Vì sao bạn muốn nhận công việc này

Vì sao anh/chị muốn tìm kiếm một công việc mới?

Không nên: Ông chủ cũ của tôi là một người ngu xuẩn và khách hàng là những kẻ khó tính.

Lời khuyên: Không được nói xấu nơi làm việc cũ mà hãy nói về nguyện vọng của bản thân.

Nên: Tôi muốn được tiến xa hơn nữa điều mà tôi có khả năng làm được hơn những gì tôi đang có. Tôi muốn tìm kiếm những thách thức mới, điều mà sẽ cho tôi cơ hội để sử dụng những kỹ năng của mình giúp cho ông chủ tương lai của tôi phát triển hơn trong kinh doanh.

Vì sao anh/chị muốn làm việc cho chúng tôi?

Không nên: Tôi là một người đầy năng lực, không ai dể dàng tuyển được tôi.

Lời khuyên: Trước khi đến cuộc phỏng vấn, hãy tìm hiểu thông tin Website của công ty đó nhiều hơn những gì bạn biết. Khi trả lời câu hỏi này, tập trung vào tâng bốc một hay hai điểm mạnh của công ty để giải thích cho lý do vì sao bạn muốn làm việc cho công ty đó.

Nên: Khi tôi đọc được những thông tin trên website của công ty ông tôi thực sự nảy ra nhiều sáng tạo. Tôi cũng được ấn tượng bởi những sự kiện nổi bật và  sự phát triển trong những năm qua của công ty ông. Những thành quả mà công ty ông đã đạt được, những sản phẩm của công ty ông chiếm đa số trên thị trường và rất được ưa chuộng. Đó thực sự là một điều rất đáng tự hào.

Vì sao anh/chị lại thay đổi nhiều công việc như vậy?

Không nên: Tôi rất nhanh chán việc.

Lời khuyên: Đưa ra những lý do hợp lý [thường xuyên di chuyển chỗ ở, thay đổi mục tiêu cá nhân…]. Nhưng tập trung vào việc bạn đã tìm thấy một vị trí làm việc lâu dài ngay lúc này.

Nên: Khi tôi mới bắt đầu bước vào thị trường lao động, tôi quyết định sẽ làm nhiều công việc để trang bị thật kỹ những kỹ năng và kinh nghiệm cho một công việc theo đúng chuyên môn của mình. Theo cách đó, tôi đã làm nhiều công việc khác nhau, nhưng chúng đều liên quan với nhau, bổ xung cho nhau và nhắm tới nhiều lối đi. Đến nay tôi có thể chắc chắc rằng tôi đã tìm thấy lối đi đúng cho một tương lai lâu dài. Ngay lúc này tôi đã có được một nền tảng vững chắc về chuyên môn của mình, và đó chính là lý do vì sao tôi lại có mặt ở đây trong ngày hôm nay.

Đâu là thế mạnh của anh/chị?


Không nên: Tôi có thể làm được mọi điều ngay cả việc đóng một bộ mặt nghiêm túc trong lúc nói dối.

Lời khuyên: Đưa ra 3 hoặc 4 mặt tích cực của bạn. Kể cho họ nghe về những hiểu biết vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Đưa ra vài ví dụ về những thành quả mà bạn đã đạt được.

Nên: Tôi có thể nhận biết được mọi khía cạnh của vấn đề dù là chi tiết nhất, tôi có thể nắm bắt kịp những vấn đề then chốt hay nhận ra những say lầm trước khi chúng xảy ra. Khi tôi còn làm việc cho công ty ABC, tôi đã giúp công ty họ ngăn ngừa được một số thảm họa thậm chí những vấn đề đó không phải là trách nhiệm của tôi. Tôi rất vui vì có thể áp dụng kỹ năng đó cho mọi phương cách mà tôi cảm thấy phù hợp cho công ty này.

Vì sao anh/chị muốn chúng tôi tuyển dụng anh/chị?

Không nên: Vì tôi cần tiền.

Lời khuyên: Câu hỏi này là cơ hội để bạn lặp lại những kỹ năng của bạn có thể phù hợp với vị trí mà họ đang đăng tuyển.

Nên: Khi tôi đọc mẫu tuyển dụng của ông trên báo, tôi không thể hình dung ra được rằng những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của tôi lại phù hợp với vị trí công việc mà bên ông đăng tuyển đến như vậy. Ngay lúc này tôi có thể nói với ông rằng, tôi đã được học rất nhiều về những điều mà bên ông cần, thậm chí tôi có thể chắc chắn rằng tôi rất phù hợp ví vị trí ấy. Tôi có thể đem đến những phương cách đúng đắn để đưa công ty ông tiến xa hơn nữa và vượt quá sự mong đợi của ông bởi tôi có nhiều kinh nghiệm làm việc.

Đâu là những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu lâu dài của anh/chị?

Không nên: Cho đến lúc này tôi thấy buồn nôn cho tôi, những mục tiêu ngắn hạn của tôi là làm sao thành công trong cuộc phỏng vấn này. Còn mục tiêu lâu dài, tôi hy vọng tôi sẽ có được công việc làm ít nhất trong hai năm để không phải trở thành một người ăn bám.

Lời khuyên: Nhiều nhà tuyển dụng hay hỏi câu hỏi này vì họ muốn biết bạn có nhìn ra được những mục tiêu lâu dài của họ hay không hay đơn giản hơn là những mục tiêu ngắn hạn? Những nhà tuyển dụng khác muốn xem xét khả năng của bạn có thể vạch ra những kế hoạch trong tương lai hay không.

Nên: Đối với mục tiêu ngắn hạn, tôi muốn tìm kiếm một vị trí mà ở đâu tôi cũng có thể xây dựng một lượng khách hàng lớn, hay tiếp tục có cơ hội hợp tác lại với những khách hàng cũ mà tôi từng quen biết. Mục tiêu lớn của tôi là muốn xây dựng mối quan hệ với những khách hàng có thể hợp tác lâu dài, liên tục trong nhiều năm. Đối với mục tiêu dài hạn, tôi muốn tự mình đứng ra tổ chức các cuộc tập huấn nhiều hơn nữa cho công ty, bằng sự kết hợp giữa kinh nghiệm và học vấn của tôi liên tục trong vài năm tới.

Và bây giờ bạn biết câu trả lời nào là đúng hay không đúng trong cuộc phỏng vấn rồi chứ, đừng ngạc nhiên nếu câu hỏi kế tiếp của nhà tuyển dụng hỏi bạn là “ Khi nào anh bắt đầu?” thì xin chúc mừng bạn.

  • Tại sao bạn quan tâm tới Công ty chúng tôi?
  • Tại sao bạn quan tâm tới Vị trí công việc này?

Bạn nên chuẩn bị câu trả lời cho hai câu hỏi này để có được một cuộc phỏng vấn trọn vẹn nhất.

1. Tại sao bạn quan tâm tới công ty?

Một câu trả lời tốt sẽ chứng mình bạn có một sự chuẩn bị chu đáo trước khi tham dự buổi phỏng vấn. Bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao về sự hiểu biết về công ty cũng như các lĩnh vực hoạt động tại công ty. Để làm được điều đó, bạn cần phải “làm bài tập về nhà” để bạn có thể xác định nguyên nhân cụ thể tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty.

Bạn có thể tham khảo một số “lý do” mà Việt CV đề cập dưới đây

  • Công ty có uy tín cao
  • Danh tiếng của các nhà lãnh đạo chủ chốt
  • Cảm thấy hứng thú với các sản phẩm / dịch vụ
  • Ngưỡng mộ các sáng kiến công ty [chiến dịch tiếp thị, sự tham gia của cộng đồng, các chương trình đào tạo]
  • Giải thưởng mà công ty đạt được
  • Triết lý quản lý Công ty
  • Giá trị công ty
  • Sự tăng trưởng của công ty

Bạn có thể đưa ra một lý do thực tế khác như: “ Công ty rất gần nhà của tôi” nhưng lưu ý đây không phải là một lý do hoàn hảo để có thể trình bày với nhà tuyển dụng đâu nhé! [Trừ khi bạn đang muốn troll]

Một số lỗi thường gặp khi trả lời câu hỏi này

  • Bạn trả lời với những gì đã chuẩn bị sẵn và sử dụng nó trong mọi cuộc phỏng vấn với những công ty khác nhau. Chả ai muốn mình giống như những số đông khác phải không nào? Việt CV tin rằng bạn cũng thế. Vì vậy một số câu trả lời chung chung như: “ Đó là một công ty tuyệt vời và tôi thích làm việc tại đó” nghe có vẻ hấp dẫn và thú vị nhưng nó không phải là câu trả lời khiến nhà tuyển dụng ghi nhớ và cảm thấy tin cậy đâu nhé!
  • Song song với đó, một câu trả lời với thái độ hờ hững có thể làm cho nhà tuyển dụng băn khoăn rằng bạn có thật sự mong muốn làm việc tại công ty này hay không. Nếu bạn muốn thuyết phục người phỏng vấn rằng bạn đang hào hứng khi được làm việc cho công ty thì nên tránh một câu trả lời như: “Tôi nghe nói có một số vị trí đang cần nhân sự, vì vậy tôi ở đây.”. Nghe thật trớ trêu!

Mẫu trả lời 1: “Vâng, danh tiếng JP Morgan chắc chắn là một yếu tố. Tôi có thể tự hào để làm việc cho một công ty với một lịch sử lâu dài và luôn đứng trong top những doanh nghiệp đáng mơ ước.

Ngoài ra, một người bạn tốt của gia đình tôi đã làm việc tại công ty tài chính JP Morgan trong hai năm qua và ông nói với tôi rằng công ty rất hỗ trợ việc học tập và phát triển trong công việc.”

