Thoát vị hoành bẩm sinh SlideShare

Thoát vị cơ hoành

Cơ hoành là một cấu trúc cân-cơ có hình vòm tạo thành vách ngăn, ngăn cách khoang ngực với khoang bụng

Thoát vị hoành bẩm sinh SlideShare

  Cơ hoành là một cấu trúc cân-cơ có hình vòm tạo thành vách ngăn, ngăn cách khoang ngực với khoang bụng. Sự hoàn chỉnh vách ngăn cơ hoành xảy ra vào tuần thứ 8 của thai kỳ. Sự thất bại trong quá trình phát triển của các nếp gấp phúc-phế mạc từ thời kỳ bào thai sẽ tạo ra khiếm khuyết trên cơ hoành. Khiếm khuyết này làm thông thương khoang ngực với khoang bụng. Khiếm khuyết thường xảy ra nhất là ở vùng sau, bên trái.

1. Thoát vị cơ hoành là một dị tật bẩm sinh thường thấy ở trẻ nhỏ

 - Là hiện tượng các tạng từ ổ bụng chui lên lồng ngực qua lỗ khuyết bẩm sinh thường ở vị trí lỗ sau và bên trái của cơ hoành. Tuỳ thuộc vào lỗ thoát vị to hay nhỏ mà các phủ tạng có thể chui lên lồng ngực như dạ dày, ruột non, lách. Những trẻ bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh thường có tổn thương phổi nặng nề

 - Bệnh thường chiếm tỉ lệ 1/12500 trẻ mới sinh ra, tỉ lệ tử vong là khoảng 30 – 50%.

Biểu hiện ở trẻ sơ sinh:

 - Có triệu chứng suy hô hấp ngay sau đẻ: Trẻ khó thở tím tái, thường thấy ngay từ nhịp thở đầu tiên, bụng lõm, ngực phồng. Nghe phổi rì rào phế nang cùng bên bị thoát vị giảm, tim bị đẩy sang bên đối diện, nghe thấy có tiếng nhu động ruột lên ngực. Nếu hồi sinh tim phổi bằng cách bóp bóng thì càng thấy trẻ tím hơn

Biểu hiện của trẻ ngoài giai đoạn sơ sinh:

Có thể có một trong các tình huống sau:

 - Viêm phổi tái phát nhiều thành từng đợt;

 - Khó thở;

 - Tắc ruột (bí trung, đại tiện, bú kém, nôn…);

 - Hoặc các dấu hiệu khi khám: nghe phổi thấy rì rào phế nang bên thoát vị giảm hơn bên lành, có tiếng nhu động ruột, ngực bên thoát vị phồng hơn, bụng lõm…

 Xét nghiệm phát hiện thoát vị:

 - Chụp Xquang: thấy hình hơi của ruột trên lồng ngực, tim bị đẩy sang bên đối diện, mất đường liên tục của vòm hoành, nếu chụp ngực có bơm cản quang vào dạ dày thì thấy dạ dày và ruột nằm trên lồng ngực

 - Siêu âm: sử dụng cho trường hợp thoát vị hoành bên phải không xác định được bằng lưu thông ruột, vòm hoành mất độ liên tục, gan nẳm trên cơ hoành.

 Thoát vị cơ hoành thường làm vùng phổi bị các tạng xâm lấn chèn ép cơ giới làm cho giảm sinh phổi. Nhưng các tiến bộ khoa học gần đây cho rằng sự giảm sinh phổi này còn đồng thời với sự thiếu hụt cơ hoành. Tỉ lệ tử vong vấn còn cao vì phổi vấn không được cải thiện mặc dù bệnh nhân đã được điêu trị đóng lỗ thoát vị. Bệnh được chỉ định cấp cứu ban đầu và vận chuyển với thở oxy qua mũi hoặc đặt nội khí quản, tránh bóp bóng qua mặt nạ, đặt sonde dạ dày. Hồi sức trước mổ tốt, đặc biệt trong trường hợp có suy hô hấp, lỗ thoát vị rộng. Mổ cấp cứu ngay khi có chẩn đoán xác định, để giải phóng phần tổ chức phổi bị giảm sinh càng sớm càng tốt.

2. Thoát vị cơ hoành ở người lớn:

 - Thường là thoát vị khe thực quản. Cơ hoành có ba lỗ mở chính và các lỗ nhỏ phụ để giúp cho thực quản, động mạch chủ và tĩnh mạch chủ trên “chui qua”. Sự thoát vị của dạ dày qua khe thực quản được gọi là thoát vị khe thực quản. Một trong những biểu hiện thường gặp nhất của thoát vị khe thực quản là hiện tượng trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản. Hiện tượng trào ngược này có liên quan đến một số yếu tố, trong đó có hoạt động của cơ thắt dưới thực quản.

 - Thoát vị khe thực quản xảy ra ở người trẻ tuổi có thể là thoát vị bẩm sinh, những thoát vị mắc phải thường gặp ở người lớn tuổi.

 - Nguyên nhân của thoát vị khe thực quản là do sự suy yếu màng ngăn thực quản (thoát vị mắc phải) hay một lổ khiếm khuyết của cơ hoành ở khe thực quản (thoát vị bẩm sinh).

 - Những thoát vị này thường không có dấu hiệu gì đặc biệt, thường một số trường hợp phần dạ dày thoát vị có thể tự xuống được hoặc không.

 - Bệnh thường được phát hiện tình cờ khi người bệnh chụp phổi hoặc nghĩ đến khi đi khám với triệu chứng của bệnh cảnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày thực quản: như khó thở, mệt mỏi, ăn chậm tiêu, nôn ói từng giai đoạn, rối loạn tiêu hoá…

 - Bệnh được điều trị bằng phấu thuật nhằm mục đích đưa phần tạng bị thoát vị phục hồi về vị trí cũ, khâu phục hồi lại lỗ thực quản cơ hoành. Bệnh thường có tiến triển tốt sau mổ.