Tăng phô điện tử là gì năm 2024

Chấn lưu hay còn gọi là tăng phô, là một thiết bị điện dùng để giới hạn dòng điện chạy trong mạch điện.

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của chấn lưu là trong đèn huỳnh quang, dùng để giới hạn dòng điện không quá cao đến mức có thể làm hỏng bóng đèn.

Chấn lưu có hai loại là chấn lưu điện cảm và chấn lưu điện tử.

Cấu tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Chấn lưu điện cảm[sửa | sửa mã nguồn]

Tăng phô điện tử là gì năm 2024
Hình ảnh một chấn lưu điện cảm

Chấn lưu điện cảm thực chất là một cuộn dây có độ tự cảm lớn, cấu tạo gồm một cuộn dây quấn quanh một lõi sắt.

Chấn lưu điện tử[sửa | sửa mã nguồn]

Khác với chấn lưu điện cảm, chấn lưu điện tử sử dụng linh kiện điện tử, trong mạch chấn lưu điện tử vẫn có cuộn dây nhưng nhỏ hơn rất nhiều.

Tăng phô điện tử là gì năm 2024
Một mạch chấn lưu điện tử,sử dụng IC chỉnh lưu, dùng 2 transistor tạo dao động,...

Nguyên tắc hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Chấn lưu điện cảm[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đóng khóa điện, lúc này chưa có dòng chảy qua mạch đèn ống, mức áp 220V của nguồn AC sẽ áp lên starter và tạo hiện tượng phóng điện trong starter. Dòng điện chảy qua mạch starter có 2 tác dụng:

  • Nó qua sợi nung trong ống và làm nóng khí thủy ngân trong đèn, tạo điều kiện kích mồi ở mức volt thấp.
  • Nó chảy qua cuộn chấn lưu và nạp một điện lượng dự trữ trong cuộn chấn lưu. Ngay khi 2 lá kim giãn nở chạm vào nhau,lúc này ngưng hiện tượng phóng điện sẽ làm cho 2 lá kim nhả ra, nó tác dụng như sự ngắt nguồn nhanh và ngay lúc này từ 2 đầu của cuộn chấn lưu sẽ phát ra điện áp ứng có mức áp vài trăm volt, mức áp này đủ cao này và sẽ làm sáng đèn huỳnh quang. Khi khí thủy ngân trong đèn huỳnh quang đã ở trạng thái plasma thì nó liên tục tạo ra dòng ion chảy qua đèn và đèn có tính ổn áp, nó giữ khoảng 120V và điều này sẽ làm tắt hiện tượng phóng điện trong starter. Trạng thái Plasma của hơi thủy ngân trong ống sẽ phát ra rất giàu tia cực tím, tia cực tím tác kích vào lớp bột trên vách đèn, nó được đổi ra dạng ánh sáng trắng.

Chấn lưu điện tử[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với chấn lưu điện tử, nó hoạt động theo cách khác. Đầu tiên, dòng điện xoay chiều được chỉnh lưu thành điện một chiều, sau đó được lọc san phẳng bởi tụ điện.Dòng điện được san phẳng này sẽ được đưa đến phần tạo dao động do transistor hoặc IC đảm nhận, sau khi qua mạch này sẽ tạo ra dòng điện có xung tần số khá cao khoảng vài chục kHz. Cuối cùng, dòng điện tần số cao này được nối với một cuộn dây (đóng vai trò như một chấn lưu), rồi tới bóng đèn.

Chức năng, ứng dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Chấn lưu có ba công dụng chính:

  • Cung cấp điện thế khởi động một cách chính xác bởi vì đèn cần điện thế khởi động lớn hơn điện thế làm việc.
  • Làm hợp điện thế nguồn về giá trị điện thế làm việc của đèn.
  • Hạn chế dòng để tránh đèn bị hỏng bởi vì khi hồ quang xuất hiện thì tổng trở của đèn sẽ giảm (hiệu ứng điện trở vi phân âm).

Đối với chấn lưu điện tử thì tốt hơn so với chấn lưu điện cảm: tiết kiệm điện hơn, tuổi thọ của bóng đèn lâu hơn, ổn định hơn nên nó đã được ứng dụng rộng rãi.