Trong trường hợp này, các ứng cử viên được phỏng vấn tại một công ty rất nổi tiếng. Trong một tình huống như thế này, các ứng cử viên có xu hướng trả lời, “Vâng, đó là JP Morgan rất nổi danh và tôi muốn làm việc cho nó. “Trong thị trường việc làm hiện nay, điều đó sẽ không đủ để đặt bạn cao hơn các ứng cử viên khác cho dù hồ sơ của bạn có tốt đến mức nào.

Câu trả lời mẫu này chỉ đề cập đến thương hiệu và lịch sử của công ty, nhưng cũng chứng minh rằng các ứng cử viên đã dành thời gian để làm một số nghiên cứu bổ sung về công ty. Câu trả lời tiếp tục nhấn mạnh sự quan tâm của ứng viên sẽ làm việc chăm chỉ và phát triển trong công việc nếu được nhận.

Mẫu trả lời 2: “Tôi thấy một bài viết trên Business Week nói về giám đốc điều hành mới của công ty – John Jacobs, và công ty đã tập trung vào việc đổi mới công nghệ. Tôi tự nhận xét mình là một người sáng tạo và tôi rất thích làm việc cho một tổ chức hàng đầu của ngành công nghiệp tương lai “.

Trong trường hợp này, ứng cử viên tìm thấy một bài viết về Giám đốc điều hành của công ty mới và trích dẫn nó làm cho ứng viên có vẻ thông minh, có sự chuẩn bị, và quan tâm tới công ty

2. Tại sao bạn quan tâm công việc này?

Bạn nghĩ chỉ cần chứng minh việc bạn yêu thích công ty này là đủ? Bạn cũng phải chuẩn bị để nói về vị trí mà bạn ứng tuyển. Bạn phải chứng minh rằng bạn là người hoàn toàn phù hợp cho CÔNG VIỆC NÀY tại chính CÔNG TY NÀY.

Vì vậy, hãy tự hỏi: Điều gì hấp dẫn bạn ở công việc này? Tại sao bạn lại ứng tuyển khi đọc mô tả công việc này?

Những sai lầm phổ biến

  • Tôi thường so sánh việc phỏng vấn với việc hẹn hò, chắc hẳn không ai muốn nghe câu: “Tôi muốn đi chơi và thật may là bạn ở đó.” Việc phỏng vấn cũng vậy. Để thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng bạn phải thể hiện rõ công việc này là phù hợp và bạn đã mong muốn để làm nó.
  • Một câu trả lời chung chung mà bạn có thể áp dụng cho bất kỳ vị trí nào đồng nghĩa bạn từ bỏ việc làm mình trở nên thật nổi bật
  • Ngược lại, một câu trả lời mập mờ cho thấy bạn không hiểu rõ công việc. Nếu bạn không hiểu được tất cả những yêu cầu trong bản mô tả công việc thì hãy dành 1 khoảng thời gian nào đó để xem xét đến khi bạn thực sự hiểu rõ.

Mẫu trả lời:

“Tôi cảm thấy rằng những vị trí công việc trước đây mà tôi đảm nhiệm khiến cho tôi phù hợp với những yêu cầu mà công việc đưa ra. Ngoài ra, vị trí này thật sự làm tôi kích thích vì tôi thích những ý tưởng phát triển các sản phẩm phần mềm tiên tiến và tôi biết tôi có thể tạo ra kết quả từ những ngày đầu tiên làm việc. “

Câu trả lời vừa thể hiện khả năng rao bán bản thân cũng như trả lời hết những điều mà ứng viên cảm thấy thích ở công việc. Dẫn chứng là ứng viên đã nêu ra những kinh nghiệm phù hợp với công việc. Đừng ngần ngại trước việc nêu ra nêu ra bạn muốn công việc này đến nhường nào. Hãy thể hiện sự nhiệt tình và cuối cùng, ứng cử viên đã kết thúc tốt đẹp bằng cách hứa hẹn rằng ứng viên có thể cung cấp kết quả ngay lập tức.

Mẫu trả lời:

 “Vâng, tôi có sự tôn trọng lớn cho các sản phẩm phần mềm của công ty và tôi rất vui lòng với cơ hội làm việc với công ty. Đồng thời, tôi có những người bạn trong ngành công nghiệp đã nói với tôi về sự tôn trọng của công ty đối với nhân viên và cách công ty tạo ra một môi trường làm việc tuyệt vời. Tôi nghĩ rằng cách làm việc chủ động của tôi sẽ phù hợp với công ty. Đặc biệt là trong vai trò đặc biệt này “

Câu trả lời mẫu này đã giải quyết cả về vấn đề công ty và cả vị trí công việc. Ứng viên khen ngợi các sản phẩm, các nhân viên, và môi trường làm việc. Sau đó ứng viên này nói về cách phong cách làm việc của mình sẽ phù hợp tốt với công ty.

Việt CV

14,749 người xem

Video liên quan

Chủ Đề