang địa phương.

- Đảng uỷ quân sự tỉnh, thành, huyện, quận, thị xã gồm các đông chí công tác trong đảng bộ quân sự địa phương do đại hội cùng cấp bầu, đồng chí bí thư cấp uỷ địa phương và một sô đông chí ngoài đảng bộ quân sự địa phương được cấp uỷ địa phương chỉ định tham gia. Đồng chí bí thư cấp uỷ địa phương trực tiếp làm bí thư đảng uỷ quân sự cùng cấp.

Tổ chức Đảng công an nhân dân quy định tại điều 29 Điều lệ Đảng

- Tổ chức đảng công an nhân dân địa phương cấp nào đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của cấp uỷ cấp đó, đồng thời chấp hành nghị quyết của đảng uỷ công an cấp trên về giữ gin an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; lãnh đạo xây dựng lực lượng công an nhân dân ở địa phương và xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh.

- Đảng uỷ công an tỉnh, thành, huyện, quận, thị xã do đại hội đảng bộ cùng cấp bầu.

2 Hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội

Hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội gồm Quân uỷ Trung ương và Đảng bộ quân sự các cấp. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam là Bí thư Quân uỷ Trung ương. Quân uỷ Trung ương còn có Phó Bí thư và các Uỷ viên do Bộ Chính trị chỉ định, gồm một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam công tác trong quân đội và một số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam công tác ngoài quân đội. Các cấp uỷ đảng từ cấp trực thuộc Quân uỷ Trung ương đến cấp cơ sở do các đại hội đảng cùng cấp bầu.

Quân uỷ Trung ương nghiên cứu đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng; kế hoạch phòng thủ đất nước; phương hướng và biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân; cơ chế lãnh đạo của đảng với Quân đội nhân dân. Quân uỷ Trung ương có trách nhiệm phối hợp và hướng dẫn các cấp uỷ trực thuộc Trung ương thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về quân sự, quốc phòng. Quân uỷ Trung ương trực tiếp lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện, xây dựng các tổ chức đảng trong quân đội trong sạch, vững mạnh. Thông qua các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị, Quân uỷ Trung ương bảo đảm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Quân uỷ Trung ương thực hiện chế độ quyết định tập thể đối với vấn đề lớn như chủ trương, chương trình, kế hoạch thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các biện pháp xây dựng quân đội, quyết định các vấn đề về công tác cán bộ trong quân đội. Quân uỷ Trung ương chỉ đạo Tổng cục Chính trị và thông qua Tổng cục Chính trị chỉ đạo các Đảng bộ và hệ thống chính uỷ, chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị nhằm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đủ khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Hệ thống cơ quan chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có Tổng cục Chính trị và các cục, phòng và ban chính trị ở các đơn vị. Tổng cục Chính trị chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và trực tiếp, thường xuyên là của Quân uỷ Trung ương. Căn cứ nghị quyết, chỉ thị của Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, mệnh lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị đề xuất với Quân uỷ Trung ương các chủ trương, biện pháp, kế hoạch tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cấp trong toàn quân thực hiện. Các cơ quan chính trị trong quân đội tiến hành giáo dục bồi dưỡng đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo hướng dẫn xây dựng các đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; hướng dẫn các đơn vị đấu tranh với các luận điệu chiến tranh tâm lý; phối hợp với các cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa phương tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

Chính uỷ, chính trị viên là cán bộ chủ trì về chính trị ở các cấp. Từ cấp đại đội đến cấp tiểu đoàn và tương đương có chính trị viên. Từ cấp trung đoàn đến cấp quân khu và tương đương có chính uỷ. Chính uỷ, chính trị viên chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp uỷ cấp mình về toàn bộ các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị; có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức tiến hành các nội dung công tác đảng, công tác chính trị theo chức trách, nhiệm vụ đồng thời tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác của đơn vị.

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Công Ty Luật Minh Khuê xin cảm ơn!!

Video liên quan

Chủ Đề