Chấn lưu điện tử thường cung cấp điện cho bóng đèn với tần số từ 20.000 Hz trở lên, thay vì tần số nguồn 50–60 Hz. Điều này làm giảm đáng kể hiệu ứng stroboscopic của flicker. Tần số đầu ra cao của chấn lưu điện tử tác động vào lớp phosphor trong bóng đèn huỳnh quang rất nhanh đến mức gần như không có nhấp nháy. Chỉ số flicker được sử dụng để đo sự nhấp nháy của ánh sáng nhìn thấy, khoảng từ 0,00 đến 1,00 với mức 0 cho thấy khả năng nhấp nháy thấp nhất và 1 cho thấy cao nhất. Đèn chạy bằng chấn lưu điện cảm có chỉ số nhấp nháy từ 0,04-0,07 trong khi chấn lưu điện tử có chỉ số nhấp nháy dưới 0,01. Do nhiều khí vẫn còn ion hóa trong dòng hồ quang, đèn hoạt động hiệu quả cao hơn khoảng 9% trên tần số 10 kHz. Hiệu quả của đèn tăng nhanh ở khoảng 10 kHz và tiếp tục cải thiện cho đến khoảng 20 kHz.

Tăng phô đèn huỳnh quang hoạt động khi các phân tử khí trong bóng đèn bị kích thích bởi dòng điện để phát ra ánh sáng, đóng vai trò bổ sung trợ kháng để đèn có thể chiếu sáng ổn định. Loại tăng phô này được sử dụng nhiều trong chiếu sáng, quảng cáo, nghệ thuật hoặc y tế.

Tăng phô điện tử là gì năm 2024

Tăng phô đèn LED

Tăng phô đèn LED sử dụng nguồn sáng LED với công suất lớn và được sản xuất với những tiêu chuẩn nghiêm ngặt để có thể sử dụng ngoài trời như đèn pha LED, đèn đường,.. mà không cần các thiết bị bảo vệ đi kèm

Xem thêm: Ngắn Mạch Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiện Tượng Ngắn Mạch

Nguyên lý hoạt động của tăng phô là gì

Tăng phô điện tử có rất nhiều loại thế nên nguyên lí hoạt động cũng rất khác nhau, tuy nhiên hầu hết đều làm việc theo các nguyên tắc như sau:

Tăng phô điện tử là gì năm 2024

Dựa vào sơ đồ mạch điện trên ta có thể dễ dàng thấy được mạch chỉnh lưu cung cấp điện áp 305 VDC được kí hiệu tụ hóa 10 MF + 4 x diod 4007.

Đồng thời khi đóng điện áp, chỉnh lưu qua 1M/222 tạo xung kích cho Q1. H1> 305v ( xung điện ), điện áp lúc này được nạp cho tụ tantaium 223 bằng cách đi qua 1M Ohm.

Khi đạt đến điện thế 30V thì diac 30 Dv10r dẫn thành 1 xung vfo B của Q2, làm điện trở dẫn mạnh, ở mạch kín T1 – T2 – đèn – 104 – 1 ohm – V+ có xung điện tại H = 305V.

Với cách bố trí này, hoạt động của Q1 và Q2 được được dao động từ 20- 50 KHz trong suốt thời gian cấp điện.

Xem thêm: MCB Là Gì? Cấu Tạo – Nguyên Lý Hoạt Động Của MCB

Khi bắt đầu khởi động T2 cộng hưởng với 472/2KV và biến áp lõi sắt bụi, cung cấpnguồn điện cho dòng điện xoay chiều từ 20- 50 KHz

Q1 = Q2 = 2SC 2331 hoặc 2335, hay K13003, K13005, có Vcebo = 700V trở lên. Có thể thêm các diod nối E-C và E-B để bảo vệ dòng ngược cho Q1 và Q2.

T1 là xuyến tròn D10mm, d2mm, f= 0,25, mỗi cuộn 3 vòng. T2 nếu là lõi không khí thì D= 10 mm, h= 20mm, số vòng 350 – 370, f= 0,25 mm (cỡ dây).

Chức năng của tăng phô là gì trong đèn huỳnh quang

Khi các bóng đèn huỳnh quang sử dụng tăng phô, ánh sáng của đèn sẽ được giữ ổn định, giúp đèn hoạt động hiệu quả và tiết kiệm điện hơn. Khi sử dụng cùng tăng phô, đèn cũng sẽ không xảy ra tình trạng nhấp nháy, kéo dài tuổi thọ của đèn.

Tăng phô điện tử là gì năm 2024

Cách đấu tăng phô trong đèn huỳnh quang

Để đấu tăng phô, bạn cần thực hiện lần lượt 5 bước sau:

Bước 1: Chọn loại tăng phô phù hợp với công suất đèn huỳnh quang đang sử dụng.

Bước 2: Ngắt nguồn điện. Tiến hành cắt dây nguồn và dây nối đèn huỳnh quang ra khỏi tăng phô cũ.

Bước 3: Quấn dây nguồn điện vào chân L và N của tăng phô. Sau đó, quấn dây nối với đèn huỳnh quang ở 2 chân Output trên tăng phô.

Bước 4: Kiểm tra các mối nối dây dẫn và cố định tăng phô ở vị trí an toàn. Cuối cùng bạn chỉ cần bật nguồn điện và kiểm tra hoạt động của đèn.