Tại sao xiêm không trở thành thuộc địa

Chi tiết Chuyên mục: Bài 4: Các nước Đông Nam Á [Cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX]

- Chính sách đối ngoại "mềm dẻo" [ Chính sách ngoại giao "ngọn tre"].

- Trước sự xâm nhập của các nước phương Tây, Xiêm đã chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

Xiêm liên tiếp kí các hiệp ước hữu nghị và thương mại với các nước phương Tây: năm 1826 kí với Anh, 1833 với Mỹ, 1907 với Pháp.....

- Xiêm còn biết lợi dụng mấu thuẫn giữa các cường quốc để họ tự kiềm chế nhau.VD: dựa vào thế lực của Hà Lan để chống lại thế lực đang lớn mạnh của Bồ Đào Nha. Nhưng khi thế lực của Hà Lan ngày càng cho phối mạnh mẽ ở Xiêm thì họ lại dựa vào Anh để chống Hà Lan...

- Cải cách ở Xiêm cuối thế kỉ XIX của Ra-ma V

Cuối thế kỉ XIX, vua Rama V tiến hành cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự......Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

- Vị trí “nước đệm” của Xiêm

Từ 1858-1893, Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó Anh chiếm được Ấn Độ và Miến Điện. Xiêm đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh-Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp.

- Trong bối cảnh chung của châu Á, Xiêm nhờ đó mà thoát khỏi thân phận thuộc địa giữ được độc lập.

[Nguồn: Câu 3 trang 26 sgk Sử 11:]

Câu 3: Vì sao Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước Phương Tây?


Cuối thế kỉ  XIX hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa, chỉ có Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước Phương Tây. Sở dĩ như vậy là bởi vì: 

  • Thứ nhất, Xiêm chính là nơi để  Pháp và Anh tranh giành ảnh hưởng.
  • Thứ hai, nhờ chính sách mềm dẻo của vua Rama V cùng với các tiến bộ trong nước trên các lĩnh vực. Cụ thể, Xiêm biết tiếp cận với văn hóa cũng như các thành tựu khoa học – kĩ thuật, quân sự của Phương Tây.
  • Thứ ba, Xiêm có những chính sách ngoại giao rất khôn khéo, nên Xiêm chỉ là vùng đệm của các đế quốc.

=> Mặc dù Xiêm là nước duy nhất không phải là thuộc địa, tuy nhiên trên thực tế Xiêm vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào các nước Phương Tây.


Trắc nghiệm lịch sử 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á [Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX] [P2]

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 24, 25 để lí giải. 

Lời giải chi tiết

Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây, vì:

- Nhờ những chính sách cải cách của Ra-ma V.

+ Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục,…

+ Các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng "mở cửa". Chính cuộc cải cách này đã giúp Xiêm hòa nhập vào sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản thế giới.

- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo".

+ Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước.

+ Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp.

+ Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc [vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai] để giữ gìn chủ quyền của đất nước.

Vào cuối thế kỉ XIX hầu hết các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của các nước phương Tây. Duy lúc bấy giờ chỉ có Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của các nước Phương Tây.

Vì sao Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây là câu hỏi nhiều độc giả quan tâm thắc mắc. Luật Hoàng Phi xin đưa ra nội dung để giải đáp mời các bạn tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Xiêm giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Vào giữa thế kỷ XIX cung như các nước Đông Nam Á khác vương quốc Xiêm đứng trước sự đe dọa của các nước phương Tây, trước tiên là Anh và Pháp. Những năm 1885 – 1886 Anh đã chiếm Miến Điện, Pháp chiếm Việt Nam [1884] và Camphuchia [1884]. Cả Anh và Pháp đều muốn chiếm Xiêm. Xiêm đứng trước nguy cơ mất nước. Nhưng Pháp và Anh không dễ gì có thể nuốt trôi được Xiêm. Do đó, Anh Pháp hòa giải và biến Xiêm thành nước trung lập.

Năm 1752, triều đại Ra-ma được thiết lập theo đuổi chính sách đóng cửa, ngăn cản thương nhân và giáo sĩ phương Tây vào Xiêm. Đến thời vua Mông-kut [Ra-ma IV, trị vì năm 1851 đến năm 1868] chủ trương mở cửa buôn bán với bên ngoài, lợi dụng sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập của đất nước. Ra-ma IV là vua Xiêm đầu tiên giỏi tiếng Anh, tiếng Latinh, nghiên cứu và tiếp thu nền văn minh phương Tây, tiếp xúc với các nhà truyền giáo Âu-Mĩ và đặc biệt chú ý đến đường lối đối ngoại của Vương quốc.

Năm 1868, Chu-la-long-con lên ngoi [Ra-ma V trị vì từ năm 1868 đến năm 1910]. Là người uyên bác, hấp thụ văn hóa phương Tây, tiếp nối chính sách cải cách của vua cha, Ra-ma V đã thực hiện nhiều chính sách cải cách.

+ Ông ra lệnh xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động để họ được tự do làm ăn sinh sống; đồng thời xóa bỏ cho nông dân nghĩa vụ lao dịch 3 tháng trên các công trình nhà nước, giảm nhẹ thuế ruộng. Những biện pháp trên đã có tác dụng tích cực đối với sản xuất nông nghiệp: nâng cao năng suất lúa, tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu; việc xuất khẩu gỗ tếch cũng được đẩy mạnh.

Nhà nước khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh công thương nghiệp, xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo, nhà máy cưa, mở hiệu buôn bán và ngân hàng.

Năm 1890, ở Băng Cốc có 25 nhà máy xay xát, 4 nhà máy cưa, đường xe điện được xây dựng sớm nhất Đông Nam Á [1887].

Năm 1892, Ra-ma V đã tiến hành hàng loạt cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây về hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục…, tạo cho nước Xiêm một bộ máy mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.

+ Về chính trị ông ra lệnh cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây. Đứng đầu nhà nước vẫn là vua. Ngoài ra giúp việc cho vua có hội đồng nhà nước [nghị viện]. Chính phủ có 12 bộ trưởng.

+ Về quân đội Chu-la-long-con lên ngôi xây dựng tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.

+ Xã hội xóa bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.

Từ những phân tích tình hình của Xiêm thời gian từ giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã trả lời cho câu hỏi Vì sao Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.

Những chính sách cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quân sự, giáo dục…và các chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng “mở cửa”. Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa và giữ được chủ quyền độc lập.

Không chỉ vậy, trong đối ngoại Chu-la-long-con thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo. Chủ động mở cửa với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó Xiêm cũng lợi dụng vào sự kiềm chế lẫn nhau giữa các nước tư bản để bảo vệ nền độc lập và vị trí vùng đệm giữa các đế quốc Anh, Pháp.

Nhờ có vậy Xiêm đã giữ được nền độc lập và giúp Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Xiêm tưự do và không trở thành thành thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Vì sao Xiêm là nước duy nhất không trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây? đến bạn đọc.

Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